Tôi ghét tướng số. Rất ghét. Năm tôi học lớp 8, có một ông đến nhà tôi chỉ thẳng mặt bảo “nhìn cái ót thằng này lớn lên làm tướng cướp”. Người ta gọi ổng là ông “Dũng lấy heo”, tức là ổng từng có một quá khứ chịch một con heo hay sao ấy. Tại sao một con người cấp tiến như vậy mà lại còn tin vào tướng số?
Đó cũng là lý do tôi không hiểu vì sao một người dường như rất mới như ông Nguyễn Văn Vĩnh lại vẫn còn hứng thú với tướng số. Ông từng viết một cuốn sách dạy xem chỉ tay tên là Những cái mầu nhiệm của bàn tay. Sự mê tín của Nguyễn Văn Vĩnh rõ ràng đến mức báo Phong Hóa đã mang nó ra để giễu ông không dưới hai lần. Nhưng ngặt nỗi, chính Khái Hưng, nòng cốt của Tự Lực Văn Đoàn, cũng là người quan tâm đến tướng số nốt. Theo một lời chứng kể lại những tháng cuối cùng của Khái Hưng ở nhà giam tại Nam Định, chính Khái Hưng ngồi xem tướng tay, tướng mặt cho các anh em trong trại, và xem rất giỏi. Việc những nhân vật lỗi lạc này thích tướng số làm tôi hơi khó chịu.
Năm nay tôi 28 tuổi, tất nhiên hãy còn khá sớm để kết luận lời tiên đoán của ông “Dũng lấy heo” là đúng hay sai. Nhưng có một điều vô cùng chắc chắn: Suốt 14 năm qua, chưa bao giờ tôi quên được cái câu tiên tri ấy. Nó để lại mầm mống ung thư trong óc một thằng nhóc mới lớn, vốn luôn ước mơ sẽ thành một người thành đạt giúp ích cho xã hội. 
Thử nghĩ xem, tự dưng có người nhảy vào nhà mình, nói là sau này mình sẽ giết cha và lấy mẹ ruột làm vợ thì cái đời này còn quái gì đáng sống nữa? Cũng như hồi lớp 5, tò mò đọc cuốn Diễn cầm tam thế, thấy bảo mình sống không quá 30 tuổi, hoặc đời mình rồi đây sẽ ra tù vào tội, hoặc sẽ nghèo đến mãn kiếp, thế thì sao không chết ngay bây giờ luôn đi cho đỡ khổ? Nghịch nỗi, cái xã hội đã đẻ ra những cuốn sách kiểu như vậy lại nguyền rủa chính những người tự tử. Họ muốn mình phải sống hết một đời khổ đau, nhẫn nhục, cam chịu thì mới vừa lòng.

Đọc thêm:

Một lần khác, vào năm thứ hai đại học, tôi đi du lịch Đà Lạt với mấy đứa bạn. Cả bọn dừng lại nghỉ chân ở một cái quán nọ, nơi có một ông lão xem chỉ tay và tướng số. Dù trong lòng đã lợn cợn, muốn đi ra xa, chả hiểu thế nào lại ngồi xuống luôn cho ông ấy xem. And you know, lúc ấy tôi mang một cái áo sơ mi in hình Bart Simpson, tóc cạo một bên để dài một bên, đeo thêm cái dog tag. Thế là ông già tóc bạc gương mặt hồng hào như ông tiên ấy mới phán thế này: “Mũi gãy trán dô gò má cao, tướng này là tướng tục, ăn nhiều, nói to nhưng ngu đần, học hành không cao, làm thương buôn thì có thể giàu”. WTF, bruh? Yeah, once again, I can never forget those words.
Tôi nghĩ là tôi bị BDD, tức là body dysmorphic disorder. Tôi nghĩ thôi, vì chưa bao giờ chẩn đoán nghiêm túc. Mà ở Việt Nam có chẩn đoán BDD sao? Trị liệu tâm lý là một thứ xa xỉ hoặc nhảm nhí hoặc cả hai. Rất có thể ở đó, lời khuyên vẫn là “đừng tự tử”. 
BDD của tôi đến từ những ảnh hưởng của một bà chị dành cả tuổi dậy thì để vuốt mũi những mong nó sẽ cao hơn lên (và cuối cùng bà ấy chọn phẫu thuật sau khi có đủ tiền, mỉa mai thay), từ việc dùng Grindr và thấy bản thân thường bị rejected (let’s face it, in the gay community, it’s all about the body), tất nhiên cùng hàng trăm sự việc khác từ bé đến lớn khiến tôi biết rằng trong một vở kịch, mình không bao giờ là một bạch mã hoàng tử, mà chỉ là thằng hầu dắt ngựa khiêng hành lý mà thôi. Life keeps failing me over and over. Đó là lý do mà tôi tìm đến body modification. Đó là lý do mà tôi nhuộm tóc, cạo trọc, xỏ khuyên, vân vân. Và cái ông tiên ở Đà Lạt ấy nói rằng toàn bộ những thứ tôi khoác lên người ấy chỉ để che đậy đi cái sự thật là tôi có một khuôn mặt rất tục, rất ngu độn. Đcm, nếu tôi mà đẹp thì tôi đếch cần đến cả mặc đồ nhé.
Nói với người lớn những điều này thật vô nghĩa. Họ tất sẽ bảo “đàn ông con trai mà, ngoại hình đâu quan trọng”. Oh, really? Ngoại hình không quan trọng thì Đức Phúc sửa sắc đẹp làm gì? Ngoại hình nam giới không quan trọng thì phim thần tượng Hàn, Trung, Thái làm ra cho ai xem? Rồi một đống thirst trap trên Tiktok mang lại cả trăm nghìn fans cho những cái bị thịt, nâng họ lên thành influencers nhận hợp đồng quảng cáo hàng chục triệu chỉ là một hiện tượng không thể giải thích à? Rồi việc nhẹ lương cao 18 triệu/lần, thay vì ngồi cày deadline muốn thoát vị đĩa đệm để nhận đồng lương bèo bọt, không phải cũng từ ngoại hình mà ra à? Tỷ lệ match trên Tinder không liên quan đến ngoại hình? Và các viện thẩm mỹ trên đường 3 tháng 2, đường Lê Hồng Phong mở ra để làm nail chắc? 
Và “chỉ cần tập gym là auto đẹp”. Sure, toàn bộ ngành công nghiệp fitness xoay quanh cái logic đó mà. Nhưng tại sao tôi lại phải vất vả đi tập mới đẹp trong khi người ta không cần tập vẫn đẹp? Luyện tập không thay đổi được chiều cao, không thay đổi được body type, endomorph, ectomorph, hay là mesomorph. Và luyện tập không thay đổi được việc bạn trở thành tướng cướp hay là “mũi gãy trán dô gò má cao”, okay? 
Photo: Ji Yeo

Đọc thêm:

Thôi bỏ đi, phàn nàn như thế này thật là pathetic. Tôi sẽ trở lại với câu chuyện tướng số. Có dạo tôi từng tranh cãi với thầy dạy vẽ của mình. Tôi bảo tướng số là một thứ không có cơ sở khoa học. Ông thầy bảo, nó có cơ sở, đó là sự đúc kết của rất nhiều thế hệ dựa trên quan sát thực tiễn của họ, rằng người có gương mặt như thế này thì sẽ có cuộc đời như thế nọ.
Alright, dễ hiểu thôi, hoàn toàn có thể thấy mối liên hệ ở đây: Nếu anh “râu hùm hàm én mày ngài” thì chỉ nhìn anh thôi, người ta cũng cảm thấy anh là người đáng tin, cương trực, ngời ngời chính khí. Còn nếu anh là một thằng “mũi gãy trán dô gò má cao” thì lẽ hiển nhiên là nếu người ta chịu nhẫn nại ngồi nghe anh trình bày, anh tất phải vận dụng đến lời nói, cử chỉ để mọi người thấy rằng trông anh như thế nhưng anh thực ra không phải như thế. Sự bất tiện này làm một số người vốn bi quan dần mất đi cảm giác chủ động và tự tin.
Không phải vì tâm đẹp nên tướng đẹp (this is in fact a bullshit idea), mà có khi ngược lại mới đúng, nếu tướng tôi đẹp thì tâm tôi cũng đẹp. Tôi sẽ cởi mở hơn với physical intimacy. Nếu tôi thấy một con mascot trong siêu thị, dù ở tuổi 28, tôi vẫn sẽ chạy lại ôm nó như ngày còn bé, đơn giản vì tôi vẫn thích sự êm ái.
Ki-taek: You said it. She's so naive and nice. She's rich but she's still nice.
Chung-sook: Not “rich but still nice." Nice because she's rich, you know? Hell, if I had all this money, I'd be nice too!
(Bong Joon-ho, Parasite, 2019)
Nhưng hình như cái quan niệm “tâm sinh tướng” ngu xuẩn này rất thịnh hành. Thực tế là nó đã được nuôi dưỡng từ cái thời ngày xửa ngày xưa. Tại sao cô Tấm thì được miêu tả là đẹp, còn mẹ con dì ghẻ lại xấu? Người tốt thì thường đẹp, người xấu thì lại nhiều mụn nhọt xấu xí, vân vân. Và phải chăng chính những câu chuyện cổ tích đã gieo vào đầu mình cái quan niệm “tâm sinh tướng”, khi mà rõ ràng không có một cơ sở nào cho nó hết? (Trừ Trương Chi, hẳn đó là lý do mà con nít không thấy truyện Trương Chi có gì hay. Và con nít thì có thể thẳng thắn và nghiệt ngã, chúng có thể chỉ thẳng mặt bạn và nói là: “chú xấu quá”, hoặc “mắt chú bị lé”. Và bố mẹ nó thì cười trừ “cháu nó còn nhỏ”).
Người ta có “tâm sinh tướng”. Rồi người ta lại đẻ ra “đức nhân thắng số”. Nhưng đó lại là một thứ bullshit khác. Nếu đức nhân thắng số thì tại sao Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Khái Hưng, hay Nguyễn Văn Vĩnh, mặc cho sự nhân đức của mình, cũng có một cái kết chết bờ chết bụi? Tử vi của ông Vĩnh không cứu được ông. Và liệu rằng khi Khái Hưng tự soi gương có bao giờ nghĩ rằng sinh mạng mình rồi sẽ kết thúc như thế? Thậm chí, những lời chứng kể lại đã cố tình “dìm hàng” L.T. như thế nào những ngày ông bị giam ở Độc Đăng Sơn. Nói là ông có mặt chuột, râu lưa thưa, phản ánh một tư cách xảo trá? Nhưng bây giờ thì sao? 
Nói đến đây lại nhớ mấy cái social experiment trai đẹp deluxe hugs và trai xấu free hugs xem thử ai nhiều hơn ai. Hay như chuyện hot girl giả dạng gái xấu để nhờ sự giúp đỡ của người qua đường. Tôi thậm chí từng cố tìm hiểu xem rốt cuộc sự tri nhận đẹp xấu của con người có cơ chế như thế nào? Một số bài báo nói rằng đó là phản ứng tự nhiên của não bộ với mức độ hài hòa cân đối của một vật thể. Nghĩa là quy sự cảm nhận cái đẹp vào yếu tố genetic. Còn phía những social activists thì quy nó vào yếu tố văn hóa, môi trường. Một số nhãn hàng và tạp chí thời trang muốn làm cho cái đẹp trở nên inclusive hơn bằng cách lăng xê những người mẫu bạch tạng, bạch biến, hay bị Down syndrome. Chừng như họ đang muốn làm một cuộc tái định nghĩa quy chuẩn về đẹp xấu. Nhưng thực ra cách làm triệt để nhất - điều mà quá mức chịu đựng của các thế lực này - là bãi bỏ cả ý niệm về đẹp và xấu. Và với riêng tôi, sau hết tất cả, việc tìm ra nguồn gốc nature hay nurture của tri nhận đẹp xấu không làm tôi yên tâm sống hơn.
Ngày xưa tôi nghĩ là rồi đây mình sẽ “đập mặt xây lại”, rồi đi gặp ông “Dũng lấy heo”, ông tiên Đà Lạt để nói với họ về việc lời nói của họ đã gây ra một cuộc hỏa hoạn trong đời tôi, và từ đống tro tàn trỗi lên con phượng hoàng như thế nào. Nhưng rồi bây giờ, có những lúc tôi chấp nhận rằng mình sẽ chỉ là một anh Trương Chi mà thôi.
Tuy vẫn căm ghét tướng số, nhưng tôi dễ dãi hơn với chủ nghĩa thần bí, nhất là cái gọi là “số phận”. Phải chăng đó là một phản ứng thường thấy ở quãng giữa cuộc đời, khi mình chấp nhận rằng mình là một người bình thường?
“Nếu, vào quãng giữa cuộc đời, một người đàn ông vẫn còn giữ được các tín ngưỡng, ảo tượng, những sự thẳng thắn, sức mãnh liệt của tuổi thơ, có thể nói rằng hành động đầu tiên của anh ta sẽ là đưa tay ra để tóm lấy cái mà anh ta muốn; rồi, khi đã thăm dò các khoảng cách gần như không thể vượt qua ngăn cách ở giữa, anh ta bị xâm chiếm, giống lũ trẻ con, bởi một dạng sửng sốt hoặc sốt ruột truyền giá trị cho đối tượng được mong muốn, anh ta run lên hoặc bật khóc.” 
Tôi thấy ở các bộ môn huyền học một nỗ lực lý giải những vô chừng của cuộc sống. Ngay cả L.T., nếu không được Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần bảo lãnh, thì có khi bây giờ không có tôi trên đời. Hiệu ứng cánh bướm, you know. Không có một kế hoạch hoàn hảo nào trơn tru diễn ra, nó luôn bị phá hoại bởi các sự ngẫu nhĩ của cuộc đời.
Đó là lý do mà Trương Tửu khi nhắc lại những phê bình thời trẻ của mình trong cuốn Văn chương Truyện Kiều đã thừa nhận rằng mình không lường được Truyện Kiều sâu sắc đến thế. Và ông muốn viết lại để nhấn mạnh một yếu tố mà ông chưa nói được: yếu tố thần bí từ đầu đến cuối. Mấy cuộc đời trong đó là yếu tố thần bí hết.
Thúy Kiều tuy đẹp, nhưng phải chịu kiếp hồng nhan đa truân chuyên. Từ Hải tuy “râu hùm hàm én mày ngài” nhưng chết đứng trong tức tửi. 
«Bốn bể anh hùng còn dại gái
Thập thành con đĩ mắc mưu quan»
(Ông Thông Phu vịnh cảnh thị Kiều, trong Chiếc lư đồng mắt cua của Nguyễn Tuân)
Có một thứ gì đó ở 15 năm lưu lạc, ra đi và trở về của Thúy Kiều mà người ta không giải thích nổi. Cũng như có một thứ gì đó trong 10 năm qua của tôi mà tôi cũng không thể cắt nghĩa. Đó là các khoảng trống chờ đợi chủ nghĩa thần bí lấp đầy. Nhưng nhất thiết phải phỉ nhổ vào những lời tiên tri chắc nịch, vì chính chúng đã hạ giá sự thần bí.