Tôi có 2 câu hỏi dành cho bạn:
1. Bạn đang có bao nhiêu tiền tiết kiệm?
2. Bạn có biết hôm nay mình đã chi tiêu bao nhiêu không?
-> Nếu bạn không thể trả lời 2 câu hỏi trên, ở đây không có câu trả lời thay bạn, nhưng tôi có cách giúp bạn có thể trả lời 2 câu hỏi trên vào ngày mai!
Tôi đã gặp nhiều trường hợp thu nhập thấp, chi tiêu hoang; thu nhập vừa vừa, nhưng lúc nào cũng thiếu trước hụt sau, mãi không có nổi khoản dành dụm nào; cũng có những người mỗi ngày làm ra vài triệu đồng nhưng 20-30 năm lao động giờ đây chẳng những trắng tay mà còn gánh thêm nợ.
Ấy mới thấy như ai đó đã từng nói "Dựng nước đã khó, giữ nước càng khó hơn", tôi xin mượn câu nói này để ẩn dụ cho đúng tình huống này!
Vậy, nguyên nhân của việc không thể quản lý tốt chi tiêu cá nhân là do đâu? Nguyên nhân có thể là do chúng ta chưa biết đến cách quản lý, hoặc đơn giản chỉ là "I dont know what I dont know" chăng? Dù thế nào đi nữa, tôi cũng xin chia sẻ đến bạn 1 vài phương pháp quản lý tôi đang dùng, và cả công cụ do tôi "chế" ra. Đơn giản là vì tôi nghĩ có ai đó sẽ cần bài viết này, và không chỉ nói suông, tôi thật sự bỏ công ra "chế tác" công cụ giúp bạn dễ dàng ứng dụng nó!
Để quản lý tài chính cá nhân (QL TCCN), tôi mix các phương pháp lại với nhau:
Bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh cả ngày chỉ chi lặt vặt nhưng đến cuối tuần mở ví mới thấy mất 1 khoản to chưa? Bởi vậy, đâu thể coi thường "hiệu ứng cánh bướm" được! Để dễ dàng rà soát lại các khoản thế này, cách tốt nhất là bạn nên...
1. Ghi chép chi tiêu hàng ngày
Thế này, mỗi tối trước khi ngủ tôi có thói quen reflect lại ngày đã qua, viết to-do list cho ngày mai, sẵn tiện tôi sẽ trôi theo dòng thời gian từ sáng đến tối để ghi chép lại chi tiêu.
Như vậy, tôi có thể giải quyết vấn đề lười ghi chép, vì nó cũng chỉ là tiện đường các việc khác.
Lúc trước, tôi hay có tật chi cái gì cũng móc điện thoại ra note lại, kết quả là tôi chưa bao giờ có nhật ký nào quá 3 ngày cả. Thế đấy, mỗi tối 1 lần mà lại hay!
Bạn đã biết về nguyên tắc của bảng cân đối kế toán chưa nhỉ? Nếu chưa thì chắc hẳn bạn biết, trong kinh doanh, để hòa vốn thì Doanh thu - Chi phí phải bằng (0), đúng chứ!? Như vậy, để QL TCCN bạn chỉ cần nhớ Thu = Chi, thế thôi! Nguyên tắc này được gọi là...
2. Zero-Based budgeting
Nguyên tắc này nói rằng để tránh bội chi, chúng ta cần cân đối sao cho "Thu nhập = Chi tiêu".
Mà để đảm bảo chúng ta sẽ chi tiêu bằng (=) đúng thu nhập, thì phải làm sao?
Nguyên tắc nói rằng cứ mỗi đầu tháng chúng ta sẽ lên kế hoạch trước (budget) cho các khoản chi tiêu trong tháng!
Nhưng làm sao tôi biết tôi cần chi cái gì, mỗi cái bao nhiêu tiền?
Thứ nhất, những cái bạn cần chi thực ra nếu phân loại đều có thể nhóm lại được; và tin vui là bạn chẳng cần phải tự phân loại, đã có người thay bạn làm việc đó rồi!
Thứ hai, mỗi loại cần chi bao nhiêu sẽ dựa trên thu nhập hiện tại của bạn, nó có công thức! Bên cạnh đó là kết hợp với lịch sử chi tiêu của bạn. Như vậy, bạn chỉ cần ngồi xuống hồi tưởng một tí là xong thôi!
Bạn đừng lo, mình lo giùm bạn rồi!
Và cũng chẳng tình cờ gì, có một phương pháp gọi là "The JARS method" - dịch ra tiếng Việt nôm na: "nguyên tắc 6 cái hũ" đó! Chắc bạn đã từng nghe đến rồi đúng không?
3. The JARS method
....nội dung là category các chi tiêu của chúng ta thành 6 nhóm (hũ) lớn. Mỗi hũ sẽ chứa một lượng tiền dựa trên thu nhập hiện tại của bạn.
Bạn có thể thấy trong hình bên dưới, 6 hũ này lần lượt là:
1/ Necessities - [55%]: Các khoản chi tiêu cần thiết như: Tiền nhà, điện nước, xăng xe, ăn uống, quần áo cơ bản,...
2/ Savings - [10%]: Đây là khoản tiết kiệm dùng dùng cho tương lai như là: Du lịch, mua sắm gì đó đã lên kế hoạch trước như laptop chẳng hạn, hay là phòng khi ốm đau bất chợt,...
3/ Investment - [10%]: Khoản này là để bạn mang đi đầu tư hoặc gửi tiết kiệm cho các mục tiêu như về hưu, tự do tài chính...
4/ Giáo dục - [10%]: Ai mà không biết chúng ta luôn luôn cần học mỗi ngày, đúng không bạn?
5/ Play - [10%]: "Trẻ không chơi, già mất nết", work-life balance thì mới có thể tái tạo năng lượng kiếm nhiều tiền hơn nữa, bạn nghĩ sao về nhận định này?
6/ Give & other - [5%]: Đây là khoản nôm na gọi là từ thiện đấy bạn ạ! Khoản này thì tùy bạn!
The JARS method - Nguyễn tắc 6 cái hũ
The JARS method - Nguyễn tắc 6 cái hũ
Về cơ bản thì khi "ting, ting" bạn chỉ cần chia tiền ra làm 6, tiền Savings, Investment là phải gửi sổ, gửi chứng ngay, để làm gì? Để tránh chúng mình giữ trong người ngứa tay xài :)) Tiền ít xài ít, tiền nhiều xài nhiều, chúng mình là thiên tài trong khoản này cơ mà!
Nguyên tắc chỉ đơn giản thế thôi, nhưng để thực hiện không phải là dễ. Có một câu nói thế này: "Nhìn có vẻ dễ, khi làm mới thấy khó".
Bởi vậy, mình đã chuẩn bị sẵn 1 file Google Sheets, nếu bạn muốn kiểm soát tài chính cá nhân tốt hơn, nếu bạn muốn dù bất kể thu nhập bao nhiêu bạn vẫn có thể tiết kiệm được thì... hãy học cách quản lý TCCN ngay hôm nay!
Nếu không, người hối hận sau này không phải mình đâu, là bạn!
Mình đã dành ra 1 tháng để làm Sheets này, để sử dụng, bạn chỉ cần vào link bên dưới: Tại menu bar, bạn chọn [File] -> [Duplicate] để copy về!
4. Bên trong file sẽ có 4 phần chính
[1] Phần nhập liệu.
[Phần nhập liệu]:  Nhập xong nhớ bấm nút Update nha bạn!
[Phần nhập liệu]: Nhập xong nhớ bấm nút Update nha bạn!
[2] Phần báo cáo.
[Phần báo cáo] Mình sẽ cải tiến thêm nữa, nhưng trước mắt đây là version tốt nhất của mình rồi đó!
[Phần báo cáo] Mình sẽ cải tiến thêm nữa, nhưng trước mắt đây là version tốt nhất của mình rồi đó!
[3] Documents.
[4] Phần lưu trữ.
5. Để sử dụng, bạn chỉ thực hiện đúng 2 bước sau
1/ Bạn load sheet [Import Data], khi nào phát sinh số thì bạn nhập vào, có 3 form mình thiết kế sẵn là: - Form điền thu nhập. - Form điền chi tiêu thực tế. - Và form điền chi tiêu dự tính (budget).
2/ Sau khi đã điền xong, bạn có thể sang sheet [Report], sẽ có sẵn báo cáo trực quan dành riêng đến bạn!
À, trong spreadsheet này mình có dùng Google Appscript để tạo event click, bạn có thể vào [Extensions] -> [Apps Script] để kiểm tra. Khi click button lần đầu, bạn hãy cấp quyền để Apps Script chạy nhé. Bạn yên tâm, không có virus hay đánh cắp thông tin gì đâu, bạn mở Script xem là sẽ rõ thôi mà :3
Thế nhé, mình gửi link, bạn hãy tự khám phá, thú vị lắm đấy, bạn còn có thể điều chỉnh theo ý thích của bạn nữa: 👉 [PFP] Demohttps://bit.ly/3TGLQo9 (Zoom 50% để xem Report mẫu)
- [PFP] Ready to use: http://bit.ly/3lnia2n
----
Hy vọng thời gian và công sức nhỏ nhoi của mình có thể giúp ích cho bạn!
---
3/19/2023
rolf,