Xung đột là một phần không thể thiếu của bất kỳ mối quan hệ nào, cho dù mối quan hệ đó có lành mạnh đến đâu. Tuy nhiên, nếu bạn và đối phương thường xuyên đối đầu với nhau mà không tìm ra cách giải quyết thỏa đáng. Bạn nên tự hỏi liệu việc tiếp tục mối quan hệ có phải là quyết định đúng đắn hay không.
Ảnh bởiAndre HuntertrênUnsplashĐể nhận ra một mối quan hệ độc hại, đối với bạn có thể là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nếu các vấn đề trong mối quan hệ ngày càng trở nên nghiêm trọng, có thể bạn nên suy nghĩ và cân nhắc đến chuyện kết thúc. Nếu muốn cứu cả đối phương và bản thân tránh khỏi bị tổn thương và thất vọng nhiều hơn.Vậy...

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA XUNG ĐỘT TRONG MỐI QUAN HỆ?

Bất đồng có thể xảy ra vì đủ loại lý do. Phần lớn, các xung đột phát sinh từ việc các đối tác trong mối quan hệ đó có những giá trị và tính cách khác nhau, tương thích hoặc không tương thích.Nếu hai người trong một mối quan hệ liên tục xảy ra xích mích và dường như không thể tìm thấy điểm chung, trước tiên họ cần phải xác định nguyên nhân gốc rễ từ những xung đột của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của xung đột trong các mối quan hệ:- Giao tiếp kém: Nếu bạn và đối phương không thể giải quyết tranh luận bằng các mẫu giao tiếp lành mạnh, thì nên chuẩn bị sẵn những xung đột tương tự sẽ bùng phát trở lại. Lắng nghe nhu cầu của đối phương, đồng thời chia sẻ suy nghĩ của mình một cách cởi mở là phương pháp để tiếp tục.- Ích kỷ: Hầu hết chúng ta tập trung quá nhiều vào nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa vị kỷ vượt khỏi tầm tay, chúng ta sẽ nhớ ra rằng đối phương/cộng sự của mình cũng có nhu cầu và mong muốn. Trên thực tế, ích kỷ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ. - Kỳ vọng cao: Nếu đối phương không đáp ứng được kỳ vọng của chúng ta về mối quan hệ, ta sẽ cảm thấy bị phản bội và tổn thương. Đó là lý do tại sao chúng ta cần kiểm soát nhu cầu và kỳ vọng của mình một cách tốt nhất có thể. - Phê bình: Phê bình mang tính xây dựng là một chuyện. Chỉ trích, hạ thấp giá trị lại là chuyện khác. Việc liên tục chỉ trích và cằn nhằn chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột vì bên bị chỉ trích có thể cảm thấy "nhỏ bé", bị tổn thương và bực bội. Cái chết của những mối quan hệ
Bài viết gửi bởi Nhất Bảo trong mục Quan điểm - Tranh luận
spiderum.com

XUNG ĐỘT CÓ GIÚP CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ KHÔNG?

Xung đột cũng có mặt tích cực. Chúng là một phần tự nhiên của bất kỳ mối quan hệ nào và nếu không có, mối quan hệ của chúng ta sẽ không bao giờ tiến triển. Thông qua những tranh luận và bất đồng, bạn có thể hiểu hơn về đối phương, cũng như những mong muốn và nhu cầu của họ. Nếu cố gắng không đổ lỗi hay ngừng cảm thấy bị "tấn công" khi hai người gặp bất đồng, bạn có thể tận dụng xung đột như một cơ hội để hiểu rõ hơn, qua đó tìm ra điểm chung giữa cả hai. Trong một cuộc tranh cãi, trước khi rơi vào thế phòng thủ, hãy lùi lại và suy nghĩ 2 lần. Như vậy sẽ giúp bạn nhìn được tình hình một cách rõ ràng hơn và cho phép hai bên cùng nhau thảo luận về vấn đề cốt lõi khiến xung đột xảy ra mà không cảm thấy bực bội và cay đắng.

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA XUNG ĐỘT TRONG MỐI QUAN HỆ

Dưới đây là một số cách mà xung đột có thể đem lại lợi ích cho mối quan hệ của bạn:- Giúp bạn xây dựng lòng tin trong mối quan hệ- Cải thiện tình cảm thân mật với đối tác của bạn- Giúp bạn cảm thấy tốt hơn cả về đối tác lẫn chính mình- Cho phép bạn nhìn mối quan hệ từ quan điểm của đối phương- Giúp tạo ra ranh giới lành mạnh trong mối quan hệ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ XUNG ĐỘT TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ?

Cách bạn giải quyết xung đột bằng những lập luận cá nhân có thể tạo ra khoảng cách và thế giới riêng giữa hai người. La hét, chửi rủa, lăng mạ... sẽ chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên làm những điều này: - Hãy sẵn sàng nói ra một cách trung thực: Hai bên trong mối quan hệ nên cởi mở trao đổi với nhau về cách mà mình đã cảm thấy. Nếu điều đó không thể, thì việc giải quyết xung đột một cách lành mạnh coi như bị bỏ qua. - Cố gắng không để bị nóng: Khi một cuộc tranh cãi bình tĩnh chuyển sang công kích và lăng mạ, việc giải quyết xung đột sẽ gần như không thể. Hãy cố gắng kiên nhẫn và vừa phải nhất có thể nếu bạn không muốn mọi chuyện đi quá xa.- Xác định nguyên nhân gốc rễ vấn đề: Xung đột không chỉ xảy ra bởi những nguyên nhân bề nổi như chúng ta thấy. Bằng cách lùi lại một bước và hỏi đối phương xem có vấn đề nào lớn hơn cần được khắc phục hay không. Như vậy, bạn sẽ có nhiều khả năng thay đổi tình hình theo hướng tốt hơn. - Thỏa hiệp: Nếu bạn và đối phương quan tâm đến mối quan hệ đủ, bạn sẽ tìm ra giải pháp có lợi cho cả hai. Tất nhiên, những thỏa hiệp này không nên giống như sự hy sinh, mà nên là một thỏa thuận lành mạnh, chín chắn giữa hai người trưởng thành. - Chọn "trận chiến" của bạn: Nếu nhận ra cuộc tranh cãi giữa bạn và đối phương là vì một điều nhỏ nhặt, hãy xem xét việc cười trừ và rút lui. Cãi nhau về nơi cả hai sẽ đi ăn tối, thực sự không phải là điều bạn nên lãng phí năng lượng của mình. - Tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm: Thật không may, không phải tất cả các cặp đôi đều có thể tự giải quyết vấn đề của mình mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Nếu bạn và nửa kia không thể ngừng đấu tranh vì những điều tầm thường, hãy cân nhắc tham gia hội thảo dành cho các cặp đôi để giúp cải thiện và làm sâu sắc hơn mối quan hệ. Nếu vượt qua giai đoạn thứ 3 này các cặp đôi sẽ có thể bên nhau trọn đời!
Bài viết gửi bởi Tiểu AnhAnh trong mục Khoa học - Công nghệ
spiderum.com

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT KHI NÀO NÊN KẾT THÚC MỘT MỐI QUAN HỆ?

Cố gắng cứu vãn một mối quan hệ đang thất bại không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, điều đó cũng chẳng sao. Nhưng làm thế nào để bạn biết mối quan hệ đó có đáng để đấu tranh hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu nên để ý: - Bạn không cảm thấy là chính mình: Không thích bản thân hay cảm thấy mình đang giống như người khác trong một mối quan hệ không phải là một dấu hiệu tốt. - Bạn không thể vượt qua những khó chịu nhỏ: Bạn dường như không chịu đựng được những thói quen khó chịu nhỏ mà đối phương có? Nếu những khó chịu nhỏ trở nên quá nhiều, có thể đã đến lúc phải nói lời chia tay. - Bạn cảm thấy chỉ có mình là người níu giữ: Mối quan hệ chỉ nặng về một phía sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi và có thể không đáng để nỗ lực. - Bạn không cảm thấy đối phương thực sự yêu/quan tâm bạn: Đương nhiên, bạn không nên ở trong mối quan hệ mà không cảm thấy được yêu/quan tâm. Lưu ý đừng để lẫn lộn những vết thương trong quá khứ (thời thơ ấu) đã từng bị bỏ rơi thành những kỳ vọng không thực tế từ người bạn đời của bạn. - Bạn không tự tin vào cảm xúc của chính mình: Nếu bạn không chắc chắn về cảm xúc của mình dành cho đối phương, sẽ giúp ích cho cả hai bằng cách rời bỏ mối quan hệ nếu bạn đã từng cố gắng làm mọi cách để cứu vãn nhưng vẫn phải đi đến hồi kết. - Bạn hy sinh quá nhiều trong mối quan hệ: Nếu mối quan hệ đang lấy đi cuộc sống của chính bạn, đó là lý do nghiêm túc để cân nhắc việc dừng lại. Trên đây là bài viết mình đã phiên dịch và biên tập lại từ PIVOT - Trang huấn luyện và giáo dục về chủ đề tâm lý học để phát triển và nâng cao mối quan hệ lành mạnh. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người!