chọn học gì trong nghề y???
Đã lâu rồi tôi cũng không có thời gian để quan tâm đến chuyện chọn nghành, chọn trường, hay kỳ thi THPT quốc gia của các em,.. không...
Đã lâu rồi tôi cũng không có thời gian để quan tâm đến chuyện chọn nghành, chọn trường, hay kỳ thi THPT quốc gia của các em,.. không biết có trễ quá không nhưng cũng muốn chia sẻ một số vấn đề về nghành Y ở Việt Nam, Biết đâu giúp các em định hướng được ngành học của mình, tránh đổ vào ào ạt như mấy năm gần đây.
Với khả năng hành văn như hành kinh và điểm văn chưa bao giờ quá 5 thời đi học thì tôi cũng không tham vọng là diễn đạt được cho nó suôn sẻ và rõ nghĩa cho các bạn. Mong các bạn chịu khó vận dụng thêm khả năng suy luận, phán đoán vào trong quá trình tiếp cận và hiểu bài viết của tôi. Ở đây cũng có nhiều điều là góc nhìn cá nhân của tôi, các bạn có ném đá thì cũng nên lựa cục nhỏ nhỏ thôi, rất ủng hộ tranh luận để các em có cái nhìn rõ hơn.
Trước tiên tôi sẽ phân tích cho các bạn các nghành học hiện nay, cụ thể thì các bạn có thể tìm hiểu trên mạng, tôi sẽ chỉ nói là các bạn học cái gì, làm cái gì sau ra trường và cơ hội thế nào:
1. Điều dưỡng: hồi trước người ta gọi là y tá, bây giờ đã thống nhất tên gọi điều dưỡng và bỏ y tá. Cụ thể công việc của các bạn sẽ là thực hiện tiêm truyền, đặt ven, đo huyết áp, lập kế hoạch chăm sóc …của bệnh nhân theo y lệnh của các Bác sỹ. (dễ bị sai vặt).
Nơi làm việc: hầu như chỉ xin việc ở bệnh viện, tất cả các tuyến.
Khả năng xin việc: Khá là khó khăn, khi mà ranh giới trình độ giữa cao đẳng (thi dưới điểm sàn) và đại học (thi hai mây điểm) không rõ ràng, hầu như tỉnh nào cũng đào tạo cao đẳng điều dưỡng nên số lượng dư thừa rất đông.
Khả năng phát triển: về học vấn có thể học lên cao học, không thể học sang bác sỹ. về việc làm chỉ lên đến điều dưỡng trưởng là hết mức, khá là ít tiếng nói và dễ gây chán nản khi làm được một thời gian. Hay bị bác sỹ sai vặt cũng gây ức chế
Khả năng làm thêm: rất ít, hầu như không có việc gì để làm thêm bên ngoài bệnh viện.
Kết luận: thu nhập ko cao, đam mê thì học, vô rất dễ vỡ mộng.
2. Kỹ thuật viên y: có kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên hình ảnh, kỹ thuật viên nha. Công việc cụ thể các bạn tìm hiểu thêm trên anh gồ…cũng theo y lệnh của bác sỹ. (dễ bị sai vặt).
Nơi làm việc: bệnh viện, phòng khám tư
Khả năng xin việc: Còn khá dễ do ít nơi đào tạo, nhưng ranh giới giữa cử nhân và cao đẳng không rõ ràng, dễ bị cào bằng.
Khả năng phát triển: khá giống điều dưỡng, về học vấn có thể học lên cao học, không thể học sang bác sỹ. về việc làm chỉ lên đến kỹ thuật viên trưởng là hết mức, khá là ít tiếng nói và dễ gây chán nản khi làm được một thời gian.
Khả năng làm thêm: có nhưng ít, có thể làm thêm phòng khám nhưng phụ thuộc bác sỹ.
Kết luận: thu nhập không cao, cũng đam mê thì học, rất dễ chán khi đi làm.
3. Y tế công cộng: làm công tác tiêm chủng, y tế dự phòng (ko rõ mảng này lắm).
Nơi làm việc: chủ yếu tại các trung tâm y tế dự phòng hoặc các trung tâm hỗ trợ tiêm chủng ( phòng tiêm chủng, khoa dinh dưỡng của các bệnh viện lớn).
Khả năng xin việc: khó khăn, do phải xin vô nhà nước, không có tư nhân.
Khả năng phát triển: học vấn có thể học lên cao học, không thể học sang bác sỹ. về việc làm khó lên quản lý.
Khả năng làm thêm: hình như là không.
Kết luận: thu nhập không cao, đam mê thì học.
4. Bác sỹ y học dự phòng: có danh xưng bác sỹ, làm công tác tiêm chủng, y tế dự phòng (ko rõ mảng này lắm).
Nơi làm việc: chủ yếu tại sỏ y tế, các trung tâm y tế dự phòng hoặc các trung tâm hỗ trợ tiêm chủng ( phòng tiêm chủng, khoa dinh dưỡng của các bệnh viện lớn). Cho phép học đổi định hướng sang chuyên khoa mắt, tai mũi họng, cận lâm sàng…nên có thể làm việc như bác sỹ trong bệnh viện ( số lượng ít)
Khả năng xin việc: đang dễ do còn ít nhưng cũng gặp một số khó khăn do phải xin vô nhà nước
Khả năng phát triển: có thể xin học định hướng sang một số chuyên khoa để làm việc trong bệnh viện hoặc học lên cao học. Có tương lai lên quản lý về lâu dài nếu làm bên cơ quan quản lý y tế.
Khả năng làm thêm: Chỉ phù hợp với các bạn học chuyển đổi chuyên khoa làm trong bệnh viện.
Kết luận: có tương lai phát triển, nếu gia đình có khả năng xin việc học sẽ tốt hơn.
5. Bác sỹ đa khoa: tất nhiên là bác sỹ.. có một số bạn hay nhầm bác sỹ đa khoa là ngon hơn chuyên khoa (haha). Nói rõ hơn chỗ này xíu, bác sỹ sau khi học xong 6 năm sẽ là bác sỹ đa khoa. Sau đó có 2 trường hợp, thứ nhất, điểm cao thi đậu cao học hay nội trú có thể tiếp tục theo học thạc sỹ theo chuyên khoa. thứ hai, đi làm luôn cần học định hướng sơ bộ 6 tháng, sau đó thi chuyên khoa để học lên chuyên khoa I. ( thạc sỹ tương đương chuyên khoa I, Tiến sỹ tương đương chuyên khoa II, cảm quan có thể nói một cách tương đối là các anh chị thạc sỹ, tiến sỹ học giỏi hơn).
Nơi làm việc: xin đâu cũng được, ở đâu cũng cần tuyển, từ bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế hay sở y tế…
Khả năng xin việc: rất dễ, càng giỏi càng dễ
Khả năng phát triển: nói chung là vô biên, học cả đời cũng không hết. tương lai thì sáng lạng (nếu giỏi).
Khả năng làm thêm: hầu như ai cũng làm thêm, thu nhập cao.
Kết luận: tốt nhất, mỗi là thi khó…
6. Bác sỹ y học cổ truyền: cái này cũng không phải giải thích nữa ha. Lưu ý là học cong có thể chuyển đổi chuyên khoa phục hồi chức năng để làm việc trong các bệnh viện.
Trên đây là những phân tích của tôi, tuy còn khá đơn giản nhưng cũng muốn cho các bạn thấy được một cái nhìn cơ bản về ngành. Nếu các bạn là em tôi, tôi khuyên thật là nếu không có đam mê thật sự vào mấy nghành kia thì chỉ nên thi bác sỹ đa khoa, không thi được trường lớn thì thi trường nhỏ. Còn không chọn kinh tế, kỹ thuật mà học…Tất nhiên là một bác sỹ đòi hỏi các bạn phải học cả đời, vất vả và nhiều cố gắng để có được chuyên môn giỏi nhưng thành quả đổi lại sẽ là rất xứng đáng. Cái giá để học những nghành còn lại cũng vất vả không kém nhưng thật sự tương lai phát triển hơi bạc bẽo, các bạn làm việc rất dễ nản về sau này.
Chân thành…!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất