Con người là một loài vật tự cho mình là văn minh. Hiển nhiên là như thế.
*Note: bài viết nói về một số trường hợp cực đoan, nhưng không hiếm trong xã hội.
Điều này mang nghĩa là, mặc dù con người cũng là một nhóm loài vật như những loài muông thú khác, nhưng tự con người định nghĩa rằng họ có những đặc điểm khác đi, ví dụ như là họ biết sáng tạo, biết vị tha, biết tôn trọng kẻ yếu. Mặc dù xét trong một nghĩa rộng thì điều này không hẳn đúng, và muôn loài cầm thú cũng có những đặc điểm như thế. Nhưng tôi sẽ không nói đến luận điểm này ở đây. Trong bài viết này, tôi chỉ muốn làm rõ một vấn đề, là liệu chúng ta có thực sự yêu nhau như những con người chưa.

Chuyện con mèo

Đã lâu rồi cô giáo tôi có hỏi chúng tôi rằng, liệu chúng tôi có yêu mèo không? Phần đông đều nói là có. Rồi cô lại hỏi: Vậy tại sao các em thiến mèo? Chúng tôi đều bảo là vì muốn tốt cho con mèo. Nhưng vậy thì, liệu đó có phải điều mà con mèo muốn không?
Nói rộng ra, chẳng hạn như bố mẹ thấy rằng mình sẽ phải chịu đau khổ, sa đọa vì tình dục, và chọn cách thiến mình từ bé, thì liệu đấy có phải là vô đạo đức không?
Rất nhiều người sẽ nói rằng, vì đó là con mèo, vì đó là loài vật, nên chắc chắn rằng điều họ làm cho nó là tốt. Còn loài vật phải động đực, rồi chửa hoang, rồi vật vã vì mèo cái mới là đau khổ. Ấy vậy nhưng chẳng phải tình dục vẫn là một trong những cảm giác khiến con người hưng phấn nhất sao?
Chỉ cần một chút tư duy phản biện, chúng ta có thể thấy rằng quan hệ người người khác với quan hệ người - vật.
Đối với con vật, dù có yêu đến đâu đi nữa, thì vô số người nuôi chó mèo ngoài kia vẫn hiểu rằng đó là quan hệ sở hữu, chó mèo thực chất là một loại tài sản và họ có quyền quyết định hoàn toàn đối với tài sản của mình. Họ quý chúng, nhưng quý không khác gì quý một thứ đồ vật, quý một mảnh ngọc đẹp, quý một quyển sổ cũ. Họ nâng niu chúng, họ sợ chúng sẽ biến khỏi tầm mắt mình. Cái quý đó, nếu như gọi đó là tình cảm như quý con cái của chính mình, thì là một thứ tình cảm bệnh hoạn như những người muốn sưu tập da người, sưu tập ngón tay, và sưu tập dương vật của những người bên cạnh mình, để giữ cho họ ở mãi bên cạnh mình vậy.
Đấy là điều tôi luôn luôn đem ra châm biếm khi nói về những người, yêu động vật. Họ không yêu động vật, họ chỉ yêu cái cảm giác sở hữu một đồ vật có sinh mệnh thôi. Và rất tiếc khi phải nói rằng riêng ở điểm này, thì PETA đã đúng. Hãy cho con vật ở đúng với vị trí của mình và được thỏa những điều mà chúng muốn, thay vì trở thành một cái "của quý để trong bình pha lê".

Đến chuyện bố mẹ

Chuyện con vật, mặc dù rất hay, nhưng không phải điều mà tôi muốn nói đến ngày hôm nay. Điều tôi muốn nói, rất to và rõ ràng, là:
Liệu bố mẹ yêu quý bạn như một con người, hay là như một con vật?
Nói rõ ràng hơn thì là, liệu rằng bố mẹ có đối xử với bạn với sự tôn trọng mà bạn đáng được nhận hay chỉ coi bạn như là một vật sở hữu thôi?
Câu hỏi trên không dễ trả lời. Thậm chí nó khó đến mức độ mà tôi dám cá rằng nếu như độc giả là người chưa từng bị kiểm soát đến mức phát điên, thì vẫn khăng khăng rằng bố mẹ yêu mình, và đó là tình cảm mà bố mẹ dành cho mình.
Chuyện này cũng dễ hiểu thôi, vì từ hai phía, lúc mình còn rất nhỏ, thì quả thực rằng mình cũng chẳng khác gì một loài vật nào đó, thiếu đi sự tự ý thức về bản thân mình. Còn khi đã lớn lên rồi, có ý thức riêng, nhưng cái cảm giác lệ thuộc đấy vẫn chưa thay đổi, hay chí ít là chưa thể đổi ngay được.
Tôi biết nhiều bậc phụ huynh, trong đó không có bố mẹ tôi, nhưng là ông bà tôi, luôn coi con cháu là tài sản của mình. Tức là họ cho rằng họ có quyền quyết định tôi ở đâu, tôi làm gì, tôi phải thành người thế nào, tôi phải cưới năm bao nhiêu tuổi, tôi phải đẻ mấy đứa con.
Tôi cũng biết rằng không có nhiều người như tôi, một thằng điên chẳng có ràng buộc nào với gia đình (một phần là do bố mẹ tôi cổ súy, do bố đã bị xiềng xích, nên bố muốn tôi được tự do). Thực thế thì, liệu sự mong mỏi và áp đặt có ý nghĩa gì hay không?
Chẳng hạn như ta có một người bạn, bạn đó bảo rằng bạn nên cưới năm 25 tuổi, nếu không bạn ấy sẽ thất vọng về bạn. Hoặc là bạn nên về nhà trước 10 giờ tối, bạn nên làm giáo viên, nếu không nó sẽ thất vọng về bạn. Ừ thì kệ mày chứ?! Ơ hay, đời ai nấy sống chứ sao.
Tại sao lại vậy? Vì rằng thằng bạn hời hợt thì chả có tí gánh nặng nào mới mình cả, thích thì vứt. Vậy thôi.
Vậy tôi không thể hiểu được nhiều người, tại sao họ phải làm theo ý kiến của bố mẹ? Trong khi tất cả những gì họ đạt được chỉ là để làm hài lòng và sống theo ý kiến mà bố mẹ muốn. Nếu không làm, thì sao? Hay là vẫn bị lệ thuộc kinh tế, công việc, và một vài yếu tố khác?
Từ năm tôi 15 tuổi, bố mẹ chưa hề nói câu đuổi tôi ra khỏi nhà, vì bố mẹ biết rằng lúc đấy đuổi là tôi đi. Tôi biết cách nào để kiếm ra tiền và không thiếu người cưu mang tôi lúc đấy. Và một khi tôi đã đi, thì bố mẹ gọi tôi vẫn về, nhưng chắc tìm tôi sẽ khó lắm. Tôi cho rằng đấy là một mối quan hệ bình đẳng và lành mạnh.
Nếu có một người khác bị ép buộc phải tuân theo ý kiến một người khác chỉ vì một hoàn cảnh nào đó, thì đó là cưỡng hiếp, áp bức về mặt tâm chí. Thật kinh tởm.
Nhưng tôi biết có nhiều người, không bị áp lực về mặt kinh tế nhưng lại vẫn muốn làm theo những điều mà bố mẹ mong muốn, không dám sống cuộc đời của mình. Tôi gọi điều này là di chứng tâm lý.
Di chứng tâm lý đến từ hai phần, di chứng mang tính lịch sử và di chứng mang tính xã hội.
Về mặt lịch sử, chúng ta sinh ra yếu đuối và sống phụ thuộc trong suốt những năm đầu đời. Điều này khiến cho ta luôn có một tâm lý sợ sệt. Tôi biết nhiều người, phải đến năm 40 tuổi, mới dám làm trái ý bố mẹ lần đầu, mặc dù biết những chuyện bố mẹ làm là sai lầm. Lý do bởi vì họ sợ một thần quyền vô hình nào đó, những trận đòn roi, những câu chửi, quát đã nạt nộ tâm trí của họ khiến họ không nghĩ được bình thường nữa.
Về mặt xã hội, xã hội này khiến ta cho rằng những gì bố mẹ muốn tất là đúng. "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Chữ Hiếu - như một nét đẹp văn hóa dân tộc, nhưng đôi khi lại như là một thanh gươm đang chĩa thẳng vào tâm hồn một người khiến họ không được tự do.
Cả hai điều trên, khiến đôi các bậc phụ huynh càng có thêm lý lẽ để mà đối xử với những đứa con của mình, yêu thương những đứa con của mình như một thứ tài sản. Một kiểu yêu thương bệnh hoạn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra.
Và như thế, điều hề hước nhất chẳng phải là tồn tại một thứ quan hệ bất bình đẳng coi nhau như tài sản, mà là: người bị coi như tài sản thì đang nghĩ là bố mẹ hết sức quan tâm mình, mà phải làm tròn chữ hiếu. Người coi kẻ khác như tài sản, thì lại nghĩ rằng mình đang hết lòng quan tâm đến con cái, giúp nó thành người thành công.
Thật là ỉa.