Ý kiến về dân chủ
Dân chủ phương Tây là một cái gì đó giả dối và mị dân, nó chỉ hoạt động vì lợi ích của đám tài phiệt, nếu tiếng nói của người dân đi...
Dân chủ phương Tây là một cái gì đó giả dối và mị dân, nó chỉ hoạt động vì lợi ích của đám tài phiệt, nếu tiếng nói của người dân đi ngược lại lợi ích của nó thì sẽ bị gạt ra ngay lập tức: quyền của người dân chỉ là trên giấy tờ, thực tế ở luật pháp nước này có tình trạng rất buồn cười, tuyên bố nói miệng một đàng nhưng các văn bản thực thi, chỉ đạo và hành động thực tế thì trái ngược, đàn áp (dân chủ kiểu gì khi có người treo cờ Liên Xô thì bị cảnh sát Mỹ đánh đập? - treo cờ thôi nhé, tôi không cho anh này là cộng sản đâu, link ở cuối bài. Ngoài ra còn nhiều dẫn chứng khác, ai quan tâm tôi sẽ cung cấp video cảnh sát Mỹ bắt bớ phụ nữ, đe dọa người da đen). Hệ quả của áp lực đối đầu với phe xã hội chủ nghĩa (lực lượng đấu tranh vì người lao động) thời Chiến tranh lạnh là quyền tự do của người dân phương Tây được cải thiện. Thêm vào đó, phương Tây có nền kinh tế tư bản phát triển cao độ và dân trí người ta khá cao, nên chính quyền họ có khả năng kiểm soát hiệu quả những vấn đề hệ lụy. Những mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu, tạo nên cái gọi là "dân chủ" ở đầu môi chót lưỡi.
Còn về cái gọi là sự "thiếu dân chủ" của các nước "phe cộng sản"? Đó là sự vu khống trắng trợn. Nên nhớ, chưa có chế độ xã hội chủ nghĩa nào ở thế giới, mà chỉ có các nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Các nước này, một điều đáng buồn, toàn là những nước xuất phát điểm trước cách mạng có kinh tế tư bản què quặt, trình độ thấp, giai cấp tư sản yếu kém, do đó thừa hưởng rất ít thành tựu của chủ nghĩa tư bản để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với một trình độ kinh tế thấp kém, với nhân lực con người không chất lượng tốt thì những nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đất nước có xu hướng BẮT BUỘC chính quyền và đảng cộng sản cầm quyền PHẢI trực tiếp thi hành, vì đó là những cơ quan duy nhất có năng lực giải quyết yêu cầu đặt ra - người dân chưa có nhận thức đúng đắn để ý thức về trách nhiệm và quyền lực của mình. Cụ thể, đúng như luận điểm của F.Engels, quyền không thể cao hơn trình độ của nền văn minh; điều đó cũng như phúc lợi xã hội không thể tồn tại trong xã hội phong kiến, quyền tự do thân thể của giai cấp nông dân trong chế độ phong kiến là không thể có với nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ (trình độ văn minh không phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan, bằng những mệnh lệnh hành chính, mà phụ thuộc vào trình độ của phương thức sản xuất hiện có). Và tôi muốn được đặt câu hỏi cho mọi người: giả thử các nước cộng sản có nền kinh tế phát triển hơn rồi, dân trí cao hơn rồi thì đất nước sẽ dân chủ hơn không? Tôi không biết mọi người trả lời như thế nào, riêng tôi đã thấy mầm mống của sự dân chủ rộng rãi này ở chính quyền đô thị bầu cử trực tiếp ở Thâm Quyến, Trung Quốc - GDP ở đây cao vượt Hong Kong, GDP/người rất cao, ngang với các nước phát triển.
Và với các nước do Đảng Cộng sản đã và đang cầm quyền, nỗi đau khổ của quần chúng trong quá trình phát triển kinh tế sẽ được giảm nhẹ đi rất nhiều, tới mức tối thiểu. Về cơ bản, sự thịnh vượng của phương Tây ngày nay là kết quả của sự nô dịch thuộc địa, là sự bóc lột của nhân dân lao động trong nước. Nhưng dù muốn hay không thì để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì ta phải có những thành tựu của chủ nghĩa tư bản. Muốn có nó thì ta có hai cách: đi theo chủ nghĩa tư bản hoặc trải qua "những cơn đau đẻ kẻo dài" (V.I.Lenin). Chúng ta phải so sánh, 200 năm công nghiệp hóa nước Anh và 18 năm công nghiệp hóa Liên Xô để rút ra kết luận: cái nào tốt hơn? Tốt hơn ở chỗ nào, đó là: lao động của nhân dân cuối cùng là của ai, do ai, và vì ai!
Và với các nước do Đảng Cộng sản đã và đang cầm quyền, nỗi đau khổ của quần chúng trong quá trình phát triển kinh tế sẽ được giảm nhẹ đi rất nhiều, tới mức tối thiểu. Về cơ bản, sự thịnh vượng của phương Tây ngày nay là kết quả của sự nô dịch thuộc địa, là sự bóc lột của nhân dân lao động trong nước. Nhưng dù muốn hay không thì để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì ta phải có những thành tựu của chủ nghĩa tư bản. Muốn có nó thì ta có hai cách: đi theo chủ nghĩa tư bản hoặc trải qua "những cơn đau đẻ kẻo dài" (V.I.Lenin). Chúng ta phải so sánh, 200 năm công nghiệp hóa nước Anh và 18 năm công nghiệp hóa Liên Xô để rút ra kết luận: cái nào tốt hơn? Tốt hơn ở chỗ nào, đó là: lao động của nhân dân cuối cùng là của ai, do ai, và vì ai!
(Xin nhớ ghi nguồn cho! Các bạn được phép sao chép, miễn là ghi nguôn!)
Link: https://www.youtube.com/watch?v=RoJy3hEqqMY 0:54 đến 1:38, người mặc áo trắng.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Bài viết mình cũng nói, muốn có cộng sản thì phải có THÀNH TỰU CỦA TƯ BẢN (chứ không phải là tư bản), và thành tựu đó có thể có được nhờ sự quá độ xã hội chủ nghĩa, nhất là ở các nước chưa phát triển lắm.
Tư bản trong lịch sử đã là tiến bộ hơn cả, nhưng nó chắc chắn sẽ thất bại và bị thay thế bởi tương lai cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp hơn.
Ở các nước XHCN hiện nay, do trình độ kinh tế và dân trí thấp, do chúng ta chưa biết cách tiến hành hoạt động dân chủ, do văn hóa nên vế trước của định nghĩa của mình ở Việt Nam chúng ta có một số phần làm chưa tốt (điều này xuất phát từ cả người dân và nhà nước). Nhưng vế thứ hai, mình khẳng định ở các nước xã hội chủ nghĩa thì mọi lợi ích và cả hệ thống sinh ra là để phục vụ nhân dân.
Còn ở các nước tư bản chủ nghĩa? Mình thấy họ tự do hơn là có dân chủ. Mà tự do của họ là thứ tự do vô chính phủ, thứ tự do vô nghĩa, thứ tự do có nguyên nhân phần nhiều là do văn hóa hơn là bản chất chính trị. Ví dụ, họ tự do lập đảng, nhưng đủ thứ luật pháp, quy định,... ngăn cho các đảng của họ có khả năng tác động đến quyền lực của các đảng tư sản; dù cho luật pháp tuyên bố "bình đẳng".
*Sai lầm của cải cách ruộng đất đã bị phóng đại quá nhiều, và người bị thiệt hại không phải là đại đa số nhân dân lao động, mà đối tượng bị ảnh hưởng là những địa chủ, phú nông, trung nông có cảm tình với cách mạng, đóng góp cho cách mạng. Chúng ta đau xót cho những người oan ức, nhưng còn đại đa số dân cày thì sao? Họ được có ruộng đất, họ được làm chủ mảnh ruộng của mình, họ đã thoát khỏi thân phận ngựa trâu nô lệ của mình. Mình xin lấy một câu nói trong Harry Potter: "Chúng ta đừng đau xót vì những người đã mất, mà hãy thương xót cho những người đang sống".
*Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhìn nhận công khai với nhân dân là một sai lầm, bè lũ bốn tên đã bị tiêu diệt. Nhưng vì mặt trái của Cách mạng Văn hóa quá lớn, nên các thế lực thù địch thường lờ đi mặt tốt của nó (vốn là mục đích ban đầu): những tàn tích trung cổ ở Trung Quốc đã bị quét sạch một cách triệt để, vĩnh viễn, không bao giờ trở lại nữa!
*Còn "Đại thanh trừng" của Liên Xô? Bạn có biết trong khoảng thời gian từ khi thành lập đến trước WW2, Liên Xô bị cô lập cao độ, âm mưu lật đổ, ám sát lãnh đạo luôn rình rập, sức mạnh kinh tế quốc gia chưa phải là tầm siêu cường (dù ngày càng nâng cao), kẻ thù cách màn rất nhiều. Với mình, Stalin là một người đau khổ: người bạn đời của ông đã bị kẻ thù ám sát. Chính Stalin là người kết thúc cuộc "Đại thanh trừng", khi phát hiện sự lạm quyền của cán bộ địa phương (nói thật chứ nếu mình là Stalin, mình sẽ làm cỏ cả Liên Xô để trả thù cho vợ :V). Sai lầm trong thời kì này là có, nhưng không thể tránh khỏi, để bảo vệ thành quả của một cuộc cách mạng vĩ đại.
*Những thứ bạn kể như thích dùng mạng xh gì thì được dùng... đó là tự do, chứ không phải là dân chủ. Theo mình, bạn đang nhầm lẫn giữa khái niệm tự do và dân chủ.
Thú thật thì mình không đồng tình với bạn lắm. Nhưng phải nói rằng, chính trị luôn đi đôi với kinh tế, và nhằm phục vụ cho kinh tế.
Bạn có hiểu đè nén là gì vậy? Tôi không chắc ở VN ta có giai cấp tư sản hay không, thôi thì ta cứ giả sử là có theo ý bạn vậy. Đè nén không phải là giết chóc, không phải là tịch thu gia sản, sung công đâu bạn ơi. Đè nén là cho phép giai cấp này tự do kinh doanh nhưng không có đặc quyền chính trị - chẳng hạn ở Việt Nam làm gì có khái niệm "lobby" các chính đảng, việc kinh doanh của họ phải chịu sự giám sát và điều tiết bằng pháp luật của nhà nước - khác với thứ pháp luật tư sản. Ví dụ luôn, ở Việt Nam không cho phép tư hữu đất đai, trong khi các nước tư bản rất chuộng kiểu sở hữu này. Hay việc kinh doanh điện, nước, dầu mỏ... cũng do công ty nhà nước làm đấy. Bạn đã hiểu phần nào khái niệm đè nén tôi nói ở đây chưa? Đừng có chống lại chủ nghĩa cộng sản bằng những hiểu biết cũ kỹ, định kiến như vậy: nếu muốn chống thì làm ơn cập nhật tí đi. Những người cộng sản từ lâu đã bỏ đi cách hiểu sai lầm kiểu "doanh nghiệp, kinh tế thị trường... là tư bản chủ nghĩa" rồi bạn ơi!
Còn Triều Tiên hiện theo thuyết Chủ thể nhé, họ là bọn xét lại chủ nghĩa xã hội khoa học rồi, còn đâu nữa mà bạn còn khư khư khẳng định như thế?
Việt Nam, Trung Quốc thì bạn nói là tư bản? Vậy tư bản bạn nói nghĩa là gì? Chừng nào Đảng Cộng sản còn, chừng đó giai cấp tư sản sẽ mãi bị đè nén!
Thôi thì đành tự kỷ!