Nói về lịch sử của tâm lý học, để cho đọc giả đại chúng tạm hình dung thì tâm lý học cũng có một lịch sử mới gần đây, vào cuối thế kỷ thứ 19. Trước đó, có một môn học được gọi là tiền thân của tất cả các môn học, triết học. Tất nhiên là vậy.
Tuy nhiên cần phải hiểu là, tâm lý học có gốc rễ từ phương Tây, nên bản thân ngành tâm lý học, được định hình bởi lịch sử của văn minh phương Tây.

Cái nôi của văn minh phương Tây là Hy Lạp, và chúng ta đã quá quen với các triết gia Hy Lạp rồi. Họ hỏi và hỏi và hỏi, đến tận cùng các câu hỏi, để từ đó, đặt nền móng cho tư tưởng về linh hồn, trí tuệ, cảm xúc, giác quan, tư tưởng.
Plato “linh hồn người ta bất tử: có một lúc nó đi đến kết thúc, đó là cái chết, và một lúc khác nó lại tái sinh, nhưng không bao giờ bị hủy diệt”
Vâng; ông ấy cho rằng con người chúng ta có linh hồn bất tử, cũng giống tư tưởng của tôn giáo từ khi được sinh ra. Đây là một “niềm tin”, nó chưa được chứng minh một cách chính thức.
Aristotle thì xem linh hồn là nguyên lý sống của cơ thể, mặc dù tôi đang giản lược các ý kiến của ông ấy.
Tự chung, chúng ta có một sự nhận thức về bản thân, về các suy nghĩ trong đầu, những ý nghĩ, suy tư bên trong đầu các bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là khi chúng ta biết tâm lý học, chúng ta hiểu tâm lý con người theo một cách khoa học. Chứ không phải là những con người ở thời đại đó. Các ông ấy đã đặt nền móng cho những khái niệm mà chúng ta biết đến ngày nay, như linh hồn, tâm trí…V…V..
Thời trung cổ và Phục Hưng
Phần lớn thì lúc này, chúng ta có một thượng đế toàn nẵng và từ đó, dĩ nhiên, cách hiểu về con người, cách hiểu về những suy nghĩ, hạnh phúc khổ đau, các thứ đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo, và thần học. Ngắn gọn như vậy, nhưng những tri thức của ngành thần học có thể không còn có quá nhiều ảnh hưởng đến đời sống đại chúng. Dù rằng mấy nhà thần học là ngôi sao sáng của bầu trời tri thức thời đó ấy.
Tuy nhiên, bỗng có người đặt nền móng cho một tiên đề về nhận thức của con người. triết học Descartes với tư tưởng “Cogito, ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi tồn tại) mở ra câu hỏi về mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể. Và thật thú vị làm sao, ở Trung Hoa, tư tưởng cũng đã phát triển đồng thời với câu chuyện “Trang Chu mộng hồ điệp”.

Và giờ chúng ta quay trở lại câu hỏi trên tiêu đề, Wilhelm Maximilian Wundt, tên đầy đủ của người đã đặt viên gạch đầu tiên cho “tâm lý học” như một ngành khoa học độc lập.
Vào cuối thế kỷ 19, tại Leipzig, Đức, Ông thành lập phòng thí nghiệm tâm lý học thực nghiệm đầu tiên trên thế giới vào năm 1879. Đây không chỉ là một không gian vật lý, mà còn là biểu tượng của một cuộc cách mạng tư tưởng. Lần đầu tiên, những thứ tưởng chừng trừu tượng như suy nghĩ, cảm xúc, hay phản ứng của con người được đưa vào thử nghiệm, được đo lường và quan sát một cách có hệ thống — giống như cách các nhà khoa học nghiên cứu hiện tượng vật lý hay hóa học.

Với chúng ta ngày nay, việc này có thể nghe quen thuộc, thậm chí bình thường. Nhưng vào thời điểm đó, đó là một bước nhảy vọt. Wundt đã biến tâm lý học từ những phỏng đoán mơ hồ thành một nỗ lực khoa học, dựa trên bằng chứng, thử nghiệm và lý thuyết. Ông đặt viên gạch đầu tiên cho một ngành khoa học mới, mở ra con đường để con người hiểu chính mình một cách sâu sắc và khách quan hơn.
Bắt đầu từ Wilhelm Wundt, tâm lý học không còn là những phỏng đoán mơ hồ, mà trở thành một nỗ lực có hệ thống để hiểu con người thông qua bằng chứng, thử nghiệm, và lý thuyết. Dù con đường đó còn dài và đầy tranh cãi, nhưng những ý tưởng về một ngành khoa học về tâm trí con người đã có một bước tiến. Các hiện tượng tâm lý giờ đây có thể đo được, có thể nghiên cứu một cách khoa học.
“Phòng thí nghiệm của Wundt đã tiến hành những thí nghiệm đầu tiên nghiên cứu về cảm giác và nhận thức, và cuối cùng ông đã viết cuốn sách "Nguyên lý của tâm lý học sinh lý". Tương tự như một phân tử nước bao gồm hai phân tử hydro và một phân tử oxy, tâm trí bao gồm các cảm giác và nhận thức.”

Với những đóng góp mang tính cách mạng của mình, Wundt được gọi với danh hiệu là “Cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại”. Ông không chỉ lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học thực nghiệm đầu tiên trên thế giới mà ông cũng viết một tác phẩm mang tính chất cột mốc “Principles of Physiological Psychology” (1874). Nó trình bày tâm lý học như một ngành khoa học nghiên cứu mối liên hệ giữa các quá trình sinh lý (cơ thể) và tâm lý (tâm trí). Ông so sánh tâm trí con người với các hợp chất hóa học. Ví dụ, giống như nước được tạo thành từ hai nguyên tố hydro và một nguyên tố oxy, ông cho rằng tâm trí cũng có thể được phân tích thành các yếu tố cơ bản như cảm giác và nhận thức. Cách nhìn này đã mở ra hướng nghiên cứu thực nghiệm, cho phép các nhà khoa học phân tích và đo lường tâm trí một cách có hệ thống.
Ông phát triển một phương pháp gọi là “nội quan có kiểm soát”, “nội quan” hay dễ hiểu hơn là một sự quan sát nội tâm, một quá trình phản tư, thường được hiểu là việc tự nhìn vào bên trong tâm trí mình — một hành động mang tính cá nhân, chủ quan và không thể kiểm chứng. Nhưng Wundt đã biến điều tưởng chừng mơ hồ ấy thành một phương pháp khoa học có thể đo lường và lặp lại.
Và cũng tại căn phòng thí nghiệm của mình, ông đã đào tạo và truyền cảm hứng cho hằng trăm nhà nghiên cứu, lan tỏa một tư duy khoa học về tâm lý đến mọi nơi. Ông không chỉ là một nhà khoa học mà còn là một người thầy vĩ đại, truyền cảm hứng cho sự phát triển của tâm lý học hiện đại.
Ngày nay chúng ta có thể còn ít biết tới ông, và các trường phái tâm lý học sau này (như phân tâm học, hành vi học) phát triển theo hướng khác, và phổ biến hơn, nhưng nền tảng mà Wundt xây dựng vẫn là điểm khởi đầu cho sự phát triển của ngành.
“Học thuyết cấu trúc của ông vẫn có nhiều tính ứng dụng cho đến ngày nay, trong đó bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật chụp hình ảnh thần kinh như MRI và chụp cắt lớp CT. Cụ thể, khi các nhà khoa học chụp ảnh não hoặc xem xét những thay đổi về máu và hóa chất trong não, họ thường phân chia các bộ phận và chức năng riêng biệt của não để xem chúng phản ứng như thế nào với kích thích từ bên ngoài.
Trong giai đoạn gần cuối sự nghiệp, Wundt đã phát triển lý thuyết “ba khía cạnh của cảm giác” vào năm 1896. Lý thuyết này đề xuất rằng mọi người trải nghiệm cảm giác theo ba thông số: dễ chịu, căng thẳng và phấn khích.

Wilhelm Maximilian Wundt 1832 - 1920
Wundt và cộng sự cũng kiểm tra những hành vi bất thường ở con người, từ đó xác định và phân loại các triệu chứng rối loạn tâm thần, tìm kiếm phương pháp cải thiện mức độ tập trung cho các bệnh nhân.
Với những đóng góp to lớn của mình, Wundt được công nhận là một trong những nhà tâm lý học vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại cùng với William James và Sigmund Freud.”

Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này