Thực dân Pháp và những tác động tích cực ẩn sau một cuộc chiến tranh thảm khốc.
Lính Pháp trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam ( Nguồn: kienthuc.net) Những ngày tháng chiến tranh khốc liệt đầy cam go chống lại cuộc...
Những ngày tháng chiến tranh khốc liệt đầy cam go chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp cũng đã lùi xa được hơn nửa thế kỉ. Tội ác của kẻ xâm lược và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta là điều không thể chối cãi. Song lịch sử vẫn để lại cho chúng ta chút gì đấy hiếu kì và những dấu hỏi đáng suy ngẫm về hơn 60 năm cả dân tộc nằm dưới ách độ hộ của người Pháp. Cuộc sống ngày càng nhiều những lo toan bận rộn nên cũng không mấy ai có thời gian để ngồi ngẫm nghĩ lại những ngày đã qua. Liệu cuộc chiến tranh ấy có chỉ mang lại những gì tiêu cực nhất như đa số chúng ta vẫn nghĩ về nó, hay chúng ta đang nhìn nhận một cách đầy phiến diện và thiếu đi sự khách quan. Xưa nay ta vẫn hay có câu "trời không lấy đi của ai tất cả" , phải chăng vẫn có gì đó tích cực đằng sau những gì mà thực dân Pháp đã gây ra. Vậy có lẽ chúng ta nên nhìn lại một khách quan, trung thực hơn về mọi mặt của đất nước trong thời kì này.
I. Về kinh tế
- Nông nghiệp:
Nông nghiệp chắc chắn phải là thứ đầu tiên cần phải xét đến vì Việt Nam ta cuối thế kỉ XIX vẫn là một nước thuần nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, từ năm 1900 đến năm 1913, diên tích đất canh tác đã tăng lên từ 2.600.000 lên đến 3.100.000. Nguyên nhân chủ yếu là từ nhu cầu mở rộng diện tích, chiếm đất, lập đồn điền của thực đân Pháp. Sự xuất hiện của các loại cây công ngiệp cũng đã làm cho nền nông nghiệp của Việt Nam trở nên đa dạng hơn thay vì chỉ độc canh lúc và ngô như trước.
Ngoài ra, với sự xuất hiện của các nông cụ phương Tây như cuốc, xẻng, xà beng,.... cũng như sự xuất hiện của nhiều giống cây trồng mới và công tác thuỷ nông có nhiều tiến bộ. Nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỉ XX đã mang đến nhiều chuyển biến tích cực và mang một bộ mặt hoàn toàn mới. Bên cạnh đó, năng suất canh tác cũng tăng mạnh khi có thể dề dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu mà đa số là lúa gạo đã đẩy mạnh sản xuất, dần dần khiến nền nông nghiệp Việt Nam chuyển sang thời kì sản xuất có tính hàng hoá thay vì chỉ tự cung tự cấp như trước.
- Công nghiệp:
Đầu thế kỉ XX, để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa và để phần nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, Pháp đã buộc phải cho mở một số ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh tế của tư bản pháp được thành lập. Tuy nhiên đối với ngành công nghiệp Việt Nam, chính sách của thực dân Pháp nhìn chung vẫn là hạn chế phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng để tránh việc cạnh tranh với chính quốc
Ngoài khai mỏ được ưu tiên hàng đầu để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến cũng có nhiều điều kiện để phát triển. Các cơ sở sản suất ngói, thuỷ tinh, in ấn được đầu tư phát triển. Ngành công nghiệp chế biến nông sản cũng được mở rộng hơn rất nhiều với các cơ sở xay xát gạo, làm đường mía, ép dầu,...
Mặc dù các ngành công nghiệp trên xuất hiện đa phần chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính quyền cai trị thuộc địa nhưng không thể phủ nhận rằng sự hiện diện của chúng đã góp phần đưa Việt Nam tiếp cận trình đọ kĩ nghệ của các nước tư bản phương Tây.
- Thủ công nghiệp:
Sự mở rộng không ngừng của các đô thị đã làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủ công không ngừng tăng lên. Từ đó các ngành tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Vào đầu những năm 30, xu hướng tập trung nhân công và sản xuất ở các trung tâm có quy mô lớn ngày càng thịnh hành cùng với đó là sự xuất hiện của các phương tiện máy móc đã thúc đẩy rất nhiều sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Đánh dấu sự xuất hiện của tầng lớp tư sản dân tộc ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã từng bước được củng cố, trưởng thành hơn.
- Giao thông :
Có thể nói, trong khi Pháp cai trị Việt Nam toàn bộ hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ của đất nước ta đã đạt một bước tiến cực kì to lớn trong quá trình hoàn chỉnh và hiện đại hoá, một hệ thống giao thông đồng bộ và thuận tiện hơn rất rất nhiều so với trước kia nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác hiệu quả hơn. Trong hoàn cảnh đầu thế kỉ XX, hình ảnh sắt thép, xi măng ở khắp mọi nơi trên đất nước ta cùng với hàng ngìn km đường sắt và hàng trăm cây cầu sắt mà tiêu biểu là cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Long Biên ở Hà Nội, những biểu tượng về sức mạnh của nền văn minh phương Tây đã hiện hữu một cách đầy rõ nét trên dải đất hình chữ S của chúng ta.
Ở đất Nam Bộ, thực dân pháp còn cho đào thêm hàng ngàn km kênh rạch, nâng tổng số km kênh rạch lên gấp đôi so với thời Nguyễn ( 5000 km so với khoảng 2000 km ) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Tư bản Pháp còn xây dựng thêm nhiều cảng mới như Hải Phong, Đà Nẵng, Sài Gòn,... đặc biệt là cảng Sài Gòn được ưu tiên phát triển với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, là cảng lớn nhất Dông Dương thời bấy giờ.
II. Về văn hoá, xã hội
- Ngôn ngữ, nghệ thuật :
Đây có thể côi là ảnh hưởng to lớn nhất của thực dân phương Tây nói chung và thực dân Pháp nói riêng về văn hoá lên đất nước ta. Được sáng tạo và phát triển dần qua hơn 400 năm lịch sử từ những năm giữ thế kỉ XVII và được hoàn thiện một cách tương đối sau 80 năm Pháp xâm lược Việt Nam, Chữ Quốc Ngữ là công đầu của các giáo sĩ, tuy chỉ để việc truyền đạo Thiên Chúa được dễ dàng hơn! Nhưng đã vô tình tạo ra một một bước tiến khác, thoát ra khỏi hệ thống chữ tượng hình rắc rối Hán – Nôm để dễ dàng hơn trong việc học các ngôn ngữ viết bằng chữ Latin khác, để bây giờ bạn có thể học tiếng Anh dễ hơn người Trung Quốc chẳng hạn! Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn Pháp và chữ Quốc Ngữ mang đến cho thơ ca một lớp thi sĩ sáng tác trong phong trào Thơ Mới ( mà đỉnh cao là Xuân Diệu - "nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới" ). Không lâu sau đó, trào lưu tiểu thuyết, nhạc tiền chiến và kịch nói bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Cha ông ta đã tốn không biết bao nhiêu công sức để sáng tao ra một thứ tiếng mang bản sắc riêng của dân tộc là tiếng Nôm nhằm tách biệt ra khỏi hệ thống tiếng Hán nhưng có vẻ như không được thành công cho lắm, bằng chứng là chữ Hán vẫn là chữ viết được sử dụng hàng đầu. Tóm lại, chúng ta cần cảm ơn họ về một thứ ngôn ngữ dễ sử dụng và truyền bá như chữ Quốc Ngữ, một thứ tiếng vẫn mang âm hưởng của tiếng Nôm nhưng lại sử dụng hệ thống chữ cái có quy tắc chung của tiếng Latin ( về quy tắc viết còn được hoàn thiện hơn rất nhiều so với ngôn ngữ của các nước Châu Âu). Thử tưởng tượng nếu không có sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ thì không biết bao nhiêu lâu công cuộc xoá mù chữ mới thành công.
- Kiến trúc:
Nhu cầu xây dựng các công trình công cộng và nhà ở cho người Pháp đã khai sinh ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam và để lại những công trình kiến trúc độc đáo, một di sản chung cho cả hai quốc gia. Pháp không chủ động xóa văn hóa nên hệ thống các công trình kiến trúc như đình, chùa, miếu, lăng tẩm không bị phá hủy một cách có hệ thống. Sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa đã sinh ra dòng kiến trúc Indochina (Đông Dươ ng) độc đáo và không giống bất cứ đâu trên thế giới. Dường như người Pháp và người Việt chia sẻ quá nhiều điểm tương đồng nên kiến trúc mới sinh ra lập tức được đón nhận và trở thành di sản của ngày hôm nay với các khu phố Pháp, các tòa nhà công chính như tòa thị chính, kho bạc, ngân hàng, trường học, bảo tàng ở Sài Gòn - Gia Định, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt,… rất nhiều những dấu ấn Pháp đẹp độc như Metropole Hà Nội, nhà thờ Đức Bà, nhiều tòa nhà công chính, bảo tàng khác. Phong cách kiến trúc này độc đáo đến nỗi đến tận ngày nay vẫn chưa có cảm giác bị lỗi thời.
- Ẩm thực:
Văn hóa ẩm thực Pháp còn thẩm thấu mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam để những thói quen mới được hình thành như uống cà phê, rượu vang, bánh mì, pa tê, các món trứng và thói quen dùng dao, nĩa.
- Con người:
Đối với xã hội phương Đông thuần tuý, lạc hậu thời bấy giờ, những sức mạnh khoa học kĩ thuật mà Pháp thể hiện làm người dân ta phải kinh ngạc, và điều đó đã tác động mạnh đến suy nghĩ của người đương thời. Xoá đi những suy nghĩ đầy lòng tự hào dân tộc một cách mù quánh của các nhà Nho xưa coi người phương Tây chỉ là loại người man di coi trọng vật chất. Cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp đã mở ra một đường lối tư tưởng mới trong đầu óc tầng lớp thanh niên trí thức yêu nước thời bấy giờ. Từ "kinh ngạc" họ đi đến "khâm phục" và tìm mọi cách để học hỏi những thành tựu tiến bộ của nền văn minh phương Tây mà tiêu biểu chắc chắn phải là " người mà ai cũng biết là ai". Và " như một hành động vô thức của lịch sử, thực dân Pháp trong quá trình cai trị và bóc lột Việt Nam đã tạo ra những nhân tố mới, những lực lượng xã hội mới và cũng từ đó đã đẻ ra kẻ khai huyệt đã cắm cây thập ác lên mồ chôn của chủ nghĩa thực dân ở nước ta ( cơ cấu kinh tế-xã hội Việt Nam thời thuộc địa - Nguyễn Văn Khánh)
III. Tổng kết.
Đằng sau những tội ác đã gây ra, bằng một cách dù vô tình hay hữu ý, cuộc khai thác và xâm lược của thực dân Pháp cũng đã có những tác động tích cực lên mọi mặt của nước ta.
Tuy những gì thực dân Pháp tạo ra chỉ nhằm phục vụ cho mục đích khai thác, bóc lột thuộc địa nhưng chúng ta đã có những sự kế thừa đáng kể. Đó có lẽ cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng ta bỏ qua quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, nhưng đó chỉ là về thể chế chính trị, còn về kinh tế, dất nước ta còn phải trải qua thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì thế chúng ta không thể phủ nhận những giá trị mà những cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật, đướng sá, cầu cống,... thực dân Pháp đã mang lại. Nếu không có những yếu tố kể trên, chưa biết chừng đất nước ta còn có thể đi vào vết xe đổ như các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu năm nào.
** Bài viết có tham khảo tư liệu từ Wikipedia, kienthuc.net và một số trang báo trong và ngoài nước khác **
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất