“Tình trạng đặc biệt” của thành phố với hơn 7 triệu dân này là kết quả của hai thế kỷ không ngừng phát trển, đổi thay và hỗn loạn.
Trong nhiều tuần qua, với sự bùng nổ của các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ khi hàng triệu người xuống đường để đòi quyền tự quyết chính trị và tự chủ cá nhân. Đây không phải là lần đầu tiên nhưng chắc chắn cũng không phải là lần cuối cùng. Lịch sử Hồng Kông gắn liền với sự phát triển nhanh chóng, bất ổn chính trị và liên tục đòi hỏi sự thay đổi. Dưới đây là những cộc mốc lịch sử phức tạp của Hồng Kông.

1800s
Đầu thế kỷ 19, Hồng Kông chỉ là một hòn đảo dưới sự cai trị của nhà Thanh, với một cộng đồng ngư dân nhỏ sinh sống. Các thương nhân người Anh đến buôn bán thuốc phiện nhập lậu từ Ấn Độ để đổi lấy các mặt hàng Trung Hoa như trà, lụa và đồ sứ, từ đó tạo tiền đề cho những cuộc tranh chấp thương mại không hồi kết. Thuốc phiện trở thành một vấn đế nghiệm trọng đối với Trung Quốc. Đến năm 1839, Trung Quốc có khoảng 10 triệu người hút thuốc phiện và hơn 2 triệu người nghiện.

1839
Triều đình Mãn Thanh tìm cách ngăn chặn việc buôn bán thuốc phiện của Anh bằng cách đốt cháy những kho hàng thuốc phiện, bắt giữa và trừng phạt những tên buôn lậu. Anh đáp trả bằng cách đưa ra tối hậu thư. Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất nổ ra. Nhà Thanh thương vong 20.000 người, còn phía Anh chỉ mất 520 mạng. Một thất bại toàn diện của Trung Quốc.

1 tháng 1, 1842
Hiệp ước Nam Kinh được ký kết, Trung Quốc nhượng lại đảo Hồng Kông cho Anh vĩnh viễn. Đây là hiệp ước đầu tiên trong ba hiệp ước bất bình đẳng của Anh với Trung quốc. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng Victoria City sau đó một năm.

1856 – 1860
Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai giữa Vương quốc Anh, Đế quốc Pháp và Trung Quốc nổ ra. Nhà Thanh một lần nữa thất bại, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Hiệp ước Bắc Kinh.

1898
Theo các điều khoản của Hiệp ước Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, nước Anh được quyền thuê miễn phí trong 99 năm đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc, các khu vực này được gọi chung là “Tân Giới”. Làn sóng di cư ồ ạt từ Trung Hoa đại lục sang Hồng Kông bắt đầu. Thương mại quốc tế, trường học, ngân hàng và doanh nghiệp theo kiểu Tây phương. Hồng Kông trở thành một cảng tự dọ, một trung tâm xuất nhập khẩu của Đế quốc Anh.

1937
Sau khi Chiến tranh Trung Nhật nổ ra, các lực lượng của Nhật Bản áp sát Hồng Kông. Bom Nhật đã rơi trên lãnh thổ Hồng Kông. Tuy nhiên, Hồng Kông đã được bảo vệ bởi vị thế là thuộc địa của Anh.

1941 – 1945
Đế quốc Nhật Bản đã xâm lược Hồng Kông như một phần của chiến dịch quân sự trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong thời gian chiếm đóng, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn thiếu lương thực do sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm phát do áp đặt tỷ giá của quân đội Nhật. Sau khi chiến tranh kết thúc, dân số Hồng Kông giảm từ 1.6 triệu xuống còn 600.000 người.

1949
Ở đại lục, cuộc Nội chiến Trung Quốc nổ ra. Sau cuộc chiến, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. 100.000 người nhập cư tìm đến Hồng Kông mỗi tháng vì sợ sự ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người nhập cư mang theo các phương ngữ, ngôn ngữ và truyền thống của họ đến với Hồng Kông. Dân số Hồng Không tăng từ 600.000 trong năm 1945 lên 2.5 triệu vào năm 1956.

1950s
Ngành dệt và chế tạo đã phát triển nhờ sự gia tăng dân số và giá nhân công thấp. Khi Hồng Kông được công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế của Hồng Kông được thúc đẩy nhờ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mức sống tăng ổn định cùng với sự tăng trưởng công nghiệp. Nhưng tình trạng bất ổn cũng gia tăng do bất bình đẳng thu nhập và điều kiện làm việc kém cõi của phần đông dân số.

1960s
Thập kỷ hỗn loạn này chứng kiến bạo loạn, bất ổn dân sự và lo ngại xã hội, cùng với các thảm họa tự nhiên như hạn hán và bão lũ. Do đó, chính phủ Hồng Kông đã tiến hành cải cách xã hội đầy mạnh mẽ, giải quyết nạn tham nhũng và tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục. Sự bất ổn trở thành động lực để gắn kết một xã hội đa văn hóa.

1970s
Hồng Kông nổi lên như một “Con hổ Châu Á” – một trung tâm tài chính quốc tế. Mao Trạch Đông được thay thế bởi Đẳng Tiểu Bình, một người ôn hòa hơn trong chính sách mở cửa và cải cách.
Khi thời hạn cho thuê Tân Giới chuẩn bị kết thúc, Anh Quốc tiếp cập Đặng để thảo luận về vấn đề chủ quyền Hồng Kông. Đặng giữ nguyên lựa chọn nối lại chủ quyền mở, nhưng thừa nhận Hồng Kông có một “Tình trạng đặc biệt”.

1984
Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương ký Tuyên bố chung Trung Anh, đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng Họa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố này quy định rằng Hồng Kông sẽ được quản lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và một mức độ tự trị cao trong 50 năm sau khi chuyển giao.

1989
Tại Hồng Kông, hơn 1 triệu người xuống đường phản đối vụ thảm sát người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn. Vụ thảm sát là nguyên nhân của những lo lắng về cách Trung Quốc sẽ cai trị ở Hồng Kông và phong trào chống Cộng phát triển.

1992
Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Anh tại Hồng Kông, đã đưa ra các cải cách dân chủ về quá trình bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông mà không hỏi ý kiến Trung Quốc. Các quan chức Bắc Kinh rất tức giận, và các cuộc đàm phán sụp đổ. Nhưng chính quyền Trung Quốc đã lên kế hoạch để xóa bỏ những cải cách này một khi lấy lại được Hồng Kông.

1 tháng 7, 1997
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Trung Quốc đồng ý cai quản Hồng Kông theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", nơi thành phố này sẽ hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" trong 50 năm sau. Đổng Kiến Hoa nhậm chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Ông này sau đó bị chỉ trích dữ dội vì xử lý yếu kém trong khủng hoàn tài chính Châu Á năm 97 và sự vâng lời của ông đối với Bắc Kinh.

Tháng 7, 2003
Khoảng nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành phản đối đề xuất thi hành Điều Luật 23, một điều luật “chống phá hoại” An ninh quốc gia mà các nhà phân tích lo ngại sẽ hạn chế tự do ngôn luận. Dự luật này sau đó bị hủy bỏ do vấp phải sự chỉ trích của quốc tế. Thông qua đó cho thấy rằng Trung Quốc muốn hạn chế các quyền tự do tại Hồng Kông.

Tháng 8, 2014
Chính quyền trung ương quyết định thực hiện sàng lọc ứng viên trước khi cho phép cuộc bầu của Đặc khu trưởng. Việc này đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình hàng loạt. Sinh viên và công nhân đình công tham gia vào các cuộc biểu tình dân chủ khổng lồ. Người biểu tình chiếm lấy trung tâm thành phó trong nhiều tuần liền. Phong trào này được gọi là “Phong trào Dù Vàng”.
Tuy nhiên sau một thời gian thì các vụ biểu tình lắng xuống do không nhận được sự ủng hộ từ các tầng lớp khác trong xã hội. Phong trào Dù Vàng thất bại, nhiều lãnh đạo, từng là sinh viên, bị bắt bỏ tù.

Tháng 2 – tháng 3, 2019
Chính phủ Hồng Kông công bố kế hoạch cho một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục. Các nhà phân tích cho rằng dự luật này đe dọa sự độc lập của Hồng Kông và việc dẫn độ có thể được sử dụng để bịt miệng các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông. Dĩ nhiên sau đó, hàng triệu người tuần hành trong các cuộc biểu tình ôn hòa.

12 tháng 6, 2019
Lần đề xuất thứ hai của dự luật dẫn độ bị hoãn lại sau khi các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra. Cảnh sát chống trả bằng bình xịt hơi cay và đạn cao su, là 80 người bị thương. Các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông gọi các cuộc đụng độ là “bạo loạn”.

Tháng 8, 2019
Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra, trở thành phong trào phản kháng quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, với gần 2 triệu người Hồng Kông. Các trận chiến giữa cảnh sát và người biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra khắp Hồng Kông. Người biểu tình chiếm sân bay, đối đầu với cảnh sát tại các tóa nhà chính phủ và trong các trung tâm mua sắm. Hàng trăm người bị bắt và Trung Quốc đe dọa sẽ đàn áp. Người biểu tình đưa ra yêu cầu: rút lại dự luật dẫn độ, tiến hành một cuộc điều tra về sự tàn bạo của cảnh sát, ngừng mô tả các cuộc biểu tình là “bạo loạn”, phóng thích cho những người bị bắt và cung cấp các quyền tự do dân chủ.

Các cuộc biểu tình vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm...
Dan
Nguồn tham khảo: