“What doesn't kill you makes you stronger”
Một buổi sáng mưa mát trời vào đầu tháng 9, ở Đà Lạt, mình ngồi ngay tại quán cà phê hay lui tới ở gần nhà, sẽ không ai biết đó là Windmills đâu, và cũng như thường lệ, dù ở Việt Nam, Sài Gòn hay Đà Lạt, Bangkok, Sing, Mã, Hàn hay Hongkong, vẫn như một thói quen:
“Cho mình order một XX không đường” - Hoặc là - “I wanna order 1 XX sugar-free, thank you"
Quay lại thực tại, mở Youtube, click vào bài hát quen thuộc trong chiếc tai nghe Sony được tặng hồi đợt dịch (mà mới bị gãy mất một bên) thì tiếng hát của Kelly Clarkson cứ thế văng vẳng bên tai, chạy vo ve trong đầu:
“What doesn't kill you makes you stronger
Stand a little taller
Doesn't mean I'm lonely when I'm alone
What doesn't kill you makes a fighter
Footsteps even lighter
…”
“What doesn't kill you makes you stronger”, có thật là “make you stronger” không nhỉ? Trong chuyến đi dự hội nghị HPAIR ở Hongkong tháng 8 vừa rồi, trên chuyến bay VN595, nếu mình nhớ không lầm, thì lúc đợi đáp xuống sân bay mình có vô tình đọc được trong cuốn The Hapiness Hypothesis của Jonathan Haidt, về việc “flourishing is to look at the conditions of human growth and development”. Tác giả viết về việc tại sao metaphor: “What doesn't kill you makes you stronger” lại vô cùng nguy hiểm, “dangerous oversimplification".
Nghĩ một hồi, mình (có thể cả bạn) nhận ra là, đôi khi, có những điều “don’t kill you" vẫn có thể “damage you for life". Một nghiên cứu về “posttraumatic growth" - sự phát triển sau chấn thương tâm lý được công bố gần đây cho thấy: Tất cả chúng ta cũng đã từng nghe những lời thúc giục lặp đi lặp lại là trau dồi đức tính tốt trong bản thân, bởi vì đức tính tự nó là phần thưởng, nhưng điều đó cũng là một sự đơn giản hóa quá mức, oversimplification. 
“What doesn't kill you makes you stronger”
Là một câu nói phổ biến cho thấy rằng việc đối mặt và vượt qua thử thách, nghịch cảnh có thể dẫn đến sự phát triển và khả năng phục hồi của bất cứ ai. Mặc dù ý tưởng này có thể tạo động lực và truyền cảm hứng cho mọi người kiên trì hơn, vững vàng hơn trong những tình huống khó khăn, nhưng điều quan trọng là phải nhận ra rằng không phải mọi thử thách và trải nghiệm đều có lợi hoặc vô hại.
Nhiều thách thức và căng thẳng thực sự có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của một người, ngay cả khi chúng không dẫn đến cái chết ngay lập tức. Dưới đây là một số lý do tại sao những thứ không giết chết bạn vẫn có thể gây hại:
Physical and Mental Health Impact - Tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần: Căng thẳng, chấn thương và nghịch cảnh đang diễn ra có thể có tác động bất lợi đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Ví dụ, căng thẳng mãn tính có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, trầm cảm, lo lắng và rối loạn tự miễn dịch.
Long-Term Consequences - Hậu quả lâu dài: Một số trải nghiệm có thể không gây tổn hại ngay lập tức nhưng có thể gây ra hậu quả lâu dài. Ví dụ, tiếp xúc với chất độc môi trường có thể không gây bệnh ngay lập tức nhưng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau này.
Emotional and Psychological Damage - Thiệt hại về cảm xúc và tâm lý: Chấn thương về cảm xúc và tâm lý, ngay cả khi nó không gây tổn hại về thể chất, có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của một người. Nó có thể dẫn đến các tình trạng như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và ảnh hưởng đến khả năng hình thành các mối quan hệ lành mạnh và có một cuộc sống trọn vẹn.
Societal and Cultural Factors - Các yếu tố văn hóa và xã hội: Các yếu tố văn hóa và xã hội có thể ảnh hưởng đến cách mọi người nhận thức và phản ứng với nghịch cảnh. Ở một số nền văn hóa, có thể có sự kỳ vọng về khả năng phục hồi và chủ nghĩa khắc kỷ, điều này có thể ngăn cản các cá nhân tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc thừa nhận nỗi đau tinh thần của họ.
Coping Mechanisms - Cơ chế đối phó: Mọi người có thể phát triển các cơ chế đối phó không lành mạnh để đối phó với nghịch cảnh, chẳng hạn như lạm dụng chất gây nghiện hoặc hành vi tự hủy hoại, có thể gây hại theo thời gian.
Vậy thì:
It's essential to recognize that 
(1) not all challenges are inherently beneficial, 
(2) and not all adversity leads to personal growth.
(3) seeking support, both emotionally and professionally, can be crucial when facing difficult situations to minimize potential harm and promote resilience. 
Credit ảnh: Mai Giang, khi tụi mình tham gia kỳ học quốc tế đầu tiên tại Campus UTCC, Bangkok, 2022
Credit ảnh: Mai Giang, khi tụi mình tham gia kỳ học quốc tế đầu tiên tại Campus UTCC, Bangkok, 2022
Just think deep 
Thương mến,
An Bình.
P/s: A more accurate phrasing of the saying "what does not kill us makes us stronger" could be:
"What does not kill us can sometimes make us stronger."