Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể xem clip tại đây:


Dành cho người đọc: Người viết bài này không bàn đến chính trị. Nếu bạn mong chờ một cuộc tranh luận về quan điểm chính trị hiện tại của dân Do Thái với cái nhìn về vũ trụ của người Levant thì bài này không dành cho bạn. Nếu bạn quan tâm đến lịch sử thì đây chính là nơi bạn cần tìm.

Một lịch sử đầy biến động ở nơi giao thoa văn hóa Đông - Tây

Ben Stanhope có nhiều bài viết khảo sát về vũ trụ quan ở vùng Cận Đông. Trong quá trình viết bài, ông có vẽ một bức họa về vũ trụ của người Israel cổ. Nhưng nó không hoàn toàn là vũ trụ học của người Israel cổ, mà là của phía tây vùng Levant, khu vực ngày nay là Israel, Lebanon, một phần Syria và Jordan vào khoảng 1200 TCN - 800 TCN.
Một phần bức ảnh minh họa của Ben Stanho
Đó là vùng giao nhau giữa phương Đông (vùng đồng bằng Mesopotamia) và phương Tây (vùng Địa Trung Hải), nơi có rất nhiều tư tưởng được hình thành và hòa trộn. Vào khoảng năm 1250 TCN, cuộc xâm lược của người Dorian chạm tới Hy Lạp; năm 1184 TCN thành Troy sụp đổ. Vùng Địa Trung Hải châu Âu nhanh chóng rơi vào thời kì đen tối mãi đến tận năm 750 TCN, nhưng những người dân tị nạn từ khu vực đó đã kích động những cuộc biến động chính trị. Các cuộc chiến tranh, đặc biệt là ở miền duyên hải, đã đẩy nhiều người vùng Levant đến các cao nguyên phía Nam, vùng đồi núi mà phía nam của nó là cao nguyên Golan - và đó là nơi Do Thái giáo lần đầu xuất hiện, không hoàn toàn là một tôn giáo mới, mà là một phần tự nhiên của các tín ngưỡng địa phương, giữa những người có chung hoàn cảnh chính trị.
Cuộc xung đột vào cuối thời kì Đồ Đồng
Hãy nhìn vào bản đồ và bạn sẽ biết khu vực mà chúng ta đang khám phá. Đây là thế giới của người Levant phía Tây vào khoảng năm 900 TCN, 300 năm sau khi người dân Địa Trung Hải xuất hiện. Vũ trụ quan mà chúng ta đang bàn phổ biến nhất ở nhà nước Phoenicia, mà sau đó trở thành Israel, Judah, Aram. (Nhà nước Philistine định cư ở một nơi khác gần Ai Cập có một tôn giáo hoàn toàn khác).
Các vương quốc vùng Levant, năm 900 TCN
Do Thái giáo đầu tiên nổi lên ở vùng cao nguyên vào những năm 1100 TCN, nơi mà sau này gần như toàn bộ vùng phía Bắc và phía Đông trở thành Israel. Nếu bạn sống vào thời đó, thì siêu đô thị thống trị toàn bộ vùng đất là thành Tyre, trục bánh xe của toàn vùng Phoenicia. Người dân vùng cao nguyên chẳng thân thiết gì với dân Tyre, hay bất kì dân cư tị nạn chạy từ các đô thị duyên hải khác, họ coi những người đó như những kẻ phản bội. Tuy nhiên họ lại có những điểm chung to lớn: một hệ tiếng nói Hebrew từ vùng Cognac (gần với tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha hiện nay)

Biểu tượng và triết lí trong minh họa vũ trụ của Stanhope

Và bây giờ xin mời dạo quanh một vòng vũ trụ của người Levant qua minh họa của Stanhope và tìm ra vài điểm lí thú.

"Thượng thủy vực" (the waters above) là cách nói văn vẻ của "bầu trời" (sky'ss). Đây cũng là sự phản chiếu về mặt ngôn ngữ học, với từ trong ngôn ngữ Hebrew cho bầu trời (שָׁמַיִם, “shamaim”) là một biến thể của từ ghép sham-maim,” “there-water". Và từ để chỉ mặt trời là שמש, “shemesh,” “there-fire,” những từ này cũng tương tự trong tất cả các phương ngữ vùng đó.
"Đại thâm uyên" Hỗn độn long (the great deep và chaos dragon) đều là những gì còn sót lại từ tư tưởng của người Akkadia và Sumeria, phổ biến ở các phiên bản đầu tiên của kinh Thánh. Vũ trụ quan cổ xưa chia thế giới ra thành từng tầng biển, đất và bầu trời, với những con quái vật được thuần hóa bởi thần Marduk: 
לוויתן (“Leviathan”) biểu tượng cho biển cả, là quái vật hình rồng canh giữ cổng địa ngục, sống ở nơi tận cùng Đại thâm uyên. 
בהמה (“Behema”) biểu tượng cho lục địa, với minh họa giống một loài khủng long Sauropoda.
זיז (“Ziz”) là một con bằng mã thống trị bầu trời, giống như loài Côn Bằng trong thần thoại Trung Hoa hay quái thú Anzu trong văn hóa Sumer và chim phượng hoàng trong thần thoại Hy Lạp.
Cả ba loài đều xuất hiện trong các tài liệu Hebrew, và nay đã được thuần hóa bởi Chúa.
Ba hỗn độn thú.
Cõi u minh Sheol được miêu tả như một vùng đất bụi bặm, khô cằn, nơi các linh hồn lang thang vô định.
Tư tưởng này gắn chặt với lịch sử về khái niệm "Chúa" trong Do Thái giáo. Năm 1200 TCN ở hầu hết các vùng phía Nam vùng Tây Levant, các ngôi đền địa phương đều thờ thần El (ngưu thần) và người vợ Asherah. "Yahweh" xuất hiện như một vị thần ở vùng Viễn Nam, một vị thần trẻ và anh hùng - mà trong mô tả rất giống thần Mithras sau này. Sự dung hợp của hai nhóm này đầu tiên là việc đưa Yahweh vào các đền, và sau đó coi thần này như vị thần đứng đầu, sau đó đồng hóa với El (và phần nào với Asherah), và cuối cùng đồng bộ với toàn thể hệ thống đền thờ, mà ngày nay một nhánh được biết đến như Yahweh, El và Elohim - tồn tại được coi như Chúa trời của người Semit.
Thâm uyên hỗn độn long có thể là một biểu tượng của Leviathan, khá giống với hình tượng Tiamat trong văn hóa vùng Mesopotamia; chúng ta không biết hình dạng của nó như thế nào trong văn hóa phương Tây.
Marduk solo Tiamat kèo chặt tr... à tay

Khi mà từ Ziz hoàn toàn biến mất khỏi hệ thống ngôn ngữ, hai vị thần còn lại vẫn tồn tại trong từ vựng Hebrew, trong đó "leviathan" biểu tượng cho loài cá voi (như trong tác phẩm Moby Dick), trong khi "behema" (số nhiều là behemoth) để miêu tả các loài bốn chân ngu ngốc to lớn như cừu hay dê. Thậm chí nó vẫn còn tồn tại trong các câu chửi tục lăng mạ người khác như “yá behemá,” (đồ con bò ngu xuẩn)
Cõi u minh Sheol được miêu tả như một vùng đất bụi bặm, khô cằn, nơi các linh hồn lang thang vô định. Trong vũ trụ quan ở thời điểm đó, nó là hậu kiếp duy nhất; quan niệm về thiên đàng và địa ngục, nhân quả kiếp sau và những thứ khác chỉ xuất hiện vào khoảng năm 150 TCN, hàng trăm năm sau đó. Địa phương duy nhất gần với mô tả về Sheol xuất hiện trong cuốn 11 trường ca Odyssey. Văn bản của Homer được viết vào những năm 750 TCN, dựa trên những câu chuyện dân gian truyền khẩu cách đó ít nhất cả trăm năm làm cho hai khái niệm này gần như không cùng thời điểm.
Có một vài liên hệ ngôn ngữ học thú vị ở đây, ví dụ Homer sử dụng ζοφών” (zophon) để mô tả "hắc ám, bóng tối" và "phía Bắc", và việc đi thuyền trên biển προς ζοφών (DG: tôi không biết đọc tiếng Hy Lạp, làm ơn đừng hỏi). Cùng lúc đó ngôn ngữ Hebrew dùng צָפוֹן (“tzaphon”) để chỉ phương Bắc, một từ kì lạ không có liên hệ gì đến các ngôn ngữ Cognac.
Vậy những gì bạn thấy trong bức tranh không phải là vũ trụ quan của riêng người Israel, mà là của vùng đất giao thoa giữa vùng Mesopotamia cổ đại và Địa Trung Hải, dùng chung các tư tưởng của cả phương Đông và phương Tây, qua các thương cảng ở Tyre và Sidon.
Như đã đề cập ở trên, Do Thái giáo nổi lên ở các nước có địa hình đồi núi, khiến nó rất khác biệt so với các đô thị cổ lân cận. Vương triều của vua David (vào khoảng năm 1000 TCN), đã biến Chúa trời - gần như gắn liền với các đền thờ -  thành một biểu tượng quốc gia. Và kết quả là nhiều nguồn kinh Thánh đã dành khá nhiều thời lượng để lăng mạ các tôn giáo địa phương, như Ba’al Tzur - vị chúa của thành Tyre. (Mỗi thành phố có một vị thần địa phương (như thành hoàng làng ở Việt Nam). Ba'al không phải vị thần được tôn sùng nhất, nhưng được dùng như một công cụ để giữ gìn nền chính trị.
Tuy nhiên thì điều này vẫn còn tốt trước khi chủ nghĩa độc thần xuất hiện, điều xảy ra sau cuộc chinh phục của người Babylon vào năm 776 TCN, thời điểm mà "tao có thần của tao, mày có thần của mày, thần của tao đập chết thần của mày". Điều này giải thích cho sự phức tạp của vũ trụ quan không phải một điều bất thường.

Những chia cắt về địa lí và tín ngưỡng

Quãng thời gian này đi đến kết thúc vào khoảng năm 800 TCN đến 750 TCN, nhờ vào những người ở vùng Địa Trung Hải. Ở Hy Lạp, bộ máy chính trị sau này biến thành các thành bang cổ đại đã hình thành, giao thương với Phoenicia được thiết lập lại và chữ viết dần xuất hiện. Ở Mesopotamia, một loạt các đế chế được thành lập và chinh phục những nơi xung quanh. Assyria chiếm vương quốc Israel vào năm 720 TCN, và sau đó bị những người Babylon chinh phục, và cuối cùng rơi vào tay người Ba Tư.
AYO, YOLOLO...
Điều này làm ảnh hưởng sâu rộng đến Do Thái giáo: sau trận Carchemish vào năm 605 TCN, Babylon trục xuất một lượng lớn các trí thức tinh hoa theo Do Thái giáo đến Babylon, chuyển những người ở vùng khác trong đế chế đến Judah. Những tinh anh này cuối cùng phát triển một tôn giáo khác mà không còn bị trói buộc vào địa lí và các đền thờ; chủ nghĩa độc thần nhen nhóm từ đây. Khi Babylon sụp đổ trước Ba Tư 67 năm sau, một nhóm lưu đày đã quyết định quay trở lại và tái định cư tại vùng đất cũ, gây ra xung đột vũ trang nghiêm trọng.
Kết quả cuối cuối cùng là giai đoạn 2 của chủ nghĩa độc thần Do Thái giáo trở thành tôn giáo trính trị thống trị toàn bộ vùng nhiều thế kỉ sau đó, với xung đột nội chiến giữa "nhóm ly khai" và nhóm "Hellenizers", những người muốn mở rộng tôn giáo tới các vùng đất khác. Nhóm này sau đó đã bị ràng buộc bởi các cuộc xâm lăng của người Macedonia (dưới triều đại Alexander Đại đế) và sau đó là người Roman.

Vậy hãy nhìn lại bản đồ này một lần nữa. Bạn không chỉ quan sát vũ trụ quan của một tôn giáo nhỏ vào một thời điểm cụ thể; đó là thế giới trong mắt của những người sống ở vùng giao thoa văn hóa quốc tế lớn nhất trong giai đoạn chuyển giao lịch sử. Một vùng đất sau khi chết của người vùng Địa Trung Hải ở phía dưới một con hỗn độn long của văn hóa Mesopotamia, vòm trời của người Hy Lạp và người Thiên Chúa giáo trong nhiều thế kỉ. Bản đồ này chỉ có thể tạo ra nhờ những cuộc giao thương trên biển và đường bộ, nhờ sự di chuyển của những người sống vào cuối thời Đồ Đồng, những kẻ lang thang làm mọi thứ từ đấu tranh chống Ramses đến kiến tạo Rome.
______________________________________