Vô vàn bất cập về quy định xử lý tài sản gắn liền với đất khi cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất là một trong những phương thức cưỡng chế mang nhiều khó khăn, phức tạp nhất trong thi hành...
Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất là một trong những phương thức cưỡng chế mang nhiều khó khăn, phức tạp nhất trong thi hành án dân sự (THADS) hiện tại. Nói khó khăn là bởi, ngoài việc thường gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của người phải thi hành án và những người liên quan, thì những bất cập trong các quy định của pháp luật về biện pháp này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng
Quy định hiện hành còn quá nhiều bất cập
Bất cập đầu tiên phải đề cập liên quan đến kê biên quyền sử dụng đất. Theo khoản 2 Điều 110 Luật THADS nêu rõ: “Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó”.
Rõ ràng, quy định này mâu thuẫn với Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và trên thực tế công chứng viên từ chối công chứng hợp đồng mua bán tài sản trong trường hợp quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
"Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất", Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ.
Chưa hết, có quy định tại khoản 2 Điều 117 Luật THADS về việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất. Điều khoản hiện hành chưa quy định cụ thể để giải quyết đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và trước khi có bản án phúc thẩm.
Hay trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên “buộc tháo dỡ, di dời nhà, cây trồng, công trình kiến trúc để giao trả quyền sử dụng đất; buộc tháo dỡ công trình kiến trúc trên đất để dành lối đi nhờ, lối tiêu thoát nước...” thì địa phương có thể rơi vào cảnh lúng túng không rõ áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 117 Luật THADS hay áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định theo Điều 118 Luật THADS rồi mới áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 117 Luật THADS.
Đáng chú ý, đa số các trường hợp phải thi hành cưỡng chế đều có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, chây ì, cố tình kéo dài thời gian, cản trở việc thi hành án. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA của Bộ Tư pháp, Bộ Công an chỉ quy định về phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong THADS, chưa quy định hỗ trợ chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản.
Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS thì “số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó”.
Có điều, trong trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng có người được thi hành án thứ 3 ở tỉnh khác đang ủy thác về. Khi nhận được hồ sơ ủy thác thì đã ra quyết định cưỡng chế, nhưng quyết định ủy thác lại được ban hành trước quyết định cưỡng chế.
Trường hợp này, vướng mắc ở chỗ khi thanh toán tiền cho người được thi hành án theo Điều 47 Luật THADS có thanh toán cho người thứ 3 hay không; trường hợp sau khi các đương sự thỏa thuận theo quy định khoản 6 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP nhưng đang thực hiện phát mãi tài sản mới phát sinh người được thi hành án mới thì người được thi hành án này có được ưu tiên thanh toán hay không.
Đồng thời, do chưa có hướng dẫn khi số tiền còn lại sau chi trả lần đầu theo quyết định cưỡng chế thì việc chi trả lần sau cho những người được thi hành án tiếp theo, cơ quan thi hành án phải ban hành một văn bản với hình thức như thế nào?
Phương án giải quyết như thế nào?
Ở vấn đề đầu tiên, trên thực tế đây là vướng mắc xuất phát từ quy định pháp luật chưa thực sự có sự đồng bộ. Phía Tổng cục THADS cho biết vẫn đang phối hợp với các ngành liên quan trao đổi để thống nhất phương án thực hiện trong thời gian đề nghị xem xét sửa đổi quy định của các Luật nêu trên.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất