Tóm tắt kết luận (và TL;DR)

Thời Hậu Lê chính là thời đại hoàng kim của Việt Nam, điều này là chắc chắn.
Dưới vương triều lừng lẫy của Lê Lợi, quốc gia của người Việt lại một lần nữa vươn lên từ đống tro tàn, đẩy lùi người Hán vĩnh viển trong khi dùng mọi cách để phục hưng đất nước. Cơ sở hạ tầng được tái thiết, tham nhũng bị đẩy lùi, dịch vụ công được phục hồi, và tiền đồng, vốn không dễ gây siêu lạm phát như tiền giấy, được tái đưa vào sử dụng, giúp nền kinh tế bùng nổ.
Trong khi đó, dưới triều đại của hoàng đế Lê Thánh Tông, sức mạnh của nước Việt quân chủ chạm đến đỉnh cao. Đây cũng là giai đoạn mà người Việt tin vào sự ưu việt và biệt lệ của chính mình, thứ đã tô màu lăng kính mà người Việt dùng để nhìn thế giới, khiến họ nghĩ rằng việc họ tùy tiện hoạn sứ thần và thường dân từ cả vương quốc Malacca lẫn nhà Minh là không hề sai trái và cũng không sợ bị trả đũa.
Và quả đúng là như vậy, không hề có một hậu quả nào xảy đến do hậu quả của hành động tàn bạo đó như họ đã đoán trước, bởi sức mạnh của Đại Việt đã được quốc tế công nhận đến mức không quốc gia nào dám thách thức nó. Cả Champa và Lào đều bị xâm lược vào thời Hồng Đức Thịnh thế dưới triều vua Lê Thánh Tông, vốn cũng chứng kiến lãnh thổ Việt Nam mở rộng nhanh chóng.
Tượng vua Lê Thánh Tông, hoàng đế của Việt Nam vào giai đoạn hưng thịnh nhất của nhà Lê từ năm 1460 đến 1497:

Trong khi đó, ở lĩnh vực dân sự, bộ luật Hồng Đức, chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa nhưng vẫn khác biệt với một số đặc trưng Việt Nam (chẳng hạn như nhiều quyền bình đẳng hơn cho phụ nữ) cũng đã được ban hành dưới thời Lê.
Cùng lúc, nghệ thuật và văn hóa Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, với mô hình Tam sảnh, Lục bộ từ thời Đường được áp dụng, trong khi sự phồn thịnh của Việt Nam trở nên rõ ràng đến mức nó không chỉ là một hiện tượng do nhà truyền giáo người Ý Cristophoro Borri ghi lại, mà nó còn đảm bảo rằng Việt Nam thời Lê, ở đỉnh cao của mình, đã chiếm đến 20% dân số và 25% của cải của cả Đông Nam Á, biến nó thành thế lực bá chủ không tranh cãi trong khu vực.
Những cứ liệu nêu trên đây cho đến nay đều chỉ dùng để củng cố lập luận rằng Việt Nam, đặc biệt là vào thời Lê Sơ, đã vươn lên thành một trong những quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới vào thế kỉ 15. Đây thật sự là thời đại hoàng kim của nền văn minh Việt Nam, và ngay cả cho đến ngày nay, so sánh tương đối với thế giới, ánh hào quang của dân tộc này vẫn chưa bao giờ chạm đến cột mốc ấy một lần nữa.

Tư liệu

Le Dynasty of Vietnam
Lê Lợi, Nguyễn Trãi, and the Defeat of the Ming Dynasty
Later Le Dynasty | Vietnamese history
Le Hoang Anh's answer to Why did China burn Vietnamese books when the Ming dynasty annexed Vietnam?
Le Loi | emperor of Vietnam
Lê Lợi - Wikipedia
Nguyễn Trãi - Wikipedia
Reconstructed Vietnamese Official Attires Through Art by Tim Tran on Sinosphere-related
Confucianism in Vietnam
RETURN OF THE CHINESE AND THE LE NOI AND THE LE DYNASTY (1428-1778)
Le Dynasty (1428-1788)
Three Departments and Six Ministries - Wikipedia
Đại Việt sử ký toàn thư - Wikipedia
Vietnam’s historic population
Southeast Asia historical population
King Le Thanh Tong and the Hong Duc Code
Matchlock firearms of the Ming Dynasty
How Rich Was Vietnam? by Tim Tran on Sinosphere-related)
Chữ Nôm - Wikipedia
Turtle Tower - Wikipedia
World History Maps & Timelines
Cham–Annamese War - Wikipedia

Bài dịch của Quan Le được đăng tại group Quora Việt Nam.