Chương II: “Ninh”: Cải cách và sửa chữa một quốc gia hỗn độn
Giảng hòa với Trung Hoa là ưu tiên hàng đầu của nhà Lê, đối với hoàng đế Lê Thái Tổ (trước là Lê Lợi), đó là điều chắc chắn. Trung Hoa vẫn là bá quyền ở Đông Á, và là một trong số, nếu không phải chính xác là, nền văn minh tiên tiến nhất thế giới đầu thế kỉ 15 (nhờ những chuyến chu du quanh thế giới của Trịnh Hòa (1405-1433)), vậy nên tránh chọc giận con ác quỷ hàng xóm chính là lựa chọn khôn ngoan nhất cho một quốc gia mới giành lại độc lập như Đại Việt (tên gọi của đất nước này kể từ năm 1428, do Lê Lợi khôi phục).
Lê Thái Tổ đã tự nguyện tìm cách lấy lại “cảm tình” của thiên triều bằng cách đưa Việt Nam trở lại hệ thống triều cống, dù khó chịu với việc phải cống nộp lễ vật quý giá hằng năm cho nhà Minh, ít nhất thì Đại Việt cũng có cơ hội phát triển với biên giới thanh bình và quan hệ chính trị bên ngoài ổn định. Việc được Tuyên Đức Đế nhà Minh chấp thuận phong vương nghĩa là nhiệm vụ quan trọng nhất đã hoàn thành, cũng tương tự như dưới thời Lí - Trần.
Nhờ có tấm lòng nhân từ của Thái Tổ, tất cả binh lính Trung Hoa còn kẹt lại trên đất Việt (do lúc rút quân quá  vội vàng), đã được hoàng đế Đại Việt tài trợ hồi hương, và được đưa về thẳng Bắc Kinh qua tàu chiến của người Việt, cũng như được hỗ trợ đồ ăn và nhu yếu phẩm của nước Nam.
Tranh vẽ đức Thái Tổ Cao hoàng đế trong bộ hoàng bào mới may (ảnh của Tim Tran):

Sau khi biên giới phía Bắc cuối cùng cũng đã được an toàn, vua Lê chuyển sự chú ý vào tình hình trong nước. Nhu cầu cải cách là rất cấp bách, nhưng việc gì phải làm trước tiên đây? Trong mắt vị hoàng đế, mọi thứ dường như đều quan trọng như nhau. Những người lính chiến đấu bên cạnh Lê Lợi muốn được tưởng thưởng, nhưng còn nông dân cũng đòi đất để cày cấy, và ngay cả nền kinh tế quốc gia cũng cần khẩn trương để ý tới.
Trong một tình huống mà không bên nào vừa lòng, hành động khôn ngoan nhất là không làm hài lòng bên nào cả, ít nhất là vào lúc ban đầu. Thái Tổ đã làm vậy và tập trung nhiều hơn vào cải cách chính trị. Tương tự như dưới triều Lí và Trần trước đó, Thái Tổ tái lập một bộ máy quan liêu Nho giáo, nơi cac ứng viên nhiệt huyết được lựa chọn dựa trên hệ thống khoa cử, vốn ban đầu chỉ được  dùng để  cất nhắc bổ dụng vượt bậc chứ chưa lấy Tiến sĩ (và chỉ được hoàn thiện 35 năm sau đó, dưới triều đại của hoàng đế Lê Thánh Tông).
Bộ máy cai trị truyền thống giờ đây bị tách ra làm hai, với vai trò của cả hai lĩnh vực Dân sự và Quân sự được xác định rõ ràng và tách riêng nhằm tránh xung đột và nhầm lẫn đối với các vị trí quan lại được chỉ định.
Trong khi đó, các khoa thi tuyển chọn nhân tài cũng không khác nhiều so với dưới thời Minh hoặc thời Lí - Trần trước đó.
Dưới thời Lê, cách tốt nhất để trở thành một sĩ tử thành công là thuộc nằm lòng kiến thức về những tác phẩm Nho giáo nổi tiếng và vĩ đại nhất về chính trị, quân sự và triết học. Phần thi “vấn đáp” vẫn tồn tại để thử lòng sĩ tử, và hàng ngàn chữ Hán vẫn cần phải ghi nhớ chỉ để làm được bài thi.
Kết quả  là Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia được cai trị tốt nhất trên thế giới, cùng với nhà Minh Trung Hoa và Triều Tiên (1392-1897). Nguồn nhân lực cao cấp nhất, tinh túy nhất có thể được tìm thấy tại một chỗ duy nhất: sảnh thiết triều vào mỗi phiên chầu.
Tranh vẽ quan văn (trái) và võ (phải), những người điều hành các hoạt động thời chiến và thời bình thông qua các cơ quan dưới quyền (ảnh của Tim Tran):

Sau khi hoàn thành cải cách chính trị, chính sách then chốt tiếp theo của vua Lê là đảm bảo lòng trung thành của quân sĩ của mình được tưởng thưởng xứng đáng, vì lo ngại họ sẽ làm phản nếu việc khen thưởng bị trì hoãn thêm. Theo lẽ thường, tất cả những người đã phục vụ Thái Tổ suốt những năm tháng nằm gai nếm mật, bao gồm kì tài Nguyễn Trãi, đều sẽ được thăng lên chức vụ chính thức, chẳng hạn như Nguyễn Trãi được thăng làm Thượng thư bộ Lại. Những người lính bình thường nhưng quả cảm được trọng thưởng hậu hĩnh với phần ruộng đất của riêng mình.
Trong khi đó, về lĩnh vực kinh tế, hoàng đế hạ lệnh xây dựng cơ sở hạ tầng mới trên quy mô lớn khắp cả nước, bao gồm đường, đê, cầu, kênh. Các công trình đó đến lượt mình lại thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhờ thương mại và trao đổi hàng hóa hiệu quả hơn. Chẳng hạn như đường xá đã giúp cắt giảm đáng kể thời gian di chuyển, khiến cho việc làm ăn của thương nhân dưới thời Lê dễ dàng hơn, qua đó trực tiếp tăng sức tiêu thụ của quốc dân.
Điều này đã mang đến sự phồn thịnh, làm lu mờ những ảnh hưởng ban đầu vốn gây ra nghèo khổ cho nông dân Việt Nam, làm cho cuộc sống của “99%” dân chúng cải thiện mạnh mẽ. Cùng lúc, các đạo luật mới quy định việc đúc và in tiền cũng được thông qua và kiểm soát lạm phát, nhờ đó đảm bảo rằng mức sống của nhân dân không bao giờ chịu ảnh hưởng xấu.
Bên cạnh đó, hiểu rõ tầm quan trọng của tầng lớp nông dân, hoàng đế nhận ra mối liên hệ sống còn giữa họ với sức mạnh và sự phồn vinh của đất nước, cải cách ruộng đất được tiến hành. Ruộng đất của bọn bán nước, tức những kẻ từng cộng tác với giặc Minh, bị sung công để chia cho dân cày.
Tiên Loan Kiều, một trong nhiều cây cầu cùng kiểu dáng được xây dưới thời vua Lê Lợi trong chính sách ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng của ông:

Một phần trong số ruộng đất này cũng được dành riêng cho quan lại, nhưng hoàng đế cũng ra luật lệ mới để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực nảy sinh từ đặc quyền này. So với dưới triều Trần ngày trước, quan lại giờ đây không được ngược đãi dân thường dưới bất cứ hình thức nào vì ỉ mình có địa vị xã hội cao hơn (địa vị của quan lại đứng hàng thứ hai, chỉ sau hoàng đế).
Trên thực tế, ngược lại với tình trạng dưới triều Trần, quan lại giờ đây cũng không còn quyền sở hữu nô lệ hay tài sản lớn, và cũng không được phép tổ chức quân đội riêng như trước đây. Vai trò được nhà nước chỉ định duy nhất của quan lại từ thời Lê trở đi chỉ là thu thuế. Tuy vậy, họ tất nhiên vẫn được hưởng một số đặc quyền, chẳng hạn như được mặc trang phục khác biệt với dân thường, và được sống trong một dinh thực sang trọng, dù nhỏ hơn so với ngày trước.
Chính sách này của vị hoàng đế đã có tác dụng vỗ yên phần lớn dân chúng, những người thoải mái nghỉ ngơi vào ban đêm vì biết rằng công sức mình bỏ ra trên đồng ruộng sẽ không là vô ích. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của hoàng đế Thái Tổ, một tiền lệ đã được thiết lập để từ đó hạn chế quyền lực của tầng lớp quan lại, ngăn chặn nạn tham nhũng và cải thiện đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân.
Tiền giấy, trước đây được sử dụng rộng rãi dưới thời nhà Hồ, đã bị bãi bỏ, như hoàng đế lập luận (và chính xác là như vậy) rằng sự tiện lợi của nó dẫn đến sự dư thừa quá mức tiền tệ trong một khoảng thời gian quá ngắn, dẫn đến lạm phát phi mã không mong muốn. Để đối phó với vấn đề này, tiền xu được khôi phục, các đơn vị đo chiều dài, cân nặng, thể tích, diện tích, cũng như kích cỡ của nhiều loại hàng hóa bao gồm giấy đã được tiêu chuẩn hóa. Thời kì đầu, ngoại thương bị hạn chế để hỗ trợ phát triển kinh tế trong nước.
Một đồng xu có niên đại nhà Lê dưới thời Thuận Thiên của hoàng đế Lê Thái Tổ:

Dưới sự trị vì anh minh của hoàng đế Lê Thái Tổ, lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt độc lập, sự tập trung hóa thật sự đã diễn ra nhờ có các cải cách của nhà vua nhằm tách quyền lực khỏi bàn tay quan lại trung ương và địa phương cho đến khi họ chỉ còn chức năng thực hiện các công việc chung, và ngay cả khi đó, hoạt động này cũng bị đặt dưới sự giám sát của chính quyền. Vì vậy, bộ máy cai trị nhà Lê đã phải tập trung quan tâm các lĩnh vực liên quan đến quân sự, cùng các vấn đề về phát luật và tôn giáo.
Kết quả trực tiếp của những cải cách này là Việt Nam dưới thời Lê đã ổn định và nhanh chóng phục hồi để lấy lại vinh quang từng có dưới thời Lí - Trần. Nhờ đó đặt ra phương hướng để đất nước này phát triển rực rỡ trong suốt thời gian còn lại dưới thời của nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Hoàng đế Lê Thánh Tông (trị vì từ năm 1460 đến năm 1497). Buổi bình minh của một đế chế Đại Việt hùng mạnh đến thời điểm này mới bắt đầu nổi lên.

Chương III: “Đỉnh”: Thành tựu của xã hội dân sự thời Lê
Sự vượt trội của nước Đại Việt, vốn đã tăng nhanh ngay từ đầu triều đại, cuối cùng đã đạt đến đỉnh cao dưới “Hồng Đức Thịnh thế” [洪德晟世] vào năm 1460, khi hoàng tử Lê Tư Thành lên ngôi hoàng đế khi chỉ mới 18 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức). [Đoạn này tác giả viết sai sử liệu khá nặng nên mình sửa lại, Lê Thánh Tông không phải thái tử mà chỉ là một hoàng tử, lên ngôi sau khi Lê Nghi Dân bị bức tử trong cuộc binh biến do các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Niệm tiến hành]
Lòng nhân từ của Tư Thành có thể được thấu hiểu thông qua hoàn cảnh những năm đầu đời của ông với tư cách một hoàng tử. Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn thái tử Bang Cơ lên ngôi, tức vua Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được thái hậu Nguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được vua Nhân Tông coi như người em hiếm có.
Vậy nên khi chú của mình là Lê Nghi Dân cướp ngôi và bức tử vua Nhân Tông năm 1459, Tư Thành biết chính xác mình cần phải làm gì để tránh bản thân phải đối mặt với số phận  bi thảm như hoàng huynh và thái hậu. Khá đơn giản, ông tỏ vẻ một con người vô hại chỉ ham thú học hành, chứ không để tâm đến thực tế tàn khốc của cuộc sống hàng ngày, và nhờ đó không bị ông chú xem là một mối đe dọa.
Tuy nhiên nỗ lực đó không hề vô ích, và thực tế cuối cùng đã được đền đáp khi các quan lại trung thành với hoàng đế Nhân Tông lật đổ kẻ cướp ngôi Lê Nghi Dân chỉ sau 8 tháng cầm quyền tàn bạo, và đưa Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi. Bằng cách này, Tư Thành đã có được quyền kiểm soát cả đế chế.
Chân dung hoàng đế Lê Thánh Tông:

Mặc dù việc Lê Thánh Tông nổi lên giành lấy quyền lực không có gì lạ lẫm (như những người quen với lịch sử Trung Hoa sẽ nhận ra, bởi vì nó gần như giống hệt những diễn biến đưa hoàng đế Đường Huyền Tông lên ngôi khoảng 700 năm trước đó), nó lại có vai trò khiến ông trân trọng sứ mệnh trị vì Đại Việt hơn, và qua đó mở đường cho 37 năm phồn vinh tột đỉnh của người Việt, khi đất nước trở thành một trong những thực thể chính trị tiên tiến nhất trên toàn thế giới, đứng đầu Đông Dương và đứng thứ hai Đông Á chỉ sau Trung Hoa thời Minh.
Ngày nay được biết đến như là “Hammurabi của Việt Nam”, triều đại của Lê Thánh Tông đặc trưng bởi những cải cách sâu rộng hơn được thực hiện trên toàn quốc, tất cả đều làm Đại Việt trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới cuối thế kỉ 15.
Cũng như Lê Lợi trước đó, những cải tiến ban đầu của Lê Thánh Tông đối với vương triều Hậu Lê đều là về chính trị và tư tưởng, nhưng lần này chúng được tiến hành với một thay đổi lớn. Nhận thức được rằng sự phồn thịnh của hai triều đại Lí - Trần trước đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu mới nhất từ quốc gia láng giềng lúc bấy giờ, nhà Tống Trung Hoa (960-1279),  Lê Thánh Tông quyết định chống lại truyền thống và “cải tiến” quốc gia dựa theo mô hình quản trị của nhà Tống, thay vì của nhà Minh đương thời như cách Triều Tiên đã làm.
Khách quan mà nói, mấu chốt của mọi khác biệt đều nằm ở điều này. Nhà Tống là đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa không chỉ về văn hóa, mà còn về khoa học, xã hội và lễ nghĩa. Ngược lại, nhà Minh chỉ là một chiếc bóng của hào quang quá khứ, trì trệ về khoa học kĩ thuật, chuyên quyền tàn bạo và cực kì bài ngoại. Do đó, thật sự có thể nói hoàng đế Lê Thánh Tông đã đưa ra quyết định anh minh nhất trong lịch sử bằng cách áp dụng mô hình nhà Tống, vốn bản thân dựa trên hình mẫu của nhà Đường trước đó.
Tranh vẽ hoàng đế Lê Thánh Tông trong trang phục thiết triều (ảnh của Tim Tran):

Việc cai trị đất nước của triều đình được một vị hoàng đế có lí trí định hình dựa trên hình mẫu của nhà Tống. Không giống như nhà Minh Trung Hoa, ở Việt Nam bấy giờ không hề có “Chủ nghĩa chuyên chế phương Đông”. Hoàng đế không sở hữu quốc gia, mặc dù là người đứng đầu nhà nước, quốc gia thuộc về nhân dân, quân đội, quan lại, và tổ tiên. Hoàng đế dù có muốn cũng không thể trở thành một nhà độc tài để ra lệnh cho thần dân mà không bị thắc mắc.
Quyền lực của hoàng đế chịu nhiều giới hạn, và bị chia sẻ với cơ quan chính vụ trung ương (mặc dù có địa vị thấp hơn hoàng đế). Cơ quan này thật ra được dựa trên hình mẫu của nhà Đường chứ không phải nhà Tống, dưới hệ thống “Tam sảnh, Lục bộ” nổi tiếng, phân định quyền lực hành chính thành 3 nhánh, dưới dạng một hình thức “phân chia quyền lực” phiên bản sơ khai.
Trong hệ thống đó, 3 “sảnh” có quyền lực ngang nhau, mỗi sảnh giám sát thẩm quyền của các sảnh còn lại giống như những gì các nhánh Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp thực hiện ngày nay trong các nền dân chủ tự do đa đảng, như Thịnh vượng chung Australia (1788-nay), hoặc Hợp chúng quốc Hoa Kì (1776-nay). Các cơ quan này vẫn đứng dưới vua Lê, người đứng trên chúng về thứ bậc chính trị, nhưng điều quan trọng là quyền lực được chia sẻ giữa hoàng đế và chính quyền trung ương nhà Lê, như đã nêu ở trên.
Cơ quan đầu tiên trong ba sảnh này được gọi là “Trung thư sảnh” [中書省], có nhiệm vụ đưa ra quyết sách và soạn luật. Cơ quan thứ hai là “Thượng thư sảnh” [尚書省], tập trung vào việc chấp hành các quyết sách được Trung thư sảnh đưa ra. Cơ quan cuối cùng là “Môn hạ sảnh” [門下省], thẩm tra các chính sách được Thượng thư sảnh thi hành.
Ngoài ra dưới quyền Thượng thư sảnh còn có 6 bộ, bao gồm Lại bộ 吏部, Hộ bộ 戶部, Lễ bộ 禮部, Binh bộ 兵部, Hình bộ 刑部, Công bộ 工部. 6 bộ này chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề khác nhau nhưng đều chủ yếu là về dân sự của xã hội Việt Nam. Kết quả của sự phân chia này ở cả tam sảnh, lục bộ là sự ổn định nội bộ ngay lập tức trong lĩnh vực chính trị.
Tóm tắt phương thức phân định quyền lực hành chính trong hệ thống Tam sảnh, Lục bộ sử dụng dưới thời Lê dựa theo hình mẫu của nhà Đường và điều chỉnh cho phù hợp với thể chế của Việt Nam:

Trong khi đó, trên lĩnh vực tư tưởng, trong khi hai triều đại Lí - Trần trước đây là các chính quyền Phật giáo (ít nhất là đối với thường dân), vua Lê phục hồi Tân Nho giáo với tư cách là ý thức hệ quốc gia, chính thống của nước Việt. Tân Nho giáo tất nhiên là một sản phẩm đến từ Trung Hoa và được hoàn thiện dưới thời Tống, và về cơ bản là vừa duy lí vừa thế tục hơn so với nền tảng của nó là Nho giáo cổ điển, vốn đã tồn tại hơn 2500 năm từ thời Xuân Thu (771-476 TCN).
Điểm mấu chốt là ý thức hệ này quan niệm rằng nhà nước phải được những con người có phẩm chất cao quý, chứ không phải những người có xuất thân quý tộc, điều hành; do đó, các kì thi khoa bảng 3 năm một lần đã được khôi phục đầy đủ, trái ngược với tình hình dưới thời Lê Lợi, khi chúng chỉ được tổ chức một phần. Rất nhanh chóng, kì thi toàn diện đầu tiên được tổ chức vào năm 1463. Không những vậy, nó còn gián tiếp giúp chuyển quyền lực ra khỏi bàn tay tầng lớp quý tộc, qua đó giúp nhà Lê tập trung hóa quốc gia hơn nữa.
Đối với giới quan lại, họ được tổ chức thành một hệ thống phân cấp gồm 9 cấp bậc khác nhau, qua đó biến bộ máy cai trị của Đại Việt thành một tổ chức có tính trật tự cao. Vì Đại Việt lúc này là một quốc gia vận hành trơn tru, và nhờ có sự tập trung của những người Việt tài năng mà phần lớn làm việc cho triều đình, quốc gia này đã nhanh chóng đạt được rất nhiều thành tựu, trong đó chủ yếu là về nhân khẩu học, sử học, bản đồ học, và các vấn đề về pháp luật.
Chẳng hạn, ngành chép sử học và lưu trữ đã có những bước tiến dài. Trong thời Hồng Đức, bộ sử nổi tiếng “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” (大越史記全書) do sử quan Ngô Sĩ Liên khởi biên, hoàn thành năm 1479 [nhưng chưa được khắc in để ban hành rộng rãi, mãi đến năm 1697 mới được phát hành lần đầu], gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng trong huyền thoại (2879-258 TCN) đến năm 1427, khi nhà Hậu Lê được thành lập.
Điểm quan trọng nhất là bộ sử này chống đỡ những khái niệm lần đầu tiên xuất hiện về một bản sắc chung của dân tộc Việt Nam, trong đó một tộc người được gọi là người “Kinh” ràng buộc nhau không phải qua huyết thống mà qua một nền văn hiến và lịch sử chung. Điều này từ đó về sau đóng vai trò tăng cường sự thống nhất của dân tộc Việt Nam đến mức mà dù đất nước này có bị ngoại bang xâm lăng bao nhiêu lần đi chăng nữa thì khái niệm “ta và chúng” luôn thống trị tâm trí của người Việt.
Chân lí này sẽ được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong thế kỉ 20, khi mà Pháp, Nhật, và tất nhiên là Mĩ đều không thể đánh gục một dân tộc Việt Nam vững chải và thống nhất về văn hóa.
Một trang sử trong bộ Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên:

Một cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc được tiến hành vì mục đích thu thuế đã ghi nhận con số khoảng 4 triệu người vào khoảng giữa thế kỉ 15, biến Đại Việt thành đế chế lớn nhất ở Đông Nam Á, chiếm khoảng 20% dân số toàn vùng.
Sau lần điều tra đầu tiên, mỗi sáu năm sẽ lại có một cuộc điều tra được tiến hành để theo dõi sự phát triển nhân khẩu học của đế chế. Cùng với đó là 13 đạo thừa tuyên (dựa theo hình mẫu Trung hoa) nằm dưới quyền của vua Lê Thánh Công nhưng vẫn có các cơ quan quản lí riêng là ti Hiến (coi chuyện luật pháp), ti Thừa (coi chuyện hành chính), và ti Đô (coi chuyện quân sự). Tương tự, trên lĩnh vực bản đồ học, lần đầu tiên cả đất nước được vẽ bản đồ đầy đủ dưới thời Lê, cho phép người Việt đạt được hiệu quả cao hơn trong việc quản trị quốc gia.
Vì Tân Nho giáo vẫn còn là một hệ tư tưởng mới ở trong nước, vua Lê hạn chế việc xây dựng các công trình mang danh nghĩa Đạo giáo và Phật giáo, và đặt ưu tiên hàng đầu vào đền đài Nho giáo. Điều này cũng đã có tác động tích cực đến nguồn thu thu, bởi giờ đây dưới triều vua Lê Thánh Tông, các nhà sư Phật giáo và Đạo giáo không còn được miễn thuế nữa và phải đóng góp như tất cả mọi người.
Quan trọng nhất là điều này đã cho phép chính quyền tiếp cận thêm vốn để chi cho các dự án cấp thiết, và thậm chí để trả thù lao cho các thầy thuốc của chính quyền, những người được điều động đến các vùng có dịch bệnh trên cả nước.
Tuy vậy, các chính sách của vua Lê vẫn không thể hoàn toàn ngăn cản việc xây dựng thêm các đền chùa Phật giáo hoặc Đạo giáo, trong đó có nhiều công trình được xây dựng cả vào thời Hồng Đức lẫn nhiều năm sau đó, chẳng hạn như “Đền Ngọc Sơn” trong ảnh dưới đây (xây (vào những năm 1700) để vừa tôn vinh triết lí Phật giáo, vừa tôn vinh các anh hùng dân tộc của Việt Nam, một con người thiên tài ba lần đánh bại giặc Nguyên xâm lược: Trần Hưng Đạo (1228-1300)):

Là một nhà cai trị tài trí và đức độ, Hoàng đế thượng vi hành khắp đất nước, đặc biệt là trong năm 1467, tận mắt xem cảnh quan lại tham nhũng bị quăng ra khỏi nhiệm sở. Và không chỉ vậy, những phần đất mà ông phát hiện rằng bị chiếm đoạt bất hợp pháp hoặc bất công từ tay thường dân cũng đều bị tước đoạt khỏi tay địa chủ tham lam và trả lại cho nông dân.
Tuy vậy, thời gian sẽ cho thấy rằng những thành tựu lớn nhất của vua Lê trong lãnh vực dân sự thật ra lại không phải là những thứ đã nêu, thay vào đó là việc biên soạn bộ luật Hồng Đức, thứ mà sau này sẽ được thời gian chứng minh là hệ thống pháp lí hoàn thiện và tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Một đoạn trích từ nghiên cứu của Thư viện Quốc hội Hoa Kì chỉ ra những đặc điểm chính của hệ thống mới này:
“…có tham khảo luật pháp Trung Hoa, nhưng mang những đặc điểm khác biệt của Việt Nam, chẳng hạn như ghi nhận địa vị cao hơn của phụ nữ trong xã hội Việt Nam so với trong xã hội Trung Hoa. Theo bộ luật này, con gái lấy chồng không cần sự cho phép của cha mẹ, và con gái có quyền thừa kế tương đương con trai trong gia đình.”
Bắt đầu được áp dụng từ năm 1483 và có tham khảo phát luật Đại Đường, nó vẫn là bộ luật hoàn thiện nhất của Việt Nam cho đến tận cuối thế kỉ 18 dưới triều đại Tây Sơn (1788-1802), và bao gồm 722 điều, chia làm 13 chương, chép trong 6 quyển. “Thập ác”, trong đó bao gồm các tội như mưu phản và bất hiếu, bị trừng phạt nặng nhất.
Và luật pháp thậm chí cho phép con gái được tự động thừa kế cả gia tài nếu không gia đình không có con trai. Phụ nữ thậm chí có quyền bỏ chồng nếu anh ta vắng mặt trong gia đình trong một khoảng thời gian đủ dài.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất là bộ luật này tăng cường trật tự trong một xã hội vốn đã văn minh cao độ và có tính tổ chức cực kì cao. Giờ đây, dưới sự bảo trợ của bộ luật Hồng Đức cùng những điều luật hợp lí của nó, Việt Nam phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy.
Tranh vẽ quan lại Việt Nam (lại lần nữa), cần lưu ý rằng một số quan lại cũng được chọn để đặc trách đánh giá và giám sát các vụ việc về pháp lí, chứ không phải lúc nào cũng chỉ là quan lại hành pháp như người ta thường nghĩ (Các quốc gia “Đông Á” khác cũng vậy):

Và tất nhiên, lãnh vực Nông nghiệp cũng được phát triển thêm vào năm 1477 với việc nhà vua ban hành các chiếu chỉ điều chỉnh và cải thiện sự phân bổ đất trồng lúa theo các nguyên tắc sau đây (tôi diễn giải lại):
  1. Tất cả mọi người đều có quyền được cấp đất dựa trên tước hiệu và đẳng cấp.
  2. Cứ sau năm một lần sẽ phân phối lại đất
  3. Và hiển nhiên là tiền thuê đất phải được trả cho nhà nước, nhưng thường sẽ ít hơn phần mà chủ đất đòi.
Các cải các này mau chóng cho thấy tính hiệu quả, dẫn đến tăng năng suất nông nghiệp. Và vì nền kinh tế Việt Nam, cũng như tất cả các láng giềng Đông Á của mình (Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản), vẫn dựa phần lớn vào nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bùng nổ rất nhanh, nhờ đó giúp Việt Nam duy trì dân số lớn nhất ở Đông Dương, điều sau này sẽ cho phép quốc gia này đánh bại các láng giềng trong một chuỗi các chiến dịch quân sự thắng lợi ở phương Nam.
Triều đình Lê Thánh Tông quan tâm đến đời sống làng xã hơn bất kỳ một triều vua nào trước đó:
“Dùng hết tiềm lực của nghề nông, mở rộng nguồn trích trữ cho nhà nước”
Theo lẽ tự nhiên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta biết rằng không những Việt Nam không phải đối mặt với bất cứ nạn đói nào trong thế kỉ 15, mà quân đội triều đình còn được dùng để đóng góp vào lãnh vực nông nghiệp trong thời bình.
Tuy vậy, sẽ là sai lầm nếu nghĩ đỉnh cao của Việt Nam về dân sự bị giới hạn ở mỗi thời Hồng Đức. Sự thật là ngược lại, đế quốc Việt Nam vẫn tiếp tục bùng nổ trong suốt 360 năm tồn tại.
Một ví dụ cụ thể là thứ này, khẩu súng trường tiên tiến nhất trên trái đất giữa thế kỉ 17, một phát minh thuần Việt của thời Lê:

Súng hỏa mai Giao Chỉ (Giao Súng 交銃) là vũ khí được chính người Việt thiết kế, lần đầu tiên đưa vào sử dụng vào thời Lê, nhưng dần dần cũng được tiếp nhận ở hậu kì nhà Minh sau khi khám phá ra sự tồn tại của nó từ các tộc người thiểu số phương Nam vốn đã xung đột với Đại Việt vài thập kỉ trước đó.
Và không chỉ nhà Minh mà cả quân lính của Lí Tự Thành (kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống chính quyền cuối thời Minh) và quân Mãn Châu cũng sớm sử dụng nó đến mức mà Giao Súng đã trở thành thứ hỏa khí cầm tay phổ biến nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa nhà Minh và nhà Thanh giữa thế kỉ 17.
Được các nhà quan sát châu Âu và nhà Minh công nhận là “loại súng tốt nhất trên thế giới”  (vượt qua cả súng hỏa mai của Nhật Bản, Ottoman, và châu Âu), loại súng này được cho là có thể bắn xuyên qua nhiều lớp giáp sắt, và có thể giết từ 2 đến 5 người mỗi lần bắn một cách âm thầm.
Bây giờ câu hỏi là làm thế nào mà loại súng này lại có thể được chế tác đến mức ưu việt nhất trên thế giới? Đơn giản là vì Đại Việt vào thời điểm này đã trở thành một tổng hòa khổng lồ và đa dạng của nhiều nền văn hóa khác nhau (nhờ có nền kinh tế phát triển cao, vốn vào những năm 1600 đã hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới, thông qua thương mại rộ nở tại các cảng thị Việt Nam).
Công nghệ chế tác súng của Nhật Bản, vốn được lí thuyết của người Bồ Đào Nha hỗ trợ, cộng với kĩ nghệ Trung Hoa (cũng được phương Tây giúp sức), tăng cường bởi ảnh hưởng Trung Á và cuối cùng là sự khéo léo của người châu Âu, đã cho phép người Việt chế tạo một loại súng hoàn toàn mới có khả năng kết hợp những ưu điểm từ các nền văn minh nói trên, qua đó vượt qua tất cả về công nghệ thuốc súng. [viết lủng củng vkđ]
Cảng thị Hội An (trong ảnh dưới đây, được xây dựng dưới thời Lê) là một trong nhiều thành thị định hướng quốc tế của Việt Nam, không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam bùng nổ mà còn cho phép ảnh hưởng nước ngoài thâm nhập vào bên trong đất nước, mở đường cho kho tàng kiến thức và học vấn đa dạng (theo lẽ tự nhiên, những điều kiện cần thiết cho việc chế tác một loại súng tiên tiến như vậy đã có sẵn, giờ chỉ cần một chất xúc tác, “một mồi lửa cho đám củi khô” để nó thật sự diễn ra, và thứ đó cuối cùng đã xuất hiện với sự mở màn cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627-1672)):

Nhắc mới nhớ, kinh tế Việt Nam thời đó cũng không phải dạng vừa. Trong suốt kỉ nguyên thịnh trị dưới thời Lê Lợi và Lê Thánh Tông, và các đời vua sau đó, Đại Việt đã trở nên giàu có hơn bao giờ hết trong suốt lịch sử mấy trăm năm độc lập của mình.
Hay nói đúng hơn, không tính tới các yếu tố biến động, với việc trình độ phát triển giao thương của nhà Lê và nhà Minh là ngang nhau, và nhà Lê có dân số bằng 5% dân số Trung Hoa, chẳng có gì đáng nghi ngờ khi nói rằng Đại Việt, vốn chiếm đến 25% tổng tài sản của cả Đông Nam Á, đã làm bá chủ kinh tế trên cả bán đảo Đông Dương lẫn các vương quốc Mã Lai Nam Dương.
Một câu chuyện rất nổi tiếng khác đó là trong suốt 360 năm tồn tại của nhà Lê, đất nước đã trở nên phồn thịnh đến mức dân chúng ở Đông Kinh đã được gọi là “những người mặc đồ lụa” để chỉ chất liệu may trang phục của họ. Muốn mặc lụa hằng ngày thì đương nhiên là cực kì tốn kém, vậy nên nếu số đông dân chúng mặc nó như trong dẫn chứng đã nêu thì điều đó có nghĩa là đất nước đã vô cùng phồn thịnh dưới triều đại nhà Lê.
Nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam Cristophoro Borri, đã có rất nhiều ghi chép chứng minh sự giàu có của Đại Việt bấy giờ (bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên và Nguyễn Nghị)
“Còn về tất cả những gì thuộc đời sống hằng ngày, xứ Đàng Trong cũng rất đầy đủ. Thứ nhất là áo mặc, họ có rất nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày. Vì thế đã hơn một lần tôi rất thích thú khi thấy đàn ông, đàn bà khuân vác đá, đất, vôi và những vật liệu tương tự mà không hề cẩn thận giữ cho áo đạp và quý họ mặc khỏi rách hay bẩn.
Điều này không có gì lạ, nếu biết rằng có những cây dâu cao lớn người ta hái lá để nuôi tằm được trồng trong những thửa ruộng rộng lớn như cây gai ở bên ta, và mọc lên rất chóng. Thế nên chỉ trong một ít tháng là tằm được đưa ra nuôi ngoài khí trời và đồng thời nhả tơ, làm thành những cái kén nhỏ với số lượng rất nhiều và dư thừa đến nỗi người Đàng Trong đủ dùng riêng cho mình mà còn bán cho Nhật Bản và gửi sang nước Lào để rồi đưa sang Tây Tạng 19. Thứ lụa này tuy không thanh và mịn nhưng bền và chắc hơn lụa Tàu.”
-Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621 [đọc thêm tại đây]
Tranh vẽ y phục của cả phụ nữ quý tộc và thường dân (nhưng nhiều khả năng là giàu có) dưới thời Lê (tuy nhiên chỉ từ khoảng năm 1500-1700, nguồn từ http://iridescentdream.com):

Borri cũng có nhắc đến nền kinh tế Đại Việt như là một nền kinh tế vô cùng phồn thịnh, ngập tràn những loại trái cây ngon tuyệt và thậm chí có lẽ còn giàu có hơn cả nhà Minh về một số khía cạnh văn minh (điều này như đã nói ở phần trước thật ra không có gì đáng bàn bởi bản thân nhà Minh chỉ là một chiếc bóng mờ của Trung Hoa thời Đường - Tống):
“Ở Đàng Trong cũng còn một loại trái cây nữa, tôi không thấy có ở An Độ, người ta gọi là cam 5. Về hình thù và chất vỏ, nó giống như lựu của ta, nhưng ruột bên trong hơi lỏng phải dùng thìa để múc và có vị thơm và có màu gần giống trái sơn trà chín. Họ cũng có thứ giống như trái anh đào của ta, nhưng mùi vị thì lại như trái nho theo tiếng họ gọi là gnoo.
Sau cùng, xứ Đàng Trong có rất nhiều mỏ kim khí quý và nhất là vàng. Và để hiểu biết thêm bằng vài lời những gì đáng được kể dài dòng hơn nữa về sự giàu có của xứ này thì tôi kết thúc chương này bằng lời của các thương gia Châu Au đã có dịp tới đây. Họ quyết rằng xứ Đàng Trong có nhiều của cải hơn Trung Quốc mà chúng tôi biết là rất dồi dào về mọi thứ. Phải nói thêm ở đây chút ít về các thú vật chúng tôi đã nói là có rất nhiều ở Đàng Trong, nhưng để khỏi nói nhiều, tôi chỉ xin nói về voi và tê giác, nhất là ở xứ này và nhiều chuyện kỳ lạ chưa bao giờ nghe thấy.”
-Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621
Thật vậy, về lãnh vực khai khoáng, các mỏ bạc, thiết, sắt, chì, vàng, và đồng, đã được mở ra khắp cả nước, và thị trường thì lúc nào cũng có nhu cầu rất lớn đối với các loại tài nguyên này, nhất là ở các xưởng của nhà nước vốn sản xuất xa xỉ phẩm cung cấp cho triều đình nhà Lê và vì vậy không được bán ra thị trường cho thường dân.
Tranh vẽ nữ quý tộc và công tử ở Đông Kinh, được dịch bởi một người Nhật thường xuyên viếng thăm Đại Việt dưới thời Lê:

Trong khi đó, về lãnh vực Thương mại quốc tế, Borri cũng không thiếu từ ngữ để miêu tả chi tiết quan hệ kinh tế giữa Đại Việt và các láng giềng Viễn Đông của nó:
“Về vấn đề này, họ không cần phải dùng những mánh lới gì lớn, người ngoại quốc đủ bị quyến rũ bởi đất đai phì nhiêu và thèm muốn những của cải tràn đầy trong xứ họ. Không những người xứ Đàng Ngoài, xứ Campuchia và Phúc Kiến và mấy xứ lân cận đến buôn bán, mà mỗi ngày người ta còn thấy các thương gia đến từ những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Macao, Nhật Bản, Manila và Malacca. Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng Trong để đem hàng hóa xứ này về. Thực ra không phải là mua hàng hóa mà là trao đổi với cùng một thứ bạc kể như hàng hóa, lúc cao lúc hạ tuỳ theo có nhiều hay có ít bạc, tuỳ theo có nhiều hay ít tơ lụa và những mặt hàng khác. Người Tàu và người Nhật là những người làm thương mại chính yếu ở xứ Đàng Trong tại một chợ phiên họp hàng năm ở một hải cảng và kéo dài tới chừng bốn tháng. Người Nhật chở trên thuyền của họ giá trị bằng bốn hay năm triệu bạc, còn người Tàu chở trong tàu họ gọi là “somes” 2, rất nhiều thứ lụa mịn và nhiều hàng hóa khác của xứ họ.
Vì người Đàng Trong không có đồ kỹ nghệ và thủ công nào, không biết kỹ thuật cơ giới, vì đất đai phì nhiêu và thổ sản dồi dào nên họ ăn không ngồi rồi, và mặt khác họ dễ dàng chuộc những của lạ từ các nơi khác đưa tới, nên họ rất hám và chạy theo mua cho bằng được với bất cứ giá nào. Họ không biết tiết kiệm tiền khi sắm những thứ thực ra chẳng đáng giá bao nhiêu, tỉ như bàn chải, kim khâu, vòng tay, hoa tai bằng thuỷ tinh và những hàng lặt vặt.
Sau cùng họ tranh nhau mua tất cả những gì họ thấy miễn đó là đồ mới lạ và từ xa tới, họ tiêu tiền một cách dễ dàng. Họ ham chuộng tất cả các mặt hàng mũ nón, mũ bonnet, thắt lưng, áo sơ mi và tất cả các loại áo của chúng ta vì rất khác các đồ vật của họ. Nhưng họ thích san hô nhất.” -Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621
Mông đồng, một loại thuyền chiến phổ biến và lâu đời của thủy quân Việt Nam, cũng được thường dân thời Lê sử dụng để buôn bán bằng đường biển với các nước lân bang:
Mô hình tàu chiến "Mông đồng" thời Trịnh
Trong khi đó, dưới sự trị vì anh minh của nhà họ Lê, văn hóa và nghệ thuật cũng đạt đến đỉnh cao của lịch sử nước Việt độc lập trong giai đoạn này. Những thành tựu to lớn trong các lãnh vực điêu khắc, xây dựng, và cả hội họa, đều được ghi nhận trong thời Lê.
Các nghề thủ công thời Lê, mặc dù vẫn chỉ mang tính phụ trợ, đã nở rộ tương tự như dưới thời Lí - Trần. Nhiều ngôi làng trong cả nước đã bắt đầu chuyên môn hóa vào một số ngành nghề như dệt lụa, nấu rượu, làm gốm sứ, và nấu vôi.
Kĩ nghệ chế tác da thuộc từ Trung Hoa cũng du nhập vào Việt Nam vào thời kì này. Và tại khắp các đô thị Việt Nam, đặc biệt là tại Thăng Long, thợ thủ công được phân cho các khu phố riêng biệt để sống và tuân thủ những luật lệ chặt chẽ của “phường” nghề, quy tụ những con người cùng chí hướng, để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đó cũng chính là cách mà Đại Việt đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật, một xu thế tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, chẳng hạn như tượng Phật (vì như đã nói ở trên, mặc cho các nỗ lực của Lê Thánh Tông, các hoạt động tín ngưỡng Phật giáo vẫn tiếp tục diễn ra):

Các tác phẩm thư pháp, thêu, và hội họa, trong khi đó cũng được sản xuất trên quy mô lớn dưới thời Lê (điểm đáng chú ý nhất của thư pháp thời Lê là người ta đã bắt đầu viết thư pháp bằng chữ Nôm, thay vì Văn ngôn như dưới thời Lí - Trần, như James Lương (梁孟俊) đã chỉ ra trong câu trả lời rất chi tiết và thú vị của mình cho câu hỏi này.
Có điều chữ Nôm lại khá là phức tạp, và nó đòi hỏi người ta phải học chữ Hán trước khi có thể viết được hoàn chỉnh bằng tiếng Việt. Mặc dù về cơ bản là dựa vào tiếng Hán, chữ Nôm đòi hỏi phải tạo ra các kí tự mới nhằm chuyển tải đầy đủ tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng như chữ Hán, chữ Nôm đúng nghĩa là một loại chữ tượng hình, chứ không phải một bảng chữ cái như Latin):

Thêm vào đó, đồsành sứ, trước đó (gần như) là độc quyền của Trung Hoa, giờ đây cũng bắt đầu được sản xuất ngay tại láng giềng phương Nam của Thiên triều. Chất lượng của loại hàng hóa chế tác tinh xảo này đã càng làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bùng nổ hơn nữa, tương tự như trường hợp của Trung Hoa, khi mà nó được biết đến rộng rãi và luôn được ưa chuộng trên khắp thế giới:

Tương tự, các bức tượng hình con Nghê cũng được tạo ra dưới thời Lê, được tráng men với các màu sắc khác nhau, như con trong hình dưới đây màu xanh và nâu, chất liệu là đá, niên đại khoảng thế kỉ 17:

Và ngay cả lãnh vực kiến trúc cũng có những bước tiến. Một ví dụ cụ thể về các công trình tiêu biểu dưới thời Lê là cổng Đoan Môn. Cao 6 m, rộng 47,5 m, dài 13 m, và được làm chủ yếu bằng gỗ và gạch, đây có thể xem là công trình đại diện cho kiến trúc thời Lê.
Kiến trúc Việt Nam ở thời Lê đã phát triển thành một hình thức nghệ thuật rất riêng biệt nhưng vẫn mang những nét tương đồng với không chỉ kiến trúc Minh đương thời mà còn cả kiến trúc Đường - Tống, không giống như kiến trúc truyền thống Triều Tiên (và cả các công trình hiện đại) chịu ảnh hưởng chủ yếu của phong cách Minh.
Tương tự, Việt Nam cũng khác Nhật Bản ở chỗ kiến trúc của “xứ Mặt trời mọc” chịu ảnh hưởng trước hết từ phong cách thời Đường. Tuy nhiên, khác với cả hai quốc gia trên, Việt Nam lại nằm ở vùng cận nhiệt, điều này càng làm thay đổi nhiều đặc điểm của các kiến trúc Việt Nam. Ví dụ cụ thể là nước sơn ngoại thất của công trình không hề “khoa trương” và rực rỡ như các công trình của nhà Minh Trung Hoa và Triều Tiên cùng thời:

Cũng về đề tài kiến trúc, một trong số những công trình được biết đến rộng rãi nhất trên trường quốc tế của Việt Nam ngày nay cũng được xây dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông để tưởng nhớ kí ức của vua Lê Thái Tổ.
Tháp Rùa nằm ở giữa hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm), một vùng nước huyền thoại nơi mà, theo truyền thuyết, thần Kim Quy được Thiên đình gửi xuống đã nổi lên để trao cho Lê Lợi một thanh gươm thần (giống như Excalibur) của Long Vương để đánh đuổi giặc Minh bạo ngược.
Sau khi sứ mệnh được hoàn thành, thanh gươm đã được Lê Lợi tình nguyện trả lại cho rùa thần (được cho là đến từ chiếc hồ này) vì lo sợ rằng sức mạnh và quyền lực của nó sẽ nuốt chửng vị vua. Tháp rùa vì vậy được xây dựng để vinh danh rùa thần:
[ND: Đoạn này tác giả kể chuyện hay lắm, nhưng rất tiếc là hoàn toàn sai sự thật. Vua Lê Thánh Tông không xây tháp rùa để vinh danh rùa thần mà chỉ dựng Điếu Đài để ngồi câu cá hoy :v người xây nên ngọn tháp này là một bá hộ cuối thế kỉ 19, và ông ấy xây ngọn tháp này cũng chẳng phải để vinh danh ai hết mà chỉ để chôn hài cốt cha mình ở đó hoy :v éo thể hiểu được cái tháp với một đống ô cửa gothic như vậy mà vẫn thở được ra câu nó là do vua Lê xây là thế nào nữa :v  bậy, quá sức bậy]

Như vậy, ta có thể hiển nhiên thấy rằng triều đại nhà Lê thật sự chính là thời đại hoàng kim của Việt Nam với những kì công vô tiền khoáng hậu trong các lãnh vực khoa học, nghệ thuật, và văn hóa, mà cả các triều đại đi trước và cả triều Nguyễn sau này cũng không đạt được, và thậm chí ở một số lãnh vực, nước Việt Nam hiện đại cũng thua kém nhà Lê.
Phần 3:

Bài dịch của Quan Le được đăng tại group Quora Việt Nam.