Vì sao ta nên đọc sách
Tôi không phải là một người hay đọc sách, thông thường chủ yếu tôi sẽ xem những video ngắn, video phân tích về những kiến thức mà mình...
Tôi không phải là một người hay đọc sách, thông thường chủ yếu tôi sẽ xem những video ngắn, video phân tích về những kiến thức mà mình cần trên các nền tảng social media như facebook, youtube,... Tôi làm vây thứ nhất bởi vì nó tiện, thứ 2 bởi vì xem cái gì mà nó có hình ảnh minh họa thì mình cũng dễ "nuốt" hơn là chỉ có chữ và chữ
Nhưng dạo gần đây, khi ngẫm nghĩ về con chữ, về cách học và về mục tiêu sống, tôi lại thấy rằng có khi sách mới thực sự là thứ mình nên tập trung thay vì là chỉ xem những đoạn video đó. Ở đây tôi sẽ nói với bạn vài lí do mà tôi cho rằng mình nên tập trung học qua sách và con chữ.
1. Sách là công cụ truyền tải nâng cao sự tưởng tượng của con người:
Khi bạn xem một video, bạn đã có những hình ảnh được minh họa sẵn. Điều này giúp bạn dễ hình dung ra được viễn cảnh, kiến thức mà tác giả muốn truyền tải hơn.
Nhưng điều này sẽ khó hơn nếu đó là một tác phẩm liên quan đến nghệ thuật, con người bởi chúng vô cùng đa dạng và phụ thuộc vào góc nhìn của từng người. Hình ảnh minh họa trong trường hợp này đôi lúc sẽ bó hẹp trí tưởng tượng của chúng ta lại, khiên ta khó mà thầm thía hết những gì mà tác giả muốn truyền tải.
Tất nhiên cũng sẽ có nhiều tác phẩm văn học được chuyển thể từ tiểu thuyết, con chữ để tiếp cận tới nhiều người dân đại chúng hơn (Harry Potter là một ví dụ điển hình) nhưng để thực sự hiểu được, tưởng tượng ra được thế giới mà tác giả xây dựng thì con chữ vẫn là một thứ tốt hơn.
2. Video có thể gây mất tập trung, nhưng sách thì không
Bạn đang hừng hực khí thế muốn học tập một vấn đề mới, bạn bật Youtube lên để tìm kiếm chủ đề mình mong muốn, nhưng rồi khi bạn nhìn thấy một video về game mình yêu thích, về bài hát mới ra của "ai đồ" của bạn thì gần như ngay lập tức bạn sẽ mong muốn xem nó, dù bạn có bị đánh lạc hướng hay không thì bạn cũng cảm thấy rằng khí thể mình có ban đầu cũng đã giảm xuống đôi chút.
Hiện nay các nền tảng video thông thường sẽ có một thuật toán riêng cho việc vận hành với mục tiêu là giữ bạn lại ở nền tảng đó lâu nhất có thể. Và để làm được điều đấy, thuật toán đã tìm kiếm, thu thập những chủ đề mà bạn thích, tích cực tìm kiếm khi tham gia nền tẳng này và đề xuất cho bạn, từ đó mới gây ra hiện tượng sao nhãng đã nói ở trên.
Còn với sách thì vấn đề này đơn giản là không tồn tại, bạn có thể đọc bất cứ cuốn sách nào, bất cứ chủ đề nào và có thể chỉ tập trung vào vấn đề đó. Đây là tác dụng tập trung của sách.
3. Xem video có thể gây ra chứng Brain-Rot, bội thực dopamine còn sách thì không.
Hai chứng bệnh Brain-Rot và bội thực Dopamine thì đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và tác hại của nó rồi. Khái niệm, kiến thức của hai bệnh này đều dần trở nên phổ biến trong đại chúng và dễ dàng tiếp cận.
Nguyên nhân của cả hai bệnh đều tới từ việc xem, lướt quá nhiều video ngắn, video kích thích trong thời gian dài, gây ra việc dư thừa dopamine, làm giảm động lực nội tại.
Còn với sách thì ta không có vấn đề này, sách đơn giản là một công cụ truyền trải kiến thức mang tính cổ điển. Việc không đi kèm hình ảnh bắt mắt, chuyển động mượt mà đã giảm tối đa sự hoạt động của mắt giúp bạn có thể đọc sách trong hành giờ liền.
Đọc sách cũng sản sinh một lượng Dopamine cố định mà tôi gọi là "Dopamine tốt", "Dopamine dài hạn" hay "Dopamine chuyển hóa",... Bởi bản chất của việc đọc sách là một hành động mang tính phát triển và não bộ cũng tự nhận thức được vấn đề này và sản sinh ra lượng Dopamine phù hợp hơn mà không bị ồ ạt quá đà.
Ps: Trên đây là những phân tích cơ bản của tôi về việc đọc sách, bản thân tôi cũng đang dần dần chuyển từ xem sang đọc. Nhưng để hiệu quả nhất tôi nghĩ bạn vẫn nên kết hợp thêm video khi học để có thể tối ưu hiệu quả.
Kế tiếp bài này tôi sẽ viết thêm một chuỗi bài về review sách để chính tôi cùng các bạn cùng tìm thêm những quyến sách hay để đọc. Nếu bạn là người mến sách, thì hãy comment vào bài viết nhé, để mình cũng truyền ngọn lửa yêu sách đi xa hơn.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất