Vì sao quán cafe vắng khách nhưng vẫn mở cửa?
- Nhiều chủ quán cafe mở quán không chỉ vì lợi nhuận mà bán vì thỏa mãn đam mê. Những người này thường có công việc chính ổn định,...
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một quán cafe dù vắng khách nhưng vẫn kiên trì mở cửa mỗi ngày? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng khám phá 3 lý do giúp quán cafe tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh này.

1) Bán vì đam mê
- Nhiều chủ quán cafe mở quán không chỉ vì lợi nhuận mà bán vì thỏa mãn đam mê. Những người này thường có công việc chính ổn định, mang lại thu nhập đủ để duy trì quán cafe như “nuôi nấng một đứa con tinh thần”.
- Với họ, việc quán vắng khách không phải là vấn đề lớn, bởi chi phí duy trì quán đã được cân đối từ nguồn thu nhập khác.
Đây là lý do khiến quán cafe của họ vẫn tồn tại nhiều năm, dù thỉnh thoảng đi ngang thì không thấy một bóng khách nào.

2) Lợi nhuận kinh tế đã được đảm bảo
- Dù quán cafe có vẻ vắng khách, nhưng thực tế chủ quán vẫn có thể thu được lợi nhuận đáng kể nhờ hiểu rõ thị trường. Ở Việt Nam, thị trường quán cafe đã được phân khúc rõ ràng: quán sang trọng có giá ly cafe từ 50 đến 150 ngàn đồng, trong khi quán bình dân có giá từ 20 đến 40 ngàn đồng.
- Việc của chủ quán là lựa chọn phân khúc mong muốn từ đó tính toán chính xác tổng chi phí bao gồm: biến phí (chi phí nguyên vật liệu, điện nước, lương nhân viên, v.v…) và định phí (tiền mặt bằng, máy móc, marketing v.v…), từ đó biết được số lượng tối thiểu cần phải bán để hòa vốn.
- Đặc biệt “lấy công làm lời” - nhiều chủ quán có sẵn mặt bằng tại nhà, điều này giúp giảm chi phí đáng kể, mang lại lợi nhuận kinh tế ngay cả khi quán vắng. Việc tính toán kỹ lưỡng về giá bán, tổng chi phí và sản lượng tối thiểu cần bán giúp họ duy trì hoạt động mà vẫn có lời.

3) Chiến lược tối thiểu hóa lỗ và chờ đợi thời cơ
- Trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, việc buôn bán ế ẩm là điều khó tránh khỏi. Muốn đóng cửa đôi khi không phải là câu chuyện dễ dàng. Nếu ngừng hoạt động chủ quán phải chịu một khoản tiền lớn để chi trả hết các khoản nợ, các chi phí khác như đền hợp đồng, thuế, BHXH, lương, v.v…
- Như vậy, thay vì đóng cửa chủ quán chọn con đường tối thiểu hóa lỗ bằng cách cắt giảm chi phí biến đổi như giảm nhân sự, nhập nguyên liệu ít hơn và tiết kiệm điện nước.
- Mặc dù quán vắng, nhưng vẫn có khách hàng ghé thăm, mang lại doanh thu để duy trì hoạt động và trang trải một phần chi phí cố định
- Việc duy trì hoạt động trong thời gian này có thể giúp chủ quán tránh được khoản nợ lớn và kỳ vọng rằng kinh tế sẽ sớm phục hồi, mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn trong tương lai.

Dù quán cafe có thể vắng khách, nhưng bằng chiến lược kinh doanh, sự tính toán kỹ lưỡng và tinh thần tràn đầy niềm đam mê việc tồn tại và vượt qua giai đoạn khó khăn là điều hoàn toàn có thể, thậm chí còn mở ra cơ hội phát triển trong tương lai.

Tài chính
/tai-chinh
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất