Lời đầu: đây là một chương, trích từ quyển sách tôi ưa thích và tôi đã chỉnh sửa đôi chút để hợp với người đọc. Mọi góp ý tôi sẽ nhận và cải thiện ở những bài sau, Xin cảm ơn
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Trong bóng đá, khi phải đá penalty, quả bóng chỉ chưa mất đến 0,3s để bay từ chân cầu thủ đến khung thành. Thủ môn không có đủ thời gian để quan sát đường đi của bóng. Anh ta phải quyết định trước khi quả bóng được đá. Trong một phần ba trường hợp, các cầu thủ phải đá vào chính giữa khung thành, một phần ba khác sẽ là bên phải, một phần ba còn lại sẽ là bên trái. Chắc chắn các thủ môn biết điều này, nhưng họ sẽ làm gì. Họ nhào sang phải hoặc sang trái. Hiếm khi họ chỉ đứng một chỗ ở giữa – mặc dù khoảng một phần ba trái bóng sẽ rơi vào giữa vào khung thành. Vì sao họ phải mạo hiểm tìm cách cứu những quả luân lưu đó bằng mọi giá? Câu trả lời rất đơn giản: thể diện. Nhào sang nhằm hướng thì vẫn gây ấn tượng và đỡ mất mặt hơn là cứ đứng trân trân tại chỗ mà nhìn quả bóng bay qua. Đây gọi là thành kiến hành động: tỏ ra tích cực, ngay cả khi điều đó chẳng đem lại kết quả.

Nhà nghiên cứu người Isarel Michael Bar-Eli đã tiến hành nghiên cứu trên sau khi đánh giá hàng trăm quả sút luân lưu. Thế nhưng không chỉ các thủ môn mới mắc vào thành kiến hành động. Giả sử một nhóm thanh niên bước ra khỏi một quán bar và bắt đầu cãi cọ, la hét vào mặt nhau và khoa chân múa tay loạn xạ. Tính huống này sắp trở thành một vụ ẩu đả thực sự. Những cảnh sát trong khu vực – một số còn trẻ, một số đã có thâm niên – đã cố kiềm chế, theo dõi tình hình từ xa, và sẽ chỉ can thiệp khi có những thương vong đầu tiên. Nếu như không có những sĩ quan có kinh nghiệm tại đó, tình huống này thường kết thúc theo một cách khác: những cảnh sát trẻ quá năng nổ sẽ rơi vào thành kiến hành động và lập tức nhào vào. Một nghiên cứu tiết lộ rằng can thiệp muộn hơn, nhớ có sự có mặt của các sĩ quan có thâm niên, dẫn đến ít thương vong hơn.

Thành kiến hành động còn trầm trọng hơn trong một tình huống mới xảy ra hoặc chưa rõ ràng. Khi mới bắt đầu, nhiều nhà đầu tư hành động như những viên cảnh cát trẻ năng nổ vì chưa thể phán đoán được thị trường chứng khoán nên họ bù đắp bằng việc hành động thật năng nổ. Hiển nhiên điều đó chỉ phí thời gian. Như Charlie Munger tổng kết phương pháp của ông đối với việc đầu tư như vầy: ‘chúng ta có quy tắc là tránh làm bất cứ việc gì chỉ vì bạn không thể chịu nổi việc ngồi im một chỗ’.

Thành kiến hành động tồn tại cả trong những lĩnh vực học thuật nhất. Nếu chưa thể chấn đoán chắc chắn một bệnh nhân mắc bệnh gì, và các bác sĩ phải chọn giưã việc can thiệp (ví dụ như kê thuốc) hoặc chờ đợi để xem xét tình hình, họ sẽ thường chọn can thiệp. Những quyết định như vậy không liên quan đến sự trục lợi, mà thực ra con người có xu hướng làm bất kỳ điều gì để không phải ngoài không và chờ đợi trong cảm giác bất an.

Vậy làm sao giải thích được xu hướng trên? Trong môi trường của những người săn bắt hái lượm vốn rất hợp với chúng ta, hành động luôn thắng thế so với suy ngẫm. Những phản ứng chớp nhoáng sẽ là tối quan trọng để sinh tồn; việc suy nghĩ cân nhắc sẽ khiến ta trả giá bằng cái chết. Khi tổ tiên ta nhìn thấy sự xuất hiện một hình bóng xuất hiện ở bìa rừng – thứ gì đó trong giống một con hổ - họ không ngồi xuống xem đó là cái gì. Họ chạy – chạy thục mạng. Chúng ta là hậu duệ của những người phản ứng nhanh đó. Khi đó, giải pháp tốt hơn hết thường là chạy. Tuy nhiên thế giới ngày nay đã khác; khả năng suy ngẫm được đánh giá cao, ngay cả khi bản năng của chúng ta mách bảo khác đi.

Mặc dù giờ đây chúng ta coi trọng việc suy ngẫm cao hơn trước rất nhiều, nhưng việc cứ ì ra vẫn bị coi là một lỗi lầm lớn. Bạn không thể được vinh danh, không thể đoạt huân chương, không thể được dựng tượng khắc tên trên đó nếu quyết định của bạn chỉ là chờ đợi – dù là vì lợi ích của tập thể, của đất nước, hay thậm chí của cả nhân loại. Thay vào đó nếu bạn đưa ra một quyết định dứt khoát, một lời phán xét và tình hình có cải thiện (dù có thể do tình cờ), thì có thể ông chủ của bạn, hoặc thậm chí là ông chủ tịch sẽ bắt tay chúc mừng bạn. Nhìn chung xã hội này vẫn ưa những hành động nhanh nhạy hơn một chiến lược hợp lý là ‘đợi xem thế nào’.

Kết luận: Khi rơi vào những hoàn cảnh xa lạ và bấp bênh, chúng ta thường cảm thây mình buộc phải làm gì đó, bất cứ điều gì. Sau đó chúng ta sẽ cảm thấy khá hơn, ngay cả khi chúng ta đã làm cho mọi chuyện xấu đi do hành động quá vội vàng hoặc quá thường xuyên, do đó nếu một tình huống còn chưa rõ ràng, hay kiềm chế cho đến khi bạn có thể đánh giá các phương án, dù điều này không đem lại cho bạn cảm giác vinh quang. “ Mọi vấn đề của nhân loại đều xuất phát từ việc con người không có khả năng ngồi im lặng một mình trong phòng” Blaise Pascal từng viết như thế. Tại nhà riêng, trong thư phòng của ông.