Sẽ có rất nhiều lý do để trả lời cho câu hỏi trên, tùy vào quan điểm và thế giới quan của mỗi người khác nhau sẽ có ý kiến khác nhau. Người tìm đến game vì bản thân game đó hay, hấp dẫn. Người khác chơi game để thưởng thức nghệ thuật, phiêu du theo chuyến hành trình vạn dặm bất biến của game, hay thậm chí là chơi game vì đam mê nên chơi thôi.
Nhưng nếu suy xét và có cái nhìn tổng thể, chúng ta chơi game vì nó giúp ta thấy thỏa mãn (về một phương diện nào đó). Và đây cũng chính là “tâm lý học của game”.
Về cơ bản, quan điểm mỗi người là rất khác nhau, nên tuy chúng ta chơi game nhưng sẽ có người thích game hành động, có người lại chỉ thích game nấu ăn, thời trang. Đơn giản vì chơi những thể loại game đó khiến họ thấy thích thú, và thỏa mãn. Điều đó được quyết định từ trải nghiệm của người chơi tới từng loại game khác nhau. Roger Caillois, tác giả cuốn sách “Man, Play and Games”, đã phân loại Game dựa trên những trải nghiệm khác nhau của người chơi mà theo ông, có 4 loại như sau:
1. Competition experiences (Tạm dịch: trải nghiệm cạnh tranh): những game mà người chơi cảm thấy hứng thú với việc vượt qua những thử thách, hay đánh bại đối thủ, như những game có tính đối kháng cao như game thể thao chẳng hạn.
2. Make-believe experiences (Tạm dịch: trải nghiệm tin tưởng): những game nhập vai, giả tưởng như LoL là minh chứng rõ ràng nhất. Người chơi thích những thứ vốn "không có thật trong game" và đó là lí do họ chơi game.
3. Vertigo experiences (Tạm dịch: trải nghiệm quay cuồng): những game thể loại này thường đòi hỏi sự tập trung cao độ từ phía người chơi để đạt được mục đích, và điều đó làm cho họ có hứng thú và muốn chơi tiếp. Cube Escape là ví dụ điển hình nhất cho thể loại này.
4. Chance experiences (Tạm dịch: trải nghiệm cơ hội): những game có yếu tố xác suất như tung xúc sắc, phân vai,... giống cờ tỉ phú, hay ma sói vậy. Sự hứng thú của người chơi đến từ việc không đoán trước và những bất ngờ.
Monopoly - boardgame khiến người chơi gắn bó nhờ sự may rủi ngẫu nhiên
Monopoly - boardgame khiến người chơi gắn bó nhờ sự may rủi ngẫu nhiên

Nhưng làm thế nào để quyết định được sẽ chơi game gì?

Trên thực tế, có 4 kiểu người khi chơi game, mỗi kiểu người trải nghiệm game theo nhiều cách khác nhau, nên lựa chọn game của họ cũng khác nhau.
1. Achievers (người đạt được): đây là nhóm người thích đạt được mục đích trong game, giành điểm, phần thưởng, cày cuốc để lên cấp.
2. Explorer (người khám phá): kiểu người này chỉ thích những game ẩn chứa những bí ẩn, bất ngờ, những “Easter Egg” đang chờ để được khám phá
3. Socializers (người xã hội hóa): những người thích có sự tương tác, giao tiếp trong game. Họ ưa thích những game mang tính xây dựng cộng đồng, hoặc mối quan hệ trong game như tựa game nổi tiếng The Sims.
4. Killer (sát nhân): những người thuộc kiểu này thích những game có tính cạnh tranh, tranh đấu với nhau, hành động, bạo lực như Call of Duty.
CoD - game yêu thích cho thể loại người chơi Killer
CoD - game yêu thích cho thể loại người chơi Killer
Với 4 kiểu người như vậy, có thể thấy, mỗi người có “năng lực” của riêng mình. Nhiều khi vì những rào cản trong cuộc sống mà ta không tìm được cách thể hiện mình để chứng minh tài năng đó, và game là nơi để ta có thể dễ dàng phát hiện ra “năng lực đặc biệt” của mình” và cải thiện kỹ năng như phán đoán hay phản xạ. Mặt khác, cộng đồng những người chơi game là rất lớn, và chơi game là cách khác để kết nối với những người cùng sở thích. Đồng thời, cảm giác được làm chủ trong thế giới của riêng mình trong game, giành cả đêm chu du trên những miền đất lạ, giao chiến với những con quái vật khủng khiếp, hay xây nên những tòa lâu đài tráng lệ cũng là một lí do mà con người tìm tới game để chơi. Như vậy, có thể thấy rằng dựa trên sở thích của mỗi cá nhân mà họ sẽ lựa chọn những game khác nhau. Và chúng ta chơi game để thỏa mãn cho sở thích, nhu cầu của bản thân, để giải tỏa căng thẳng, để thưởng thức nghệ thuật. Dù lí do có là gì đi nữa, chúng ta vẫn chơi game, vì game làm chúng ta phần nào cảm thấy “hạnh phúc.”
Bài viết gốc được đăng tải trên Blog Game hóa: