Có 3 lời khuyên bạn thường được nghe để ghi nhớ mặt chữ:
1 là đọc sách
2 là với mỗi từ, phân tích bộ thủ và các nét rồi kể 1 câu chuyện dễ nhớ
3 là viết đi viết lại từ đó thật nhiều lần
Nhưng....
Bạn đang tản bộ trên con đường nhỏ, hàng trăm người lướt qua bạn, rồi đột nhiên anh ta xuất hiện… Trông anh ta rất quen, rõ ràng bạn biết tên anh ta nhưng lại không thề nhớ ra. Bạn nheo mắt lại và liếc nhìn anh ta với ngụ ý: “Yên tâm đi, trong một giây tôi sẽ nhớ ra anh là ai”. Rốt cuộc là bạn đầu hàng. Thật ra không phải bạn có trí nhớ kém hay không đủ thông minh, mà có thể bạn chỉ mới gặp người đó một lần hoặc đã lâu không gặp lại, hai người không nói chuyện với nhau. Nói cách khác, mối liên hệ giữa hai người rất mờ nhạt. Tình huống này cũng giống như bạn học chữ Hán mà quên mất mặt chữ.
Để làm chủ chữ Hán cần nắm rõ âm-hình-ý, nghĩa là cách đọc, mặt chữ và nghĩa của từ. Ba lời khuyên trên đều giúp bạn đạt được mục tiêu này, nhưng nếu bạn làm sai cách thì nó sẽ không phát huy hiệu quả, mà ngược lại còn khiến bạn nản chí và cho rằng bản thân không có năng khiếu ngoại ngữ.
1. VÌ SAO CHỮ TƯỢNG HÌNH KHÓ NHỚ?
Nếu theo logic rằng chữ tượng hình là vẽ lại sự vật thì lẽ ra nó phải sống động và chân thực hơn chữ cái la tinh. Nhưng chữ Hán được cho là đã xuất hiện từ khoảng 3300 năm trước, trải qua nhiều lần thay đổi, cộng thêm quan điểm về cuộc sống cũng khác người hiện đại rất nhiều, nên những nét vẽ của họ và ý nghĩa mà họ gửi gắm có thể làm chúng ta khó hiểu. Lúc mới học có thể bạn sẽ rất thích thú vì những bộ thủ kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, thiên, địa, nhân.. rất dễ hiểu, nhưng càng học bạn càng gặp những từ phức tạp hơn và xuất hiện những từ diễn tả ý nghĩa trừu tượng. Hậu quả là bạn học trước quên sau và cảm thấy ghét chữ Hán.
2. VẬY LÀM SAO ĐỂ NHỚ MẶT CHỮ TỐT HƠN?
Đó là câu chuyện của cảm xúc và bối cảnh.
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình thuộc lòng như cháo chảy các tình tiết trong một bộ phim, một cuốn truyện hay lời bài hát. Chắc là bạn sẽ không hỏi một câu ngớ ngẩn như vậy, cứ đọc, xem hoặc nghe nhiều thì thuộc thôi. Vậy vì sao bạn cứ tua đi tua lại chúng nhiều lần? Vì bạn thích đúng không. Bạn cảm thấy mình được sống trong thế giới đấy. Đó chính là cảm xúc. Và với mỗi tình huống xảy ra, bạn nhớ như in những gì nhân vật làm, nghĩ, thậm chí chỉ một cái cau mày hay phẩy tay. Đó chính là bối cảnh. Bạn có thể biến những điều giải trí đó làm công cụ học chữ Hán.
Và bạn có thêm một lí do hết sức chính đáng để trả lời khi được người khác hỏi: “Mày xem cái này làm vẹo gì?”
Bạn hay xem Conan vào giờ ăn cơm, xem đi xem lại Chân Hoàn Truyện, Như Ý Truyện mà không chán hoặc là fan cuồng của Đảo hải tặc, Harry Potter? Đừng bỏ phí chúng, hãy tận dụng chúng để nhai đầu bọn chữ Hán này xem sao.
Đến đây bạn sẽ thắc mắc rằng cách này tốn thời gian, tốn công sức quá. Nhưng nếu bạn giống như tôi, rằng đã làm đủ cách mà không thể nhớ được mặt chữ, thì đây giống như một cứu cánh chứ không phải là việc vô bổ chút nào =)). Điều quan trọng hơn là bạn đã biến một thứ bạn sợ hãi thành điều mà bạn thích thú, đó là điều quan trọng khi học bất cứ thứ gì chứ không riêng ngoại ngữ.
3. CÁCH LÀM CỦA TÔI THƯỜNG LÀ:
- Tra cứu nghĩa của từ và phân tích bộ thủ
- Hình dung xem có thể gán vào chi tiết nào của truyện hoặc phim
- Tìm hình ảnh cảnh phim/truyện để minh họa.
Những lưu ý là:
-Việc nhớ từ ghép thường dễ hơn từ đơn, vì bạn có thể kể 1 câu chuyện hoàn chỉnh với nhiều chi tiết hơn
-Không phụ thuộc quá nhiều vào ý nghĩa bộ thủ, miễn sao câu chuyện đó hợp lí với bạn là được.
Sau khi làm xong, bạn hãy thử so sánh câu chuyện của bạn và câu chuyện kiểu như: “Khi trai gái kết duyên v chng thì phi làm l buc ch c tay và có quà dn cưới là con ln quay.
Dưới đây là 10 từ HSK6 mà tôi đã dùng cách trên để ghi nhớ.
Cuối cùng, hãy tin là học tiếng Trung có thể giúp bạn trở thành một người thú vị hơn bạn tưởng =)))