Phần 2- Còn các quốc gia thì sao?*

Nếu chúng ta suy ngẫm về những nền cộng hòa và các vương quốc xưa, ta nhận thấy rằng để đạt được quyền lực và gia tăng chúng cùng với danh tiếng, để duy trì và giữ tất cả cùng một lúc, vận may chưa bao giờ quan trọng hơn ở bất cứ nước nào cho bằng truyền thống tốt đẹp và hợp đạo lý của hành vi. Ai phản đối được điều này? Luật pháp đúng đắn, người cầm quyền đức hạnh, những lời cố vấn thông thái, hành động mạnh mẽ cương quyết, những thứ này quả công hiệu. Yêu đất nước, trung thực, siêng năng, kỷ luật cao độ cùng những hành vi đáng kính, những thứ này luôn có thể, thậm chí không cần tới sự hỗ trợ của vận may, dành được và làm rực sáng danh tiếng. Còn với sự trợ giúp của vận may, lãnh thổ của đất nước được mở rộng bao la, khuyếch trương danh tiếng, được tán dương bởi hậu thế đời đời.
Vận may ủng hộ người Macedonian và làm họ thịnh vượng miễn là họ còn duy trì việc sử dụng quân đội kết hợp với tình yêu đức hạnh và ước vọng danh tiếng. Thật vậy, ngay sau cái chết của Alexander đại đế, các vua Macedonia bắt đầu theo đuổi chỉ những lợi ích riêng tư, không phải coi sóc cho toàn thể đế chế mà chỉ chăm lo cho vương quốc của họ, mối bất hòa nảy sinh và bùng cháy sự thù hằn. Tinh thần họ bị lấp đầy bởi tính tham lam và sự giận dữ. Họ khao khát gây hại và báo thù lẫn nhau. Vậy đó, cũng chính những đội quân và những bàn tay đắc thắng ấy, đã từng chiếm đoạt và điều khiển tự do cùng sức mạnh của vô số người, đã từng gầy dựng lên một đế chế vĩ đại đến vậy- bởi đó mà danh tiếng của Mácedonia lừng lẫy khắp thế giới, cùng đội quân bất khả bại đó, nhưng phục vụ ham muốn cá nhân của vài bạo chúa thế tập, là những người xé nát và phân tán luật pháp cùng mọi điều công bằng và kiệt suất mà họ đã thiết lập. Họ xuyên cắt mọi đường gân của chính mình khi khiếp sợ vũ lực. Do vậy mà Macedonia đã tự tay hủy diệt- không phải bởi vận mệnh mà bởi sự ngu ngốc- niềm hạnh phúc mà họ dành được. Sớm thôi, họ nhận ra bản thân không còn là một đế chế, cũng không còn danh tiếng. Hi lạp giữ được thắng lợi, danh tiếng và đế chế chi khi nó sốt sắng và mãnh liệt trong sự trị vì, háo hức điều khiển và đưa vào kỷ luật trí óc của công dân, chứ không phải là bằng cách tự tặng thưởng bản thân với sự vui sướng và quyền chúa tể trên những người khác bằng những lễ kỷ niệm phô trương.
Chẳng phải nước Italian cũng ở vào tình thế tương tự? Trong một thời gian dài chúng ta quan sát thấy ở đó những truyền thống thiêng liêng và tốt nhất. Con cháu gắng sức lao động để sánh ngang với tiền nhân và thậm chí làm rạng rỡ hơn danh tiếng mà tiền nhân đã từng đạt được. Những người công dân suy nghĩ rằng họ chịu ơn đất nước của họ, chịu ơn sự lao động siêng năng và các tài khéo kỹ nghệ, rằng tất cả nên phục vụ nền phúc lợi công cộng và cung cấp phương tiện sinh sống cho toàn bộ cộng đồng. Của cải, máu và đời sống của bản thân, người công dân sẵn sàng dâng hiến để bảo toàn quyền lực, vẻ uy nghi và danh tiếng của tên gọi đất nước mình. Liệu có ai, ngay cả những miền đất hoang vu nhất của người man di, mà không sợ hãi tuân theo những chỉ dụ và pháp luật của đế quốc La mã. Đế chế diệu kỳ, uy quyền trên loài người này, có thể nào nói như là được ban tặng cho họ như một món quà may mắn.
Liệu chúng ta thừa nhận những tính cách của họ hàm ơn từ vận may? Liệu chúng ta quy cho vận may, sự thận trọng và điều độ của Fabius, người phát minh sách lược trì hoãn và phòng thủ nhằm bảo toàn sự tự do Latin. Còn sự công bằng của Tarquin, người duy trì kỉ luật quân đội, từ chối tha thứ cho chính con ông? Thế còn sự trong sạch của người đàn ông, hài lòng với đời sống thôn giã, ưa thích sự thật thà hơn là một lượng lớn vàng bạc? Còn công lý nghiêm ngặt của Fabritius, sự điều độ của Ca-to, sự ngoan cường của Horatio Cocks, sự chịu đựng của Curtius, lòng trung thành và mộ đạo của Regulus, lòng yêu nước của Curtius. Còn bao đức hạnh to lớn, xuất sắc và vô giá của tinh thần được ngưỡng mộ và vinh danh giữa những con người thời cổ đại. Liệu chúng ta quy cho vận may- đóng góp không hơn gì hơn sắt, đá và bạo lực- là thứ khiến cho những người Italian cổ đại cao quý khuất phục được mọi miền dân man rợ? Với những thứ như thế mà họ khuất phục được những kẻ thù man rợ, kiêu căng, ương bướng của nền tự do Latin?
Vậy chúng ta coi vận may như là thầy dạy của đạo đức, sự chừng mực của hành vi, là người hướng dẫn của mọi truyền thống thiêng liêng của nước Italian? Chúng ta coi tính hay thay đổi và bừa bãi của vận may là chủ nhân của những tiêu chuẩn mà những người với sự thông thái chính chắn cùng với sự vất vả lẫn nỗ lực gian khổ, xây dựng lên cho chính bản thân họ. Sao mà ta có thể nói rằng vận may, với con đường lập lờ và không ổn định, có thể làm đổ nát và phá hủy chính ngay những công trình mà ta muốn gầy dựng và củng cố bằng tính thận trọng và lý tính mà không phải dựa vào ý thích tùy hứng của người khác? Làm sao mà ta nhiệt thành và chăm chỉ đấu tranh gìn giữ những thứ thuộc về vận may hơn là thuộc về chính chúng ta. Đó không phải là quyền lực vận mệnh, không phải đơn giản như những kẻ ngốc tin tưởng: chinh phục ai đó không muốn bị khuất phục. Vận mệnh chỉ nắm trong tay những kẻ buông xuôi mà thôi.
(Còn tiếp)
*Xem lại Phần 1 tại đây