Hôm nay mình tham dự event “Trải nghiệm văn hóa trà Đài Loan” của Ơ kìa Hà Nội. 
Sau đây là những kiến thức mình ghi chép được từ buổi trải nghiệm.

Trước khi đọc bài này, có một vài facts mà bạn cần biết: 
Mình là một người không có tý kiến thức nào về trà/trà đạo, mình cũng hiếm khi uống trà (mình bị nhạy cảm với trà và cà phê)Những thông tin trong bài hoàn toàn do mình ghi chép lại từ các trà sư trong buổi hướng dẫn hôm nay. Không có thông tin ngoài lề hay do mình thêm thắt vào.
-----------------
Các bước trình tự trong phong cách pha trà của Đài Loan:
B1. Làm nóng ấm trà (đổ nước nóng vào tráng ấm để đảm bảo trà không bị nguội nhanh)
B2. Làm tương tự với chén
B3. Cho trà vào ấm
Lượng trà: Người Đài Loan thường cho rất ít trà vào ấm, thường chỉ ngang đáy ấm, nhất là với các loại trà búp để trà có không gian giãn nở. Với trà lên men có thể cho khoảng ⅓ ấm.
Vì sao hai loại trà này lại dùng khối lượng khác nhau? Lý do đơn giản là trà búp ở Đài Loan luôn yêu cầu phải có hai lá một nhụy. Do đó, ngọn trà khá lớn, so với trà lên men (chỉ dùng lá).
Đông Phương Mỹ Nhân (trà lên men)
B5. Rót trà ra chén tống (chén to để rót trà từ ấm ra) -> ly ngửi trà 
B6. Ngửi hương trà
Đây là bước khác biệt trong phong cách uống trà của người Việt và người Đài Loan. Người Việt thường bỏ qua bước ngửi trà này trong khi với người Đài Loan đây là một bước quan trọng để cảm nhận hương trà và thư giãn.
Cách ngửi hương trà: Lật ấp ly ngửi hương và trút toàn bộ trà vào chén. Sau đó từ từ thưởng thức hương trà từ ly ngửi hương.
Đây là ly ngửi trà và ly trà (do mình chụp từ trên xuống nên nhìn ảnh hơi khó phân biệt)
B7. Thưởng trà
Từ từ thưởng thức trà trong chén. Cảm nhận vị ngọt của trà. Mỗi loại trà sẽ có các vị khác nhau, trà Đài Loan nói chung khá thanh mát, ngọt dịu. Mỗi loại sẽ cho một cách cảm nhận vị khác nhau. Ví dụ với trà lên men, bạn có thể dễ dàng cảm nhận vị ngọt của trà ngay từ đầu lưỡi nhưng với trà ngọn thì phải xuống tận cuống họng mới cảm nhận được vị ngọt của trà.
Bộ dụng cụ pha trà
--------
Dưới đây là một số kiến thức chi tiết hơn trong phong cách uống trà Đài Loan. (Mình nghĩ cái này áp dụng ở hầu hết các nước nổi tiếng về trà như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản).
   Nhiệt độ pha trà:
Tùy từng loại trà mà nhiệt độ nước pha khác nhau. Tuy nhiên, nước pha trà thường sẽ từ khoảng 85-95 độ C.
Tại sao lại không phải là nước sôi 100 độ C? Lời giải thích khá đơn giản. Vì trong quá trình pha trà ở 100 độ C, người ta thấy rằng trà bị chín quá, không còn vị ngọt, thanh như khi pha trong khoảng nhiệt độ 85-95 độ C. 
Thế tại sao người ta đo được nhiệt độ nước chuẩn phù hợp cho từng loại trà? Qua quá trình thử nghiệm (hay còn gọi là uống thử). Các trà sư sẽ pha trà ở các nhiệt độ khác nhau và nếm thử để nhận biết nhiệt độ nào là phù hợp nhất cho từng loại trà.
Thời gian ngâm trà
Khác với cách pha - uống trà dân dã của người Việt Nam, một ấm trà của người Đài Loan sẽ được pha nhiều lần nước (trung bình khoảng 4,5 lần nước). Mỗi lần sẽ có các khoảng thời gian chờ khác nhau. Ví dụ, đối với trà Kim Quyên, thời gian chờ của lần 1 là 50s, lần 2 là 60s...Tương tự như với nhiệt độ pha trà, thời gian ngâm trà cũng được các trà sư thử nghiệm trước khi áp dụng rộng rãi. 
Tuy nhiên, có điều lạ là trong buổi trải nghiệm này, ở lần pha thứ hai, trong khi trà sư bàn mình (thầy Andrew) kéo dài thời gian ngâm trà trong 60s thì cô Sofia lại rút ngắn thời gian ở các lần tiếp theo xuống chỉ còn 30s. Mình chưa kịp hỏi kỹ phần này nhưng có vẻ phần giải thích của cô Sofia hợp lý hơn. Đó là do lần 1 trà đã nở rồi nên lần hai có thể rút ngắn thời gian ngâm trà, tránh trà nở quá đà lại đậm vị.
Nước pha trà:
Ưu tiên nước suối hoặc nước khoáng (tóm lại là nước có nhiều khoáng chất)
------

Trong buổi trải nghiệm, mình cũng có hỏi Trà Sư hướng dẫn về sự khác nhau giữa phong cách uống trà Đài Loan và Việt Nam.
Theo vị Trà Sư hướng dẫn thì phong cách này chủ yếu đến từ sự khác nhau giữa các loại trà và cách chế biến trà. Mình có lập bảng so sánh ở dưới để các bạn tham khảo: