Chào các bạn, đây là lần đầu mình viết bài trên Spiderum, mình chỉ là một cậu trai đang tập lớn và đang tập cách chia sẻ cảm nghĩ. Có lẽ nội dung sau đây mình chia sẻ sẽ có nhiều điều gây bức xúc và sai lệch. Nên mình sẵn sàng nhận mọi lời góp ý để tiếp thu thêm kiến thức. Đây là 1 bài viết khá dài nên mọi người hãy lấy cho mình 1 cốc nước hoặc 1 tách trà rồi ngồi lại đọc bài viết của mình nhé! Mời các bạn đọc tiếp...
Trò chơi điện tử có lợi như thế nào, và vì sao người ta thích nó đến vậy ?
Ảnh bởi
SCREEN POST
trên
Unsplash

Game đã đem lại những lợi ích thế nào?

1. Thư giãn, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng, tái tạo năng lượng
Chắc hẳn bạn cũng đã từng trải qua 1 ngày mệt mỏi, rã rời thân xác và trí óc. Trở về nhà, nằm lên chiếc nệm êm ấm và bước vào thế giới game. Mọi phiền nhọc dường như đang dần biến mất, năng lượng của bạn đang được tái tạo lại.
Thế giới game là một thế giới rộng lớn và đa dạng. Có rất nhiều thể loại game khác nhau để bạn lựa chọn, từ game hành động, game phiêu lưu, game nhập vai, game giải đố, đến game thể thao, game âm nhạc,...
Bạn đắm chìm trong thế giới game, quên đi mọi muộn phiền của cuộc sống thực tại. Bạn trở thành một nhân vật khác, có những khả năng khác, có những cuộc phiêu lưu khác. Bạn được giải phóng khỏi những giới hạn của bản thân, được sống hết mình với đam mê của mình.
2.Phát triển trí não, tăng cường khả năng sáng tạo, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
Ảnh bởi
Markus Spiske
trên
Unsplash
Game thực sự không hề vô dụng, những tựa game trinh thám, khám phá và xây dựng luôn đòi hỏi chúng ta vận dụng trí não để tư duy và giải quyết vấn đề . Chẳng hạn như ta nên đi theo hướng nào, xây ngôi nhà này ra sao, nên kết hợp các vật phẩm và sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất.
Chúng ta luôn cố gắng tư duy làm sao để giải quyết được các vấn đề, câu đố, làm sao để trở nên tốt nhất, mạnh nhất và tối ưu nhất trong thế giới game này. Chính những lúc này, game đang âm thầm giúp bạn cải thiện khả năng tư duy logic.
3. Kết nối với bạn bè
Điều này chắc có lẽ không cần nói nhiều. Game có thể giúp ta kết giao, giao lưu và gần gũi hơn với những người chúng ta muốn (crush chẳng hạn ), và nếu biết cách, nó còn có thể hái ra rất nhiều tiền.
Game là một hình thức kết nối xã hội. Nhiều game cho phép chúng ta chơi cùng bạn bè hoặc người chơi khác từ khắp nơi trên thế giới. Điều này giúp chúng ta kết nối với những người có cùng sở thích và tạo ra những mối quan hệ mới.

Cơ chế nào của game đã níu chân chúng ta?

Ảnh bởi
John Salvino
trên
Unsplash
Game kích thích hệ thống phần thưởng của não. Khi chúng ta chơi game, não sẽ giải phóng dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác vui vẻ và thỏa mãn. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thích thú và muốn tiếp tục chơi game.
Game cung cấp cho chúng ta cảm giác thành tựu và vượt qua thử thách. Khi chúng ta đạt được một mục tiêu trong game, chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng và tự hào về bản thân. Điều này thúc đẩy chúng ta tiếp tục chơi game để đạt được những thành tựu cao hơn nữa.
Game cung cấp cho chúng ta một thế giới giải trí hấp dẫn. Game thường có cốt truyện hấp dẫn, đồ họa đẹp mắt, và lối chơi lôi cuốn. Điều này khiến chúng ta dễ dàng bị cuốn hút vào thế giới game và không muốn rời đi.
Chính những lý do trên đã khiến mình đặt bút viết bài viết này.
Bất cứ thứ gì cũng có mặt trái của nó.
Ảnh bởi
Diogo Nunes
trên
Unsplash
Tại sao lại có nhiều người ngăn cấm và có ác ý với game?
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng nghe câu :
" Mày cứ suốt ngày cắm mặt vào game đi, r chả làm được cái sự gì nên hồn đâu ! "
Nghe có vẻ thấm nhỉ ! Nhưng hãy thử nhìn nhận vào vấn đề này.
Bạn có từng thấy những đứa nhóc ngồi lì trong phòng bấm điện tử? Những người dành hầu hết thời gian vô việc cày cấp, farm quái, pvp? Những đứa nhóc 5 6 tuổi với 2 ngón tay đâm liên tục vào màn hình ?
Đúng vậy, đó là tác hại của game. Bạn đừng xem thường chúng.
Game có đang âm thầm giết chết chúng ta?
Nghiện game là một rối loạn tâm thần khiến người bệnh mất kiểm soát việc chơi game và dành quá nhiều thời gian cho game, dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho cuộc sống. Nghĩ mà xem .
Cáu gắt, mệt mỏi, lờ đờ, uể oải, ảo giác, mất khả năng tập trung, ... là những gì mà game tác động tới chúng ta khi tiếp cận với chúng quá nhiều. Không ít lần tôi nhìn thấy những đứa trẻ cáu gắt với bố mẹ chỉ vì thua trận game hay bị bắt đi làm việc gì đó khi đang dở trận (trong đó có cả tôi ).
Ảnh bởi
Annie Spratt
trên
Unsplash
Hay tệ hơn nữa là đập phá, cướp bóc, không làm chủ được bản thân, thậm chí là gi*t người chỉ để thỏa mãn được nhu cầu của bản thân đối với game
Game còn âm thầm lấy đi thời gian, tiền bạc, các mối quan hệ, các cơ hội bên ngoài thế giới thực, vv... Tệ hơn, chúng có thể lấy đi tất cả của bạn.
Ảnh bởi
Sean Do
trên
Unsplash
Đã bao giờ bạn nằm trên giường, thầm nghĩ sẽ chỉ làm 1 ván game rồi đi ngủ, nhưng sau đó là 2 ván, 3 ván, ... rồi khi bạn bất giác nhận ra đã là 3 giờ sáng, lúc này bạn mới chịu đặt điện thoại xuống rồi đi ngủ với 1 tâm trạng ấm ức :
"đáng nhẽ hồi nãy mình ăn được nó rồi, pha đó ẩu quá, team như sh*t, ...".
Và rồi hôm sau, bạn thức dậy với 1 cơ thể uể oải vì không đủ giấc, đôi mắt gấu trúc, ánh mắt ngờ nghệch, cơ thể lảo đảo vác xác tới trường, cơ quan. Bạn kiếm 1 góc trong lớp r nằm ngủ. Chúc mừng, bạn đã bị game "ăn mòn".
Hoặc bạn có từng từ chối lời mời đi chơi với 1 nhóm bạn, lời mời tham gia 1 trận bóng chỉ để chơi game?

Thực trạng thế hệ trẻ nghiện game

Ảnh bởi
Uriel Soberanes
trên
Unsplash
Đây thực sự là một tình trạng đáng báo động. Ngoài giờ học, đa số các bạn trẻ hay dùng game để giết thời gian. Sẽ không có gì là sai trái nếu như khoảng thời gian cho việc ấy chỉ chiếm 1 khoảng nhỏ của quỹ thời gian trong ngày. Nhưng nếu khoảng thời gian đó là 5, 6, hay thậm chí là 8, 9 tiếng thì thực sụ đây là 1 con số đáng báo động.
Mình đang là sinh viên năm 2 tại 1 trường đại học tại TP.HCM. Trong ngôi trường của mình, bước vào 1 lớp học, mình cam kết không dưới 30% các bạn "xoay ngang điện thoại với 2 ngón cái". Hỏi các bạn ấy, về nhà có làm gì khác ko thì đa số câu trả lời mình nhận được là chơi game.
Thật đáng buồn khi những thế hệ trẻ tương lai lại đang "chôn vùi " chính bản thân mình trong những tựa game vô bổ ấy.
Mình thấy rất nhiều đứa nhóc không biết làm gì ngoài bấm game, rửa chén không biết, lau nhà không biết, gọt hoa quả không biết, giặt đồ không biết, ... chỉ biết chơi game, ăn rồi ngủ. Thực sự đáng buồn cho các bạn ấy.

Vậy điều cần làm ở đây là gì?

Trước tiên là chính chúng ta, những người đã đủ khả năng nhận thức và là những người có trách nhiệm.
- Cần kiểm soát được nội dung các tựa game, thời lượng, địa điểm khi chơi game. Hạn chế lại các tựa game có tính bạo lực cao, phản cảm, gây nghiện....
- Đặt ra các quy định về trò chơi, chính phủ nên có động thái điều chỉnh, cấu trúc lại về các mảng game.
- Tuyên truyền về tác hại của game và nâng cao nhận thức của người sử dụng game, đặc biệt là con nhỏ, trẻ dưới vị thành niên. Vì đây là độ tuổi dễ tiếp thu , học hỏi các điều mới nhất.
- Hướng đến 1 lĩnh vực khác thay vì trò chơi điện tử như âm nhạc, nhảy múa, ca hát, hội họa, thể thao, kết giao, .... Những hoạt động thiết thực ấy luôn luôn đem lại nhiều lợi ích hơn cho chúng ta và lấy đi ít hơn so với những gì mà game mang đi.
Ảnh bởi
Kelsey Chance
trên
Unsplash
Tóm lại, trò chơi điện tử nên được kiểm soát và sử dụng 1 cách hợp lý. Nếu được, chúng ta hãy nên thay thế chúng bằng những thói quen tốt hơn, để phát triển bản thân và đóng góp nhiều hơn cho xã hội này !
Cám ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết này của mình. Các bạn có suy nghĩ như thế nào? Mời các bạn cùng thảo luận với mình nhé! Chúc các bạn một ngày vui vẻ