Văn Viết Hồi Lớp 9 (kinda bad)| The Black Needle
Context : Hồi lớp 9 mình có nhiều chuyện không vui, nhưng chưa có quan tâm đến bản thân mình và cũng chưa có cởi mở với bất kì ai....
Context: Hồi lớp 9 mình có nhiều chuyện không vui, nhưng chưa có quan tâm đến bản thân mình và cũng chưa có cởi mở với bất kì ai. Áp lực kì thi, bạo lực từ nhiều phía cũng làm mình rơi vào trầm cảm. Nếu các bạn cũng rơi vào trường hợp như vậy, đây là mental note bằng tiếng Anh của mình để định hướng, trợ giúp (chứ không thay thế các liệu pháp trị liệu được. Note này cũng không giúp bạn hết trầm cảm): Getting Unstuck.
Anyway, An khác mình. An có thể là nam có thể là nữ. An nhà giàu, còn mình vẫn nghèo :_. An vẫn đang bị chìm, còn mình thì đã được cứu bởi nhiều người, trong đó có bản thân mình. Mình mong các bạn, nếu nhận ra mình là An, có thể tìm sự trợ giúp về mặt trị liệu cũng như tinh thần.
Cậu không phải chịu đựng một mình.
CHƯƠNG 1:
An ngủ dậy trong tiếng mưa mùa thu.
Thật hiếm khi được chiêm ngưỡng một cơn mưa lúc hoàng hôn. Giọt trời thật nhẹ nhàng, rạch chéo một góc phố không một áng mây đen. Mấy cuộn mây vàng óng đang gợi nhắc cô một ý nghĩ đã bị gội sạch sau cơn mê.
An nghe thấy tiếng của bố. Bố là doanh nhân trong nước, trong nhà có một con sport car lộng lẫy hơn cái luồng khói chật chội ngoài đường phố. Mỗi lần ông nói mắt đều dím lại. Cô không bao giờ nhớ hết những gì bố nói, cũng như cách mà bố mẹ cô thường nghĩ cô không để tâm họ đang làm gì. Đường phố hôm nay yên ắng đến lạ thường, cái thanh bình đè lên người cô, làm An tính đến chuyện ngủ tiếp.
Nhưng, cô sợ phải đối mặt với 4 bức tường trắng của phòng ngủ. Thôi, giờ phải no cái thân trước.
Dậy. Mở. Rửa. Sấy. Đóng. Khoác. Bước.
Ánh sáng màu vàng phủ bóng trên cái bảo tàng kệch cỡm hằn mình trên những bức tường. Cái tủ gỗ Tần Bì bị rọi nắng vào trong, tí tách những tia phản chiếu của bát đĩa phủi bụi. Con chồn hương, khó chịu, bấu trên giá treo đồng hồ quả lắc tích tắc trầm mặc. Có thể tưởng tượng được những niềm vui thú thoáng qua của bố được ông phơi bày ra ở đây như một cống hiến cho đời vậy. Khoan, hình như giọng cô có phần cay đắng.
An ngủ dậy trong tiếng mưa mùa thu.
Thật hiếm khi được chiêm ngưỡng một cơn mưa lúc hoàng hôn. Giọt trời thật nhẹ nhàng, rạch chéo một góc phố không một áng mây đen. Mấy cuộn mây vàng óng đang gợi nhắc cô một ý nghĩ đã bị gội sạch sau cơn mê.
An nghe thấy tiếng của bố. Bố là doanh nhân trong nước, trong nhà có một con sport car lộng lẫy hơn cái luồng khói chật chội ngoài đường phố. Mỗi lần ông nói mắt đều dím lại. Cô không bao giờ nhớ hết những gì bố nói, cũng như cách mà bố mẹ cô thường nghĩ cô không để tâm họ đang làm gì. Đường phố hôm nay yên ắng đến lạ thường, cái thanh bình đè lên người cô, làm An tính đến chuyện ngủ tiếp.
Nhưng, cô sợ phải đối mặt với 4 bức tường trắng của phòng ngủ. Thôi, giờ phải no cái thân trước.
Dậy. Mở. Rửa. Sấy. Đóng. Khoác. Bước.
Ánh sáng màu vàng phủ bóng trên cái bảo tàng kệch cỡm hằn mình trên những bức tường. Cái tủ gỗ Tần Bì bị rọi nắng vào trong, tí tách những tia phản chiếu của bát đĩa phủi bụi. Con chồn hương, khó chịu, bấu trên giá treo đồng hồ quả lắc tích tắc trầm mặc. Có thể tưởng tượng được những niềm vui thú thoáng qua của bố được ông phơi bày ra ở đây như một cống hiến cho đời vậy. Khoan, hình như giọng cô có phần cay đắng.
Hừm.
Được xây theo phong cách phương Tây cổ điển, như họ nói. Tường đen cổng trắng, tất cả đều như copy nhau. Nhưng giờ, khi những bức tường kia ngấm mưa rồi, nhìn cô đóng cái cổng là người lao công im lặng, gồng, thở. Cái tiết trời này sao mưa hoài vậy? Người phụ nữ nhăn trên trán câu hỏi, ngẩn người, chán. "Mua xôi là phải ăn ngoài trời. Mà trời mưa vầy."
"Vâng"
Đành ngồi ghế đá như bao người. Lúc nào mưa cứ phải nói là thanh mát. Nhìn lại, cái ngột ngạt của dãy biệt thự xa xỉ như được đóng lại trong chính nó. Mưa là sân chơi của mặt đường bê tông. Mấy cô gái, chàng trai đi thông thả từ trong mái sân, cúi mình dưới dòng chữ "Kỷ niệm 50 năm thành lập..." của hai tà áo nhựa. An đi thật chậm.
Được xây theo phong cách phương Tây cổ điển, như họ nói. Tường đen cổng trắng, tất cả đều như copy nhau. Nhưng giờ, khi những bức tường kia ngấm mưa rồi, nhìn cô đóng cái cổng là người lao công im lặng, gồng, thở. Cái tiết trời này sao mưa hoài vậy? Người phụ nữ nhăn trên trán câu hỏi, ngẩn người, chán. "Mua xôi là phải ăn ngoài trời. Mà trời mưa vầy."
"Vâng"
Đành ngồi ghế đá như bao người. Lúc nào mưa cứ phải nói là thanh mát. Nhìn lại, cái ngột ngạt của dãy biệt thự xa xỉ như được đóng lại trong chính nó. Mưa là sân chơi của mặt đường bê tông. Mấy cô gái, chàng trai đi thông thả từ trong mái sân, cúi mình dưới dòng chữ "Kỷ niệm 50 năm thành lập..." của hai tà áo nhựa. An đi thật chậm.
Cô ấy à, cô không mặc áo mưa.
Thế nên mới đi thật chậm. Cô cảm thấy bị ốm cũng chả sao.
Nhưng ...
Thế nên mới đi thật chậm. Cô cảm thấy bị ốm cũng chả sao.
Nhưng ...
CHƯƠNG 2:
An cũng nhớ chứ. Hồi tưởng lại rằng có thể mặt trời hôm nay sẽ hôn cô một cái lên trán, cái được gọi là nostalgia. Cô không biết có cảm giác được như thế lại hay không. Cái vùng đất tự do của An cũng mỏng manh như điệu múa của những đứa trẻ ngoài trời mưa vậy. Chúng tuân theo những rung động phát ra từ vòm họng của người khác, có động đất làm tung mù bụi lên trên miền vô định.
An cũng nhớ chứ. Hồi tưởng lại rằng có thể mặt trời hôm nay sẽ hôn cô một cái lên trán, cái được gọi là nostalgia. Cô không biết có cảm giác được như thế lại hay không. Cái vùng đất tự do của An cũng mỏng manh như điệu múa của những đứa trẻ ngoài trời mưa vậy. Chúng tuân theo những rung động phát ra từ vòm họng của người khác, có động đất làm tung mù bụi lên trên miền vô định.
An nghĩ mọi thứ sẽ nhanh thôi.
Hoặc ít nhất là cô nghĩ thế.
Ăn xôi ấy vậy mà dầm dề. Hết pin, cô tự miêu tả cái ngày như vậy. Rồi cô lại nghĩ về cái khác. Vì sao cô lại khinh ghét và tầm thường hoá đồng tiền của bố? Lớp bụi mịn từ những ngày nhỏ, khi cô cố tìm những câu trả lời đơn giản cho cái tảng băng lạnh nhạt nịt chặt những cố gắng của cô phủi vào mắt An làn nước ẩm dột. Nhưng chỉ dừng lại ở đó.
Ăn xôi ấy vậy mà dầm dề. Hết pin, cô tự miêu tả cái ngày như vậy. Rồi cô lại nghĩ về cái khác. Vì sao cô lại khinh ghét và tầm thường hoá đồng tiền của bố? Lớp bụi mịn từ những ngày nhỏ, khi cô cố tìm những câu trả lời đơn giản cho cái tảng băng lạnh nhạt nịt chặt những cố gắng của cô phủi vào mắt An làn nước ẩm dột. Nhưng chỉ dừng lại ở đó.
Nhưng chỉ dừng lại ở đó.
Người Việt Nam cũng đâu có dùng đồng tiền đâu. Đâu? Tiền ấy? Nó từ đâu ra? Tiền polyme, lạnh sắc, đã làm cô đứt tay vài lần. Có gì đâu chứ?
Câu hỏi của An là thừa thãi. Những rung động từ vòm họng sản sinh ra những tần số âm thanh, làm não cô rung theo, ghi nhớ và giật brừm brừm mỗi khi cô động chạm đến bất cứ thứ gì cô có thể gợi lại trong cái tiết thu này. Chẳng cần nhấn nút play, ít nhất là vậy. Cái nhỏ giọt của chuyện cũ đang làm ngày hôm nay sao mà nhão nhoẹt. Không, tôi không biết mấy giờ rồi đâu. Về nhà đi. Về thôi. Về nhà đi.
Về. Hai năm phút nữa gặp Dương ở nhà. An muốn được lôi lên cầu thang, rồi vứt xuống làn mơn trớn của dòng nước ấm, được thấy hơi sương đọng giọt đu trên kính, dù cô sẽ trông như xác ướp.
Gió se lạnh làm da căng lại. An cố tình mở cửa sổ đấy, vì đóng nó lại vốn chẳng là một suy nghĩ trong cô. Nước ấm nhẹ lướt trên vai cô, nhấm nháp từng kẽ tóc trôi lềnh bềnh. Cô đang đi vào cái miền vô định ấy.
CHƯƠNG 3:
An tưởng tượng ra những hình khối được nhân hóa một cách kì quặc đang vây quanh cô. Chúng chui ra như làn khói từ hốc mắt, mũi, tai, miệng, nhưng chỉ rời một nửa, đáng gờm như một cục máu đông đang đọng lại trong tiềm thức của mình. Cô không nhìn thấy rõ chúng ngày qua ngày, gương và lịch chỉ làm cô chán đến chết ngủ dậy thêm một lần nữa. Nhưng trong gợn sóng ấm của nước, cơ thể được bọc trong cái màng trong suốt. Nhẹ hơn chút, khi mà tắm luôn cảm giác thanh thản và riêng tư. Cô không có ý định rời phòng tắm.
Cho đến khi ngâm nước làm da cô khó chịu.
Vò. Quấn. Bôi. Thở. Xịt. Quấn. Vặn. Bước. Run.
Điện thoại là thứ đầu tiên cô nhìn thấy. Cô úp mặt vào giường, nhảy theo kiểu gục ngã một cách vô thức.
Thế là hết một ngày.
Một điểm mình thấy là cả mình và An ở trong quá khứ đều sống không tự tạo được mục đích và thiếu ranh giới cá nhân. Trăm tỉ nỗi sợ, hãy vượt qua một nỗi sợ một tuần hoặc một tháng thôi, rồi cậu sẽ cảm thấy tốt hơn, từng bước mệt nhọc một.
Đọc lại truyện mình cũng thấy những lúc mình còn không đủ khả năng lo toan đến những những mục tiêu ngắn hạn. Giờ với những mục tiêu dài hạn, mình coi nó như một trò chơi bổ ích vậy. Nó cho mình mục đích sống, cách sống, thậm chí động lực thay đổi bản thân.
Thân ái,
TBN.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất