Chỉ là tự dưng muốn share với mọi người vài đoạn trích khá hay về thái độ sống này, hy vọng có thể khiến mọi người hiểu thêm về nó cũng như những giá trị nó có thể mang lại. 

1. Seneca - Trích bức thư số 101

Bạn thân mến, thực ra cái chết ở rất gần ta, nhưng ta hiếm khi nghĩ đến nó, chỉ trừ khi có người nào đó ta biết không may qua đời. Ta vẫn luôn bắt gặp sự hữu hạn của đời người, nhưng chúng chỉ đọng lại trong tâm trí ta bao lâu chúng còn khiến ta ngỡ ngàng mà thôi! Có gì ngờ nghệch hơn việc bất ngờ xúc động về một thứ có thể xảy ra bất cứ ngày nào giờ nào, khi nó xảy ra vào chính hôm nay, lúc này? Chỉ có một đích đến duy nhất và chắc chắn cho số phận mỗi con người, được quy định bởi tự nhiên - thứ không bao giờ cân nhắc đến cảm xúc của chúng ta - nhưng không một ai biết được bản thân gần cái chết đến thế nào. Vậy nên, hãy để ta chuẩn bị tâm trí mình như thể ta đã rất gần cái đích ấy. Hãy để ta không trì hoãn bất cứ thứ gì (là quan trọng với bản thân mình): hãy để ta sống trọn vẹn cuộc đời của mình, mỗi ngày và mọi ngày.
Vấn đề lớn nhất của cuộc đời là nó sẽ luôn dở dang, và sẽ luôn có những thứ người ta bắt buộc phải trì hoãn. Nhưng một người cứ tự nhủ rằng ngày hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình thì sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu thời gian. Vì chính cảm giác thiếu thời gian ấy khiến người ta trở nên sợ hãi, và những mong muốn kỳ vọng vào tương lai sẽ cứ tiếp tục dày vò gặm nhấm tâm trí họ. Không gì thảm hại bằng tốn thời gian vào việc lo lắng về kết quả của những thứ sẽ xảy đến trong tương lai. Tâm trí ta bị tra tấn không yên trong sự kích động sợ hãi xem mình sẽ còn lại được những gì, và phải đối phó với những khó khăn nào.
Vậy, làm cách nào ta có thể thoát khỏi sự rối loạn ấy? Chỉ có một cách duy nhất - không cho phép mình nhìn về tương lai, mà phải sống được trong giây phút này. Người ta trông đợi vào tương lai vì họ bất an, hay thậm chí là phẫn nộ tức giận với hiện tại. Nhưng khi ta đã chấp nhận con người mình, và khi tâm trí ta đã hiểu rằng một ngày thì cũng không khác biệt với vĩnh hằng, với bất cứ sự kiện, khó khăn nào mà tương lai mang tới, thì nó (tâm trí) sẽ có thể từ một tầm cao thiêng liêng mà nhìn xuống, và mỉm cười với chính nó, khi nghĩ đến sự lặp đi lặp lại cứ nối tiếp không ngừng của cuộc đời và thời gian. Vì có sự rối loạn nào có thể đến từ những thay đổi và không chắc chắn của số mệnh, khi mà bạn đã chắc chắn hiểu được sự không chắc chắn của cuộc đời?
Vậy nên, bạn của tôi, hãy sống hết mình từng giây từng phút, và coi mỗi ngày như một cuộc đời. Một người có sự chuẩn bị như thế, chỉ cố sống trọn vẹn từng ngày một, sẽ có thể bước từng bước vững vàng. Ai còn sống với những hy vọng vào tương lai sẽ thấy mỗi thời khắc trôi qua khỏi sự kiểm soát của mình; họ bị cuốn đi bởi lòng tham và cả nỗi sợ chết, tình trạng thảm hại nhất, khiến cho mọi thứ khác cũng nhuốm màu u ám.


2. Những suy nghĩ, cảm xúc của người lính trong chiến tranh - Trích "Homo Deus - Lược sử tương lai"


Ảnh chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Google
Nếu nói về sự cận kề của cái chết, có lẽ không ai khác hiểu điều này hơn những người lính trong chiến tranh. Và đây là hai đoạn trích mình tìm được trong "Homo Deus - Lược sử tương lai" của Yuval Harari, xin được chia sẻ với các Nhện.
(Bản ebook mình lấy từ tve-4u) 
Trung úy Henry Jones của quân đội Anh, 3 ngày trước khi chết trong Mặt trận phía Tây trong thế chiến thứ nhất, Jones 21 tuổi, đã gửi một bức thư cho anh trai mình, mô tả kinh nghiệm của chiến tranh trong những thuật ngữ tỏa sáng:
"Anh có bao giờ suy ngẫm về thực tại, mặc dù sự kinh hoàng của chiến tranh, rằng ít nhất nó là một sự việc lớn lao? Em muốn nói rằng trong nó, một người được đối mặt với thực tại. Những điên rồ, ích kỷ, hào hoa và nhỏ nhen chung của cuộc hiện sinh thuộc loại thấp hèn (loanh quanh với những lời lãi) thương mại, đến chín phần mười người ta trên thế giới trong thời bình đều sống, đã được thay thế trong chiến tranh bởi một sự dã man nhưng ít nhất là trung thực và thẳng thắn. Nhìn nó theo cách này: trong thời bình một người chỉ sống cuộc sống nhỏ nhoi của mình, tham gia vào những tầm phào, lo lắng chỉ về tiện nghi dễ chịu của mình, về những chuyện tiền bạc, và tất cả những điều thuộc loại đó - chỉ sống cho bản thân của một người. Nó thật là một đời sống bần tiện! Trong chiến tranh, mặt khác, ngay cả khi anh có bị giết chết, anh dự vào điều không thể tránh khỏi này trong chỉ một vài năm trong mọi trường hợp, và anh có được sự thỏa mãn của việc biết rằng mình đã "chết" trong nỗ lực cứu giúp đất nước. Anh đã, trên thực tế, thực hiện được một lý tưởng, vốn xa đến mức như em có thể thấy, rất hiếm khi làm được trong đời sống bình thường. Lý do là đời sống bình thường hoạt động trên một cơ sở thương mại và ích kỷ; nếu anh muốn "khôn lớn lên", như người ta vẫn nói, anh không thể giữ những bàn tay anh sạch sẽ mãi mãi.
Cá nhân em thường vui mừng rằng chiến tranh đã đến như ý em muốn. Nó đã làm cho em nhận ra rằng cuộc sống thì ngắn ngủi chừng nào. Em nghĩ rằng chiến tranh đã ban cho tất cả mọi người một cơ hội để "ra khỏi chính mình" ... Chắc chắn, nói về bản thân mình, em có thể nói rằng trong cả cuộc đời em, em chưa bao giờ trải qua một niềm vui cuồng nhiệt đến như thế, như việc bắt đầu của một “màn trình diễn” lớn (mình đoán ở đây ý nói một trận đánh lớn), giống như tháng tư vừa qua, lấy một thí dụ. Sự phấn khích trong khoảng nửa giờ cuối cùng hoặc lâu hơn trước khi nó diễn ra, không có gì trên mặt đất này giống được như thế".
Và:
Trong cuốn sách Black Hawk Down, nhà báo Mark Bowden nhắc lại những thuật ngữ tương tự kinh nghiệm chiến đấu của Shawn Nelson, một người lính Mỹ ở Mogadishu năm 1993:
"Thật khó để diễn tả cảm xúc của anh ... nó giống như một sự hiển linh. Gần với cái chết, anh đã chưa bao giờ cảm thấy đang sống trọn vẹn đến như thế. Đã có những khoảnh khắc, khi anh cảm được cái chết lướt qua thật nhanh, giống như khi một chiếc xe khác chạy nhanh, chệch hướng quanh một chỗ rẽ gắt, và chỉ thiếu một chút, đã đâm thẳng vào anh. Trong những ngày này, anh đã sống với cảm xúc như thế, với hơi thở của cái chết ngay trên khuôn mặt anh ... khoảnh khắc trước sang khoảnh khắc sau, trong khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ, hoặc lâu hơn ... Chiến đấu đã là ... một trạng thái của sự tỉnh thức hoàn toàn về tinh thần và thể chất. Trong những giờ phút đó trên đường đi, anh đã không là Shawn Nelson, anh không có kết nối nào với thế giới lớn hơn, không có biên lai phải thanh toán, không có liên hệ xúc cảm, không có gì hết cả. Anh đã chỉ là một con người sống từ một nano (thời gian) này sang nano sau, thở vào một hơi này sau một hơi khác, nhận thức trọn vẹn rằng mỗi hơi thở đều có thể là hơi thở cuối cùng của anh. Anh đã cảm thấy anh sẽ không bao giờ còn như trước".

A Dreamer