Hồi nhỏ, mình thấy có nhiều bạn của mình hay kể chuyện mình buồn vì chuyện gia đình thế nào. Họ kể họ tổn thương một cách dữ dội ra làm sao. Lớn một chút, khi học lớp Public Speaking mình vẫn nghe nhiều học viên chung lớp kể về họ đã vượt qua nỗi đau tinh thần, mặc cảm ra làm sao để có thể đứng lên bục nói chuyện như hôm nay. Mình là 2 trong tổng 30 học viên bỏ học giữa chừng. Mình đã nghĩ mình không có câu chuyện nào thật WOW để tả cả, câu chuyện mình kể thật chán chường và sẽ chẳng ai để ý cả. Khi mình nhìn họ, mình đã thầm ước mình có một quá khứ đau khổ nào đó hơn.
Kết thúc khóa học, một bà chị nói 1 câu, nhìn em có lẽ nhiều tổn thương hơn ai hết. Lúc nghe câu đó, mình khóc nức nở. Mà kỳ lạ, khóc xong đâu vào đó, mình chẳng nhớ gì cả. Thật ra, điều mình buồn không phải mình bị tổn thương, mình buồn vì không ai hiểu mình, buồn vì mình chẳng biết mình đang làm gì ở đó cả
Mình rất hay ganh tỵ với người khác
Khi mình chơi chung với một con bé hàng xóm. Mình từng là đứa thích bắt nạt kẻ khác. Mình cho rằng, gia đình mình tốt hơn nhà con bé kia, mình cũng cho mình thông minh hơn người khác. Thỉnh thoảng mình làm mình làm mẩy, bắt nó làm đủ thứ việc này việc kia. Khi thỏa mãn, mình lại thấy vui như thể làm gì đó hay ho. Mình không biết mình mấy lần làm con bé khóc, chỉ nhớ, mình chưa từng xin lỗi con bé đó bao giờ
Kỳ lạ, mình càng đối xử tệ với nó, nó càng chơi với mình. Có một điều mình nhớ mãi đến sau này khi nghĩ về nó. Có lẽ thứ mà mình từng rất ghét khi gặp nó không phải nó. Nhà con bé hàng xóm đó từng nuôi một con thỏ rất đẹp, một thứ mình từng khao khát nhưng nhà mình ko thể có. Và rồi mình ghét nó, ghét mọi thứ. Ghét vì nó có em gái, có bố dịu dàng, có thỏ con. Lúc nào con bé cũng nũng nịu, làm mình làm mẩy nhưng vẫn được yêu thương. Và nó lúc nào được mẹ mình khen, hết cái này đến cái khác
“Mẹ tôi luôn nói rằng cuộc đời giống như một hộp socola, bạn không thể biết trước được bạn sẽ nhận được điều gì” – Forrest Gump
Có lẽ, những tức giận khó chịu đó cũng qua đi theo thời gian, kể cả mình chưa từng giải quyết cho dứt rễ. Dẫu vậy, nỗi ám ảnh về ngày bé cứ hiện về, khi mình từng nghĩ mình là đứa chẳng mấy gì tốt đẹp. Rồi tự hạ thấp giá trị bản thân, cho rằng mình không xứng đáng được yêu thương
Mình đã sống với một vỏ bọc cực kỳ an toàn và bình yên . Bên ngoài có bạn bè yêu quý, có người trò chuyện bên cạnh, có người yêu, có gia đình bên cạnh. Chúng là một vỏ bọc hoàn hảo và mình nghĩ mình may mắn khi có đủ mà chẳng cần cố gắng thêm. Cũng có thể, mình sẽ sống trọn vẹn và tự do khi chẳng có một dấu vết nào. Mặc cho việc thất bại của bản thân khi chẳng biết mình là ai, làm gì ở đời hoặc huyễn ngoặc những ghen tỵ từ những người xung quanh mà chẳng biết làm gì.
2> NHỮNG HỘP SOCOLA KHÔNG TRỌN VẸN
Đến một ngày nọ, mình làm mất đi người mình yêu quý nhất. Một sáng thức dậy, đầu mình trống rỗng, thấy bản thân chỉ toàn chi chít nỗi đau. Người từng nói bản thân mình vô vị, chưa bao giờ thấy mệt mỏi tổn thương gì. Giờ đây, mình lần đầu tim thấy con tim mình vụn vỡ, không thở được
Người ta vẫn nói, trước mọi tỉnh giấc, có lẽ là khổ đau
Cũng có lẽ vì vậy, khi một chuyện bất ý xảy ra với mình. Nó đã khiến vỏ não mình hoạt động
Nó hỏi mình: " Chuyện gì tiếp theo sẽ xảy ra đây?"
Nằm ườn không làm gì 24 giờ vẫn sống tốt mà
Ăn một chút bánh ngọt cũng không chết ai
Lướt FB chơi game một tý cũng có chết ai đâu
Người khác bỏ mình rồi, mình còn làm gì khác chứ?
Mình chẳng làm được gì cả mà! Vì mình chằng giống ai nên mình chẳng là gì?
Trên mạng xã hội, trong đời sống, bạn nghe người ta nói dăng dẳng vì việc phải cố gắng thay đổi. Cho rằng phải sống tốt có lý tưởng, ổn địn
Người ta căn dặn phải làm nhiều thứ, nhưng chưa ai nói tại sao bạn phải làm như thế cả
Trong cuốn sách: " Ngài cóc đi gặp bác sĩ tâm lý" có một đoạn trích thế này?
“Vậy thì tôi phải làm gì đây?” Cóc hỏi. “Tôi còn cả cuộc đời phía trước. Tôi không muốn cứ mãi tự trừng phạt bản thân, nếu đó là điều mà tôi đang làm. Tôi muốn được hạnh phúc. Tôi phải làm gì đây hả ông Diệc? Ông hãy giúp tôi với được không?” 
“Điều này có thể hơi thẳng thắn, nhưng Cóc à, chỉ có cậu mới giúp được bản thân cậu thôi. Có rất nhiều câu hỏi mà cậu nên cân nhắc. Ví dụ như Cậu có thể ngưng phán xét bản thân không?, Cậu có thể trở nên tử tế hơn với chính mình không?, và có lẽ câu hỏi quan trọng nhất trong số ấy là Cậu có thể yêu thương bản thân mình không?.”
Những lời trong cuốn sách đó đã như thầm nhủ với mình rằng. Đúng, mình có thể làm mọi thứ mình muốn và ngừng cố gắng. Nhưng khi mất đi người yêu thương mình rồi, ai sẽ là người yêu thương mình đây. Lúc nhận định ra, mình phát hiện ra, người thật ra luôn bên cạnh mình, người có thể bảo vệ mình kiên cường thấu hiểu mình nhất vẫn luôn ở đây. Và mình đã làm gì cho bản thân mình chưa?
- Ăn đồ healthy là vì muốn bản thân mình không bị bệnh
-Cố ngủ sớm hơn thay vì thức khuya là vì muốn bản thân mình không phải ngủ gật khi đi làm
Và cố gắng để nói ra cho người khác câu chuyện của bản thân không vì muốn khoe mẽ, muốn được tốt nghiệp, được người khác công nhận. Kể câu chuyện của mình ra đơn giản là vì muốn có người lắng nghe mình, muốn mình được giúp đỡ.
Trong cuốn sách " Cóc đi gặp bác sĩ tâm lý " có lẽ đã giải đáp về cuộc sống mỗi người với 2 triết lý
1. Ai trên đời này đều cũng bị thương
2.Người có thể duy nhất giúp được bạn là chính bạn, điều kiện là bạn phải hiểu được chính mình
3>Hướng về tương lai
Một người đang hết dần năng lượng, bị những cơn cảm xúc không chế mà đi giải quyết vấn đề thì không những không giải quyết được vấn đề mà có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Đức Phật khuyên chúng ta, có những lúc, chúng ta hãy để những điều không như ý ở nguyên đó, đừng can thiệp. Khi đó, Đức Phật dạy chúng ta nên thực tập “vô tác”, tức là không làm gì cả. 
Điều này có nghĩa là mình không hướng ra bên ngoài mà quay vào bên trong để làm. Ta không căng não ra để giải quyết vấn đề nữa, ta dừng lại. Nhưng dừng lại không có nghĩa là bỏ cuộc, dừng lại để thay đổi tình trạng, quản chế năng lượng tiêu cực, chăm sóc vết thương trong tôi để tâm đạt đến mức quân bình, ổn định nhất thì hãy nghĩ đến chuyện giải quyết vấn đề. 
Trong mỗi chúng ta có nhiều cấp độ tâm thức khác nhau, có lúc ở trạng thái mê mờ, có lúc ở trạng thái sáng sủa hơn rồi lại mê mờ, khi thì nửa tỉnh nửa mê, khi thì sáng suốt. Khi tâm sáng suốt chúng ta sẽ thấy được nhiều thứ. Đức Phật khuyên chúng ta đừng dùng tâm mê mờ để giải quyết khổ đau. Vì có thể chúng ta sẽ đưa ra quyết định sai lầm. 
Vậy nên việc hiểu bản thân cũng không thể biết được ngày một ngày hai. Áp lực trở thành người thấu tình đạt lý ngay lập tức là vô nghĩa. Tỉnh thức cũng chẳng là đích đến của mỗi người. Thay vì lẽ đó, sau mỗi hành trình khổ đau, chỉ cần ta về lại phiên bản ta ngày bé, không nhìn mình bằng ánh mắt phán xét, trách móc những người xung quanh. Chỉ cần như thế là đã bắt đầu tỉnh thức
Ngày nay nhiều người đổ lỗi cho những hành vi tự gây hại bản thân của người khác, họ cho rằng giới trẻ ngày nay quá yếu đuối. Họ đang dùng những trải nghiệm của bản thân mình để đánh giá hành vi của những người xung quanh. Hiển nhiên, họ nhìn thế giới với vị thế sống của riêng họ.  Chẳng ai là tỉnh táo trước vấn đề bản thân, người ngoài luôn sáng suốt hơn.
Có người chết đi ở tuổi 25, có người phải chạy vay chạy đáo để mưu sinh gánh nợ bản thân. Có người 25 tuổi vẫn chưa biết mình là ai phải làm gì
Tất cả đều bình thường
Dù sao người ta sử dụng hết toàn bộ thời gian thật ra chỉ để chữa lành những nỗi đau của quá khứ. Khi tự chữa lành rồi, người ta mới sống được thật ý nghĩa và thức tỉnh
Còn trước đó, có lẽ cái nỗi đau mà bạn nghĩ mình phải gánh chịu, thật ra chẳng đau quá đâu
Hãy nhìn ngoài kia, ai cũng có một nỗi đau mà họ che dấu. Mỗi người đều có hành trình riêng.
Nếu chuyện gì đó khó khăn quá mà chưa giải quyết được, hãy cho nó một dấu phẩy, và sau đó hãy bước đi tiếp
Dù sao, có những ngày thật vui nhưng cũng sẽ có ngày thật buồn. Quan trọng là chúng ta vẫn đang sống
Nên là, dù không muốn, chúng ta vẫn phải sống.
Mà đã sống rồi
Phải sống cho thật ý nghĩa