Giai đoạn đầu thế kỷ 20

Người Do Thái trong 2.000 năm phiêu bạt, họ sống ở khắp nơi trên thế giới. Ở đâu họ cũng thuộc nhóm thiểu số, việc bị đối xử bất công có lẽ không cần phải đưa thêm dẫn chứng. Điều đáng nói là họ rất thành công và họ rất tự hào về danh tính Do Thái của mình - mặc dù điều đó thường xuyên đem lại cho họ bất lợi nhiều hơn là lợi ích.
Tua nhanh tới cuối thế kỷ 19, vào năm 1896, một nhà báo người Do Thái tên là Theodor Herzl xuất bản một cuốn sách nhan đề Der Juden Staat - Quốc gia Do Thái (tiếng Anh là The Jewish State). Cuối sách được xuất bản ở Vienna nhưng nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng rồi lan rộng trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Herzl không những nêu rõ nguyện vọng thành lập một quốc gia cho người Do Thái, ông còn khẳng định rằng đó là một nguyện vọng chính đáng, điều đó không chỉ tốt cho người Do Thái mà còn là cần thiết cho cả thế giới.
“Let me repeat once more my opening words: The Jews who wish for a State will have it. We shall live at last as free men on our own soil, and die peacefully in our own homes. The world will be freed by our liberty, enriched by our wealth, magnified by our greatness. And whatever we attempt there to accomplish for our own welfare, will react powerfully and beneficially for the good of humanity.” — Herzl
Đặt trong bối cảnh lịch sử đó, đây là một tư tưởng cách mạng và tiến bộ. Như tôi đã nói ở phần trước, khái niệm “quốc gia” là một khái niệm tương đối mới. Người Do Thái vốn dĩ đã bị áp bức cả ngàn năm, không thể lập quốc. Nếu thành lập một quốc gia rồi nó nhanh chóng bị thôn tính bởi một nước thực dân, vậy thì xây dựng một quốc gia Do Thái còn có tác dụng gì? Họ đã chọn được một timing window rất hẹp, mượn lực của các phong trào phi thực dân hoá, phong trào giải phóng dân tộc, cũng là buổi bình minh của công pháp quốc tế, nơi mà một quốc gia Do Thái có thể có chút hy vọng mong manh được sống sót.
Hãy thử liệt kê một vài sự kiện lịch sử có liên quan. Quyền dân tộc tự quyết (the right of national self-determination) được phổ biến lần đầu dưới thời tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson vào khoảng 1913. Liên Xô của Lenine lật đổ Nga Hoàng năm 1917. Đệ Tam Quốc Tế được thành lập vào năm 1919. Hội Quốc Liên (League of Nations) được thành lập vào năm 1920. Tôi muốn nói rằng, Herzl đã nhìn trước lịch sử khoảng 20 năm, tạo ra nền tảng tư tưởng cho việc phục quốc của người Do Thái, và tin rằng nếu một quốc gia Do Thái được thành lập, thì lần này nó sẽ không bị bóp chết từ trong trứng nước. 
Những người Do Thái khác cũng nhanh chóng nắm bắt được điều này, không ngại bỏ tiền, công sức, quan hệ để phục vụ mục tiêu lập quốc. Năm 1901, Rothschild thành lập Ngân hàng Quốc Gia Do Thái. Từ 1910, đã có những người Do Thái quay về Palestine, mua đất của người Ả rập bản địa, và thành lập các nông trang (kibbtz). Họ cải tạo sa mạc cằn cỗi, những mảnh đất trong mắt người Ả rập là nơi chó ăn đá gà ăn sỏi, dần trở thành những mảnh đất có thể canh tác được. Quan trọng, năm 1917, nhờ các mối quan hệ và cũng nhờ vung không ít tiền, người Do Thái (cụ thể nhất là nhờ những nỗ lực của Weizmann và Rothschild) nhận được một văn kiện lịch sử quan trọng. Huân tước Balfour gửi cho Rothschild một bức thư cho biết chính phủ Anh thoả thuận cho dân tộc Do Thái thành lập một Quê hương (national home) ở Palestine, và sẽ gắng sức thực hiện dự định đó, miễn là "không có gì thiệt hại cho những quyền dân sự và tôn giáo của những cộng đồng không phải Do Thái hiện có ở Palestine".
"His Majesty's Government view with favour the establishment in Palestine of a national home for the Jewish people, and will use their best endeavours to facilitate the achievement of this object, it being clearly understood that nothing shall be done which may prejudice the civil and religious rights of existing non-Jewish communities in Palestine, or the rights and political status enjoyed by Jews in any other country." — 1917 Balfour Declaration https://avalon.law.yale.edu/20th_century/balfour.asp
Cần chú ý Palestine được nhắc tới ở đây là lãnh thổ ủy trị mang tên Palestine dưới quyền quản lý của British Empire, và thực tế thì nó lớn hơn bây giờ rất nhiều, vì bao gồm không chỉ lãnh thổ Israel, West Bank, Gaza strip mà còn một phần lớn lãnh thổ của Jordan nữa.
British Mandate for Palestine, bao gồm cả Palestine và Transjordan.
British Mandate for Palestine, bao gồm cả Palestine và Transjordan.
Năm 1919, Weizmann, một thương gia Do Thái giàu có, đồng thời cũng đạt được thỏa thuận chính thức với Emir Faisal - vua của Kingdom of Hejaz, quốc gia Ả rập lớn nhất trong vùng khi đó về việc ủng hộ một nhà nước Do Thái tại Palestine theo như Balfour Declaration.
In the establishment of the Constitution and Administration of Palestine all such measures shall be adopted as will afford the fullest guarantees for carrying into effect the British Government's Declaration of the 2nd of November, 1917. — Article III, 1919 Faisal-Weizmann agreement https://www.un.org/unispal/document/auto-insert-207006/
Như vậy, với người dân bản địa, người Do Thái bỏ tiền ra mua mảnh đất sa mạc cằn cỗi của họ với cái giá cắt cổ. Với chính quyền quản trị (cụ thể là British Empire), họ được sự chấp nhận một cách chính thức. Với các nước Ả rập láng giềng, họ cũng đạt được thoả thuận song phương và có được sự ủng hộ. Với tư cách là một nhóm dân tộc muốn xây dựng một đất nước cho mình, có thể nói người Do Thái đã làm tất cả mọi thứ mà họ có thể làm. Họ cũng thể hiện một sự đoàn kết và quyết tâm rất cao, và sự trân trọng rất lớn đối với nơi này - nơi họ vẫn luôn coi là mảnh đất quê hương của mình.

Peel Commision - 2-state solution lần thứ nhất

Khi người Do Thái ngày càng xác lập vị trí của mình ở Palestine, thì người Ả rập bắt đầu khó chịu. Các xung đột cũng bắt đầu từ khoảng những năm 1930, mà đỉnh cao là sự kiện Arab revolt 1936. Người Anh phải lập các uỷ ban để điều tra về tình hình xung đột. Một trong những văn kiện quan trọng nhất là bản báo cáo của hội đồng Peel (The Peel Commision Report) năm 1937
Toàn văn báo cáo của hội đồng Peel: https://ecf.org.il/media_items/290
Kết luận của Hội Đồng, để giải quyết các xung đột, họ đề xuất chia đôi mảnh đất Palestine thành 2 phần, một phần sẽ thành lập nhà nước cho người Do Thái, phần còn lại thành lập nhà nước cho người Ả rập. Đây chính là lần đầu tiên việc chia đất ở Palestine được đề xuất, một đề xuất hai nhà nước, hay còn gọi là two-state solution (thứ mà sẽ được đề xuất đi đề xuất lại cả chục lần sau này).
Đề xuất two-state solution của 1937 Peel Commission Report
Đề xuất two-state solution của 1937 Peel Commission Report
Đáng chú ý là trong bản đề xuất này, 80% lãnh thổ được dành cho nhà nước Ả rập, và chỉ 20% cho nhà nước Do Thái (xem bản đồ, lãnh thổ cho nhà nước Do Thái gần như chỉ bao gồm Jérusalem, Tel Aviv và khu vực phụ cận). Thậm chí, nếu so sánh với tuyên bố Balfour, nơi mà Palestine mandate bao gồm cả Trans Jordan, thì người Do Thái được nhận chưa tới 5% lãnh thổ mà họ từng được hứa hẹn. Tuy nhiên, WeizmannDavid Ben-Gurion (người sau này trở thành Thủ tướng đầu tiên của Israel) đã thuyết phục được Hội Đồng Zionist đưa ra tuyên bố chung chấp nhận kế hoạch phân chia của Peel Commission. Còn phía Ả rập, một phần do thiếu tính tổ chức, một phần là do những tổ chức cực đoan nhất lại có tiếng nói lớn nhất, nhận thức chung là họ không chấp nhận kế hoạch phân chia. Trái lại, họ tiếp tục leo thang bạo lực với mục đích sở hữu 100% diện tích của vùng Palestine.

1947 UN Partition Plan, sự ra đời của nhà nước Israel và cuộc chiến Israel - Arab lần thứ nhất

Tình hình xung đột ở Palestine ngày càng thêm căng thẳng, song song với việc đó là phong trào bài Do Thái tại Châu Âu. 1933, Hitler lên nắm quyền tại Đức. Người Do Thái phần thì bị trục xuất, phần thì bỏ chạy khỏi Châu Âu về Palestine ngày càng nhiều. Kế hoạch phân chia của Peel Commission thất bại, tới 1939, người Anh quay xe, hạn chế người Do Thái quay về Palestine. Theo kế hoạch của họ thì 1939 - 1944 chỉ cho phép tối đa 75k người Do Thái hồi hương, còn sau 1944 là cấm toàn bộ. Đúng lúc người Do Thái cần một chỗ trú thân nhất thì người Anh cấm họ trở về. Thêm vào đó, do làn sóng Do Thái hồi hương, chính người Ả rập cũng bảo nhau di cư về Palestine để chiếm đa số, và người Anh lại không hề có hành động gì cấm cản người Ả rập cả.
Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, British Empire về thực tế đã không còn khả năng quản lý tình hình ở nhiều thuộc địa, huống hồ là ở cái mảnh đất vừa lằng nhằng vừa chẳng có mấy lợi ích này. Cuối năm 1947, Anh mang vấn đề Palestine Mandate ra Liên Hợp Quốc (UN). UN phê chuẩn một kế hoạch phân chia lần thứ 2, gọi là 1947 UN Partition Plan, hoặc Resolution 181.
 Phân bổ dân cư Do Thái và Ả rập năm 1947
Phân bổ dân cư Do Thái và Ả rập năm 1947
UN Partition Plan
UN Partition Plan
Theo bản kế hoạch này, mảnh đất Palestine cũng vẫn phải được chia làm đôi. Lãnh thổ dành cho nhà nước Do Thái chiếm khoảng 56%, nhưng phần lớn là sa mạc. Lãnh thổ dành cho nhà nước Ả rập chiếm khoảng 42%. Phần còn lại là một lãnh thổ bao quanh Jérusalem sẽ có cơ chế đặc biệt không thuộc nhà nước nào, được gọi là khu vực tách biệt (corpus separatum). Sở dĩ chia theo tỷ lệ như vậy, mặc dù người Do Thái chỉ chiếm khoảng ⅓ dân số Palestine lúc đó, là vì người Do Thái chấp nhận người Ả rập sống chung với mình, miễn sao họ không chiếm quá 45% dân số là được, trong khi người Ả rập không đồng ý cho người Do Thái sống chung.
Người Do Thái tiếp tục chấp nhận kế hoạch phân chia, còn người Ả rập tiếp tục từ chối. Không những thế, Liên minh Ả-rập (Arab League) gồm bảy nước: Ai Cập, Syria, Lebanon, Iraq, Transjordan, Saudi Arabia và Yemen họp nhau lại phản kháng quyết định của Liên hiệp quốc, đồng thời chuẩn bị lực lượng để tiến hành chiến tranh. Đâu đâu người ta cũng hô hào chuẩn bị thánh chiến. Họ bắt đầu thu gom vũ khí và thu thập lính tình nguyện tại khắp các quốc gia Ả rập ở Tây Á. Người Ả rập tại Palestine thành lập đội quân thánh chiến (Army of the Holy War) sẵn sàng nổ súng.
Tình hình đã hoàn toàn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Anh. Ngày 12-5-1948, Anh tuyên bố chấm dứt việc quản lý Palestine Mandate kể từ 0h ngày 15-5-1948, có nghĩa là chỉ còn có 2 ngày rưỡi trước khi rút lui toàn bộ hiện diện quân sự và hành chính tại Palestine.  
16 giờ ngày 14-5-1948, Ben-Gurion họp Quốc Hội Do Thái, căn cứ trên 1947 UN Partition Plan, tuyên bố thành lập nhà nước Israel. 
16 giờ ngày 14-5-1948, Ben-Gurion họp Quốc Hội Do Thái, căn cứ trên 1947 UN Partition Plan, tuyên bố thành lập nhà nước Israel.
16 giờ ngày 14-5-1948, Ben-Gurion họp Quốc Hội Do Thái, căn cứ trên 1947 UN Partition Plan, tuyên bố thành lập nhà nước Israel.
Chỉ vài giờ sau, hai “anh cả mới nổi” của thế giới lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô lần lượt tuyên bố thừa nhận quốc gia Israel. Nửa đêm hôm đó, quân đội Anh rút lui hoàn toàn. Cũng cùng thời điểm đó, tiếng súng đầu tiên bắt đầu nổ, liên quân Ả rập tấn công, cuộc chiến Israel - Arab lần thứ nhất chính thức bắt đầu. 
Quick note: Ở góc độ luật pháp quốc tế, hành động của Liên quân Ả rập đương nhiên đã vi phạm. Điều đó cũng kích hoạt quyền tự vệ của Israel được điều chỉnh bởi nhóm luật cho phép quốc gia tham chiến (jus ad bellum). Ví dụ, điều 51 trong Hiến chương LHQ (UN Charter) quy định quyền tự vệ của quốc gia khi bị tấn công vũ trang. 
Sẽ có nhiều điều đáng để nói về cuộc chiến này, từ việc Israel đã chuẩn bị mọi thứ thế nào, họ lấy đâu ra vũ khí khí tài trang bị, thậm chí quân đội Israel có vi phạm luật pháp chiến tranh hay không, cho đến tại sao nước Anh thì tuyên bố rút quân nhưng lại lọt ra một anh đại tá người Anh huấn luyện và chỉ huy quân đội Ả rập. Nhưng chúng ta tạm thời chỉ cần quan tâm tới những điều đơn giản nhất: phe Ả rập với lực lượng vượt trội về số lượng, là bên chủ động gây hấn, với mục tiêu quét sạch người Do Thái ra khỏi Palestine, xoá sổ nhà nước Israel, họ đã thất bại. Nhà nước Israel không những đứng vững mà cục diện chiến trường lúc kết thúc giúp họ mở rộng lãnh thổ so với UN Partition Plan, quan trọng nhất là một phần phía Tây Jérusalem.
Bản đồ khu vực dựa trên nhóm Hoà ước Đình chiến giữa Israel và các nước Ả rập sau chiến tranh Israel - Ả rập lần thứ nhất, ký năm 1949.
Bản đồ khu vực dựa trên nhóm Hoà ước Đình chiến giữa Israel và các nước Ả rập sau chiến tranh Israel - Ả rập lần thứ nhất, ký năm 1949.
Tuy nhiên Israel không chiếm toàn bộ lãnh thổ Palestine. Vậy phần còn lại có được để dành cho việc xây dựng một nhà nước Ả rập cho người Palestine không? Rất tiếc là … không, nhưng đây lại là điều mà Israel không thể quyết được. Trái lại, khu vực West Bank mà lý ra theo 1947 UN Partition Plan được dành cho dân Ả rập Palestine, được người anh em cây khế TransJordan sát nhập vào lãnh thổ của họ. Họ còn đặc biệt kỷ niệm điều này như một chiến thắng, và đổi tên nước từ TransJordan - có nghĩa là “bên bờ sông Jordan” - thành Jordan - có nghĩa là “cả hai bên sông Jordan”. Dải Gaza cũng được Ai Cập sát nhập vào lãnh thổ mình. Và rất quan trọng: các quyết định về đường biên giới này được các bên chấp nhận một cách công khai và chính thức hoá bởi nhiều văn bản, được gọi chung là Nhóm Hoà ước Armistice (armistice có nghĩa là “đình chiến”). Cái tên Palestine biến mất trên bản đồ, ⅔ là nhờ công sức của các anh em Ả rập.

Giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 đến trước sự kiện Oct 7th

Sau khi nhà nước Israel đã được hình thành, mối quan hệ thù địch mà các quốc gia Ả rập dành cho họ mới thực sự lên đến đỉnh điểm. Tôi sẽ chỉ điểm qua các sự kiện chính, đơn giản là vì nếu không thì bài viết sẽ trở nên quá dài:
- Năm 1964, Liên hiệp Arab chính thức được thành lập và hỗ trợ tài chính cho hoạt động của cái gọi là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Chủ nghĩa dân tộc Palestine chính thức thành hình bằng ngoại lực. 
- Năm 1967, Nasser - tổng thống Ai cập ép đội quân gìn giữ hòa bình của LHQ ra khỏi bán đảo Sinai và Gaza, đồng thời đóng cửa eo biển Tiran đối với toàn bộ tàu thuyền của Israel. Hành động phong toả cảng được coi là một hành vi tuyên chiến (declaration of war) theo Paris 1856 Declaration Respecting Maritime Law, và theo điều 1-21 của 1909 London Declaration Concerning the Laws of Naval War. Liên minh Ai cập - Jordan - Syria điều động quân đội tới sát biên giới. Để đáp trả, Israel làm cả thế giới sửng sốt với một cuộc chiến chỉ kéo dài trong có 6 ngày, tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng không quân của Ai Cập, đánh bại liên quân Ả rập, chiếm bán đảo Sinai và Gaza của Ai Cập, West Bank của Jordan và cao nguyên Golan của Syria.
Hiện trạng sau 1967 Six day war.
Hiện trạng sau 1967 Six day war.
Tham khảo: toàn văn của hai bản tuyên bố trên:
- Sau Chiến tranh sáu ngày, người Palestine sang Jordan tị nạn rất đông, gấp rưỡi dân bản địa. Jordan cấp quy chế công dân cho người dân Palestine, tuy nhiên chính vì họ chiếm đa số, PLO nhiều lần muốn lật đổ vua Hussein, thậm chí hơn 10 lần ám sát ông nhưng đều không thành. Đỉnh điểm là tháng 9 năm 1970, PLO chơi lớn, đã sử dụng không tặc để bắt cóc tổng cộng 4 máy bay chở khách. Trong số này, 1 chiếc bị ép hạ cánh xuống Ai cập (sau đó bị cho nổ tung chỉ vài phút sau khi đã cho hành khách xuống hết), 3 chiếc còn lại bay về phi trường Dawson, vì vậy sự kiện này được gọi là Dawson's Field hijackings. Nơi này vốn là một phi trường bỏ hoang được PLO trưng dụng làm “căn cứ cách mạng”. 10 ngày sau, thấy không thể nhẫn nhịn hơn, vua Hussein ra lệnh tấn công PLO và các trại tị nạn của người Palestine, cuộc nội chiến Jordan bắt đầu. Phía PLO đứng đầu là Yasser Arafat. Kết quả, quân đội Jordan giành chiến thắng, đuổi toàn bộ PLO và người Palestine tị nạn ra khỏi Jordan, phần lớn trong số này lại đến tị nạn ở Lebanon.
- Lebanon vốn dĩ là một nước đa số theo Thiên Chúa giáo, nhưng sau 1970, số người Palestine tị nạn đã lên tới trên 300k. Kịch bản tương tự như những gì xảy ra tại Jordan, PLO càng ngày càng đông và lấn át chính phủ Lebanon. 1976, lực lượng quân đội Syria tiến vào Lebanon để hỗ trợ chính phủ Lebanon trấn áp quân PLO, tuy nhiên khi PLO ngày càng cực đoan trong việc chống Israel thì Syria lại quay xe. Đến 1982, Hezbollah - một lực lượng vũ trang Hồi giáo dòng Shia được thành lập, với sự hỗ trợ của Iran. Từ đó tới giờ, Hezbollah ngày càng lấn mạnh và trở thành một lực lượng độc lập hoàn toàn mà chính phủ Lebanon cũng không kiểm soát được.
- Năm 1972, một trong những sự kiện khủng bố nổi tiếng nhất đã xảy ra: cuộc thảm sát Munich. 8 thành viên của tổ chức Black September Organization - một tổ chức quân sự của người Palestine - đã đột nhập vào Làng Olympic Munich, giết 2 người thuộc đoàn thể thao Israel, bắt cóc và sau đó cũng giết chết 9 vận động viên Israel khác. 
- Năm 1973, Ai cập và Syria tiếp tục phát động cuộc chiến tranh Yom Kippur War tấn công vào lãnh thổ Israel. Cuộc chiến diễn ra rất căng thẳng, quy mô lớn, với thiệt hại lớn cho cả hai bên, tuy nhiên không có biến động về đường biên giới.
- Sau cuộc chiến Yom Kippur War, tiếp tục có một làn sóng người Palestine di cư đến Kuwait. Cho đến 1990, có khoảng 357k người Palestine sống tại đây. PLO cho rằng người Kuwait không chịu tham gia chống Israel, cho nên họ quay sang ủng hộ tổng thống Iraq là Saddam Hussein xâm lược Kuwait. Sau khi the Gulf War kết thúc với việc Mỹ giải phóng Kuwait năm 1991, người Kuwait cũng thực hiện trục xuất người Palestine khỏi lãnh thổ của họ.
- Năm 1979, Ai cập ký hiệp ước hoà bình với Israel, trở thành nước Hồi giáo đầu tiên làm việc này. Trong hiệp ước này có kế hoạch Israel trao trả bán đảo Sinai cho Ai cập. Điều ít ai biết tới là phía Israel đưa ra đề xuất Ai cập sát nhập Gaza vào lãnh thổ của mình, tuy nhiên phía Ai cập từ chối. Năm 1980, Ai cập công nhận nhà nước Israel, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1981, Anwar Sadat, tổng thống Ai cập, người ký hiệp ước hòa bình năm 1979, bị ám sát. Năm 1982, Israel trao trả hoàn toàn bán đảo Sinai cho Ai cập. 
- Năm 1987, Hamas được thành lập. Điều 7 nổi tiếng trong Bản Hiến chương Hamas ghi rõ: Ngày phán xét chỉ tới khi người Hồi Giáo giết hết toàn bộ người Do Thái.
"The Day of Judgement will not come about until Moslems fight and kill all the Jews, when the Jew will hide behind stones and trees. The stones and trees will say O Moslems, O Abdulla, there is a Jew behind me, come and kill him. Only the Gharkad tree, would not do that because it is one of the trees of the Jews." — 1988 Hamas Convenant https://avalon.law.yale.edu/20th_century/hamas.asp
- Năm 1994, Jordan ký hiệp ước hoà bình với Israel, công nhận nhà nước Israel.
- Năm 2000, tại Camp David Summit, tổ chức cuộc gặp ba bên giữa Tổng thống Israel  Ehud Barak, người đứng đầu PA Yasser Arafat và Tổng thống Mỹ Clinton. Đề xuất của Barak là thành lập một nhà nước Palestine trên cơ sở toàn bộ diện tích dải Gaza, 94% diện tích West Bank, và thủ đô của Palestine đặt tại Đông Jérusalem. Đây có thể nói là một deal cực kỳ hời đối với người Palestine, họ coi như lấy được lại gần hết đường biên giới 1967. Cuộc đàm phán kéo dài 14 ngày, và Arafat từ chối, trước sự ngỡ ngàng của có lẽ là toàn bộ thế giới. Không chỉ vậy, sau hội nghị này, Arafat phát động phong trào Intifada lần thứ 2, với một loạt các cuộc đánh bom cảm tử của các phần tử vũ trang Palestine trên toàn lãnh thổ Israel.
- Năm 2006, Hamas giành đa số trong cuộc bỏ phiếu bầu tại Cơ quan lập pháp Palestine.
- Năm 2007, nội chiến Gaza nổ ra giữa Hamas và Fatah (phe của tổng thống Palestine Mahmoud Abbas). Kết quả, Hamas giành chiến thắng và trở thành lực lượng quản lý de facto tại Gaza. 
- Năm 2008, tổng thống Israel lúc này là Olmert, tiếp tục đề xuất Realignment plan tới tổng thống Palestine lúc này là Mahmoud Abbas. Đề xuất này cũng tương tự như đề xuất tại 2000 Camp David Summit, trong đó Palestine tiếp tục được sở hữu 94% diện tích West Bank. Tuy nhiên cũng giống như Arafat, Abbas từ chối.
Trên đây là các sự kiện chính trong cuộc xung đột Israel - Palestine từ đầu thế kỷ 20 cho tới trước sự kiện Oct 7th. Các sự kiện gần đây mang tính thời sự sẽ được bàn tới trong một bài viết riêng. Cuối cùng, tôi cũng muốn dành một bài riêng chỉ để nói về solution của cuộc xung đột, cũng như một số controversial claim xoay quanh các sự kiện này.
Tài liệu tham khảo sẽ được ghi và bổ sung dần trong bài viết thứ nhất.