"TUỔI TRẺ CỦA BẠN ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU ?"

Người ta có hẳn một tựa sách để trả lời câu hỏi này. Mình thì chưa bao giờ đọc cuốn sách ấy,nhưng mình thì vẫn luôn mang trong mình những câu hỏi tương tự thế. Tuổi trẻ của mình thì đáng giá bao nhiêu ?
Ngay giây phút này, có lẽ là chỉ đáng giá độ khoảng 100 đô, well, vì lương của mình nhận được cỡ chỉ 400 đô, trừ đi các kiểu bảo hiểm trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với gia đình, mình còn cỡ 100 đô để chi tiêu cho tương lai và tuổi trẻ của mình. Mình thì vẫn được bố mẹ hỗ trợ trong sinh hoạt, nên mình mới dư ra được cỡ 100 đô, chứ nếu không thì chắc mình còn cỡ 500 ngàn Việt Nam đồng mỗi tháng.
Kể lể như vậy, vừa là để mình than thân trách phận (yeah, mình không có nhiều gratitude cho lắm ), vừa là để giúp mình suy nghĩ về tương lai của mình.

Người ta vẫn thường nói: Tuổi trẻ có sức khỏe và thời gian nhưng thiếu tiền bạc và kinh nghiệm, tuổi già thì có tiền và kinh nghiệm nhưng thiếu thời gian và sức khỏe. Well, I say that's not true. Tuổi trẻ của mình có sức khỏe, đam mê, nhiệt huyết, máu liều, nhưng tất cả đều vô nghĩa nếu mình không có được sự dẫn dắt, hỗ trợ, và quan trọng hơn hết là tầm nhìn. Tuổi già, well, định nghĩa tuổi già theo luật Việt Nam cho nữ là 55 (đang chuẩn bị lên 57), cho nam là 60 (chuẩn bị lên 62), khi người ta bắt đầu "bị " cho về hưu và hưởng phúc lợi xã hội (về mặt lý thuyết là thế ). Mình vẫn luôn tự hỏi : Thế kinh nghiệm mà "người già " có là gì , khi mà các công ty trả rất nhiều tiền để có nó , nhưng rồi lại quyết định bỏ qua cái kinh nghiệm ấy (về mặt lý thuyết ) để những người già này nghỉ ngơi ở độ tuổi còn nhanh nhẹn và minh mẫn. Nếu kinh nghiệm là kiến thức, nó là thứ quý giá đến độ mà "người trẻ " ai cũng cần có, thế thì tại sao nó chỉ có giá trị trong vòng 3-4 chục năm ? Một khoảng thời gian ngắn hạn như vậy, nếu một sự vật hiện diện chỉ trong ngần ấy thời gian, thì liệu nó có thực sự cần thiết đến thế không ?

Mình thì xem rất nhiều video về cách sống tối giản (do mong muốn được trở nên "thành công " hơn ), rồi cách để trở nên hạnh phúc mà không cần vật chất , và nhìn chung thì chúng đều có cùng một ý thế này : Bạn cần biết ơn những thứ xung quanh , luyện tập bằng cách mỗi ngày nghĩ hoặc viết về 5 điều khiến bạn thấy biết ơn nhất . Yea ye ye, I get it, but it still doesn't make sense to me to be honest. Những người đã hiểu được chân lý này chắc sẽ thấy bài viết này khá thiển cận và mình chưa trải đời đủ nhiều . Chính xác! Mình, hôm nay, ở đây, xin phép được lên tiếng cho sự "thiển cận" của tuổi trẻ, bởi vì tuổi trẻ của mình (và nhiều người khác ) đang bị đối xử rẻ mạt !
Sẽ không khó để bắt gặp những tin tuyển dụng, kiểu như "Tuyển nhân viên thông thạo ngoại ngữ ABC, có bằng Đại học XYZ, có từ 0-1 năm kinh nghiệm, lương cỡ 7-8 triệu". Mọi người nói : Mới ra trường chưa có kinh nghiệm gì , đi làm người ta phải dạy lại từ đầu thì trả lương cỡ đó là đúng rồi . OK, triết lý này không sai, mình tạm thời không có ý kiến. Thế nhưng mình lại có một trải nghiệm như này, mà sau khi mình nói chuyện với bạn mình thì mới vỡ lẽ ra sự thiếu logic trong tuyển dụng : Trong một công việc có rất nhiều task, mỗi task chia cho từng người theo năng lực hiện thời , vậy thì lương của mỗi thành viên nên được tính theo tỷ lệ công việc mà người đó nhận , thay vì lương fix chứ ? Lúc đầu thì mình thấy điều này vô lý lắm , vì những người như mình biết gì đâu, mới ra trường người ta nhận cho là may. Thế nhưng thì mình lại quan sát chính công việc của mình, mình nhận ra: Ô, trong cả 1 project, việc admin chiếm 1/3 thời gian của project đó để hoàn thành, từ việc soạn hợp đồng, viết mail cho khách hàng, in tài liệu, copy tài liệu, làm hóa đơn cho khách hàng, gửi thư cho khách hàng, cắt dán các kiểu thứ, vân vân và mây mây các công việc không tên. Còn chưa kể mình còn mất thời gian để nghe ngóng thông tin từ phía sếp xem ý sếp việc này nên làm thế nào, có khi nói chuyện qua lại hết mất cả nửa ngày. Đấy, ấy thế mà mình chỉ nhận lương như kia, rồi đến lúc thưởng thì số phần trăm mình nhận được cũng chỉ là tính trên lương của mình, chứ không phải chia theo đầu việc mình đã làm.
Một số người có thể tranh luận : Nhưng công việc của mình không tạo ra giá trị lớn. Các anh chị chắc không ạ? Bởi vì mình biết, 1 giờ của manager so với 1 giờ của mình được trả cao gấp 3 đến 5 lần nếu tính rẻ, và lương của giám đốc và tổng giám đốc thì chắc phải 10 đến 20 lần của mình . Nhưng tính ra, nếu không có những người  "không quan trọng " như mình, thế thì cấp trên phải làm hết những việc không ý nghĩa kia rồi . Các đồng chí điều hành cấp cao được trả lương cao do có thể tạo ra lợi nhuận tiền trăm triệu, tiền tỷ cho công ty. Ô thế nhưng nếu giả dụ mà không có những người làm những công việc (tạm gọi ) dễ dàng như mình, thế thì các lãnh đạo sẽ mất khá nhiều thời gian và tiền bạc để làm nó đấy, vì lương và giá trị họ mang đến được định giá cao hơn nhân viên như mình mà ^^. Nói cách khác, chi phí cơ hội cho việc không có những người nhân viên cấp thấp như mình cao hơn chi phí công ty phải bỏ ra để thuê mình làm những việc này (vì thế người ta mới thuê mình để cắt giảm chi phí cơ hội đó haha^^). Điều này đồng nghĩa với việc mức lương hiện tại nhân viên cấp thấp đang nhận được còn rất thấp so với những gì họ đáng lẽ có thể nhận.
Khi một người trẻ như mình chân ướt chân ráo bước vào lực lượng lao động, chúng mình đã không thể nói điều mình nghĩ thật lớn , chỉ mãi về sau những người thành công trụ vững để lên vị trí cao hơn mới có cơ hội để nói ra những điều mình nghĩ (và được ai đó lắng nghe). Bản thân mình cho rằng đây là một sự bất hạnh và bất công, có lẽ do mình là người chọn tin tưởng rằng sự vật sinh ra đều có quyền như nhau - bất kể là con người hay cây cỏ, động vật, đất, nước, vân vân - và quyền được bộc lộ suy nghĩ cảm xúc một cách tự do là quyền bình đẳng ai cũng có . Những người trẻ như mình đã dành cả tuổi thơ và những năm tháng thành niên để học kiến thức trên trường, sách vở , môi trường , học cách phát triển thế giới quan và quan điểm , nhưng khi bước chân qua ngưỡng cửa cuộc đời thì lại phải im lặng . Vì đôi khi, điều bạn cảm nhận thấy là điều không tốt cho sếp của bạn; hoặc lời bạn nói và suy nghĩ của bạn thật trái ngược so với quan điểm của những người có kinh nghiệm . Vì đôi khi, những bài học của người đi trước lại được cho rằng quan trọng hơn những trải nghiệm và cảm xúc bạn đang cảm nhận . Chúng ta, sinh ra là một sinh vật có bộ não phát triển nhất, vì chúng ta có cảm xúc và suy luận, chúng ta học từ những trải nghiệm phức tạp hơn những loài động vật khác, thế nhưng chúng ta lại chọn cách vứt bỏ những cảm xúc ấy để tìm đến lời giải đáp nằm ở trải nghiệm của những người khác, và chọn cách tin rằng đó là sự khôn ngoan. Yeah, that's somewhat relevant trong một vài trường hợp. Nhưng rồi sao? Mỗi con người là một bộ não khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, nhóm tính cách khác nhau, các bài học trong đời nhận được khác nhau. Vậy thì, cớ gì, và vì sao, chúng ta lại tin vào lời người khác khi họ nói " Anh/Chị/ Bố/ Mẹ/ Cô/ Chú đã từng trải qua hoàn cảnh như bây giờ của em"?
Mình tin rằng, tuổi trẻ mà mình có được đáng giá nhiều hơn mình được trả công, không phải bởi vì mình có nhiều thời gian hay sức khỏe (mình không thể biết được liệu mình sẽ chết vì dịch bệnh, hay bị liệt vì tai nạn giao thông, hay ngày mai Mặt trời ngừng chiếu sáng hay không mà ?), mà là vì con người chúng ta bình đẳng như nhau. Dù trẻ hay già, ít kinh nghiệm hay nhiều kinh nghiệm, chúng ta đều đáng giá hơn  những gì chúng ta được định giá.
Ngày hôm nay, mình mong rằng những tư duy "thiển cận " như của mình được cất lên nhiều hơn, sự "non nớt chưa trải đời " như của mình được cất lên nhiều hơn. Vì chúng ta bình đẳng, và mình biết rằng, cho dù có ai đó nói rằng họ đã từng ở tình cảnh như mình, cho dù mình có cảm thấy được đồng cảm, thì người khác sẽ mãi mãi không phải là mình. Suy nghĩ của chính mình là độc nhất, và, đừng bao giờ, ĐỪNG BAO GIỜ, vì bị người khác gọi là thiển cận và non nớt mà đánh đổi quan điểm của chính mình. Vì trải nghiệm của mỗi người là khác nhau, và tuổi trẻ của bạn (và của mình ) đáng giá nhiều hơn những gì người khác nhìn nhận nó. Nhiều lần.