Tâm lý của những kẻ mưu sát người thân ruột thịt
Tâm lý của những kẻ mưu sát người thân
Sự kiện rúng động gần đây, người con gái đầu độc cha ruột bằng chất độc Xyanua - loại chất độc thường được dùng trong truyện Conan. Sau đó, cô đem thi thể cha mình ra ngoài vườn lấp lại bằng xi măng, đốt nhà rồi chạy qua nhà ông nội, kể về vụ việc có một người lạ đột nhập vào nhà mình.

Jack Teagle
Người ta cho rằng, có lẽ cô này bị bạo hành trong một thời gian dài nên đã nảy sinh ý định giết người. Tuy nhiên, hàng xóm xung quanh đều cho rằng người cha có tính cách khá ổn, không phải là người hay đánh đập con cái. Ngạc nhiên hơn, người mẹ trả lời báo chí rằng, người cha chỉ nghiêm khắc, thường hay la mắng chứ không hề là một kẻ bạo hành.
Trên thế giới cũng xảy ra nhiều vụ tương tự, người gây những vụ án giết cha thường được gọi là "Parricide".
*Parricide được định nghĩa là giết người sinh thành ra mình hay những người họ hàng gần gũi khác như anh, chị, cô, dì, chú bác hoặc anh/chị em rể/dâu.

Joseph Blanc
Jennifer Pan 24 tuổi ở Canada đã lên kế hoạch mưu sát bố mẹ mình vì cô nghĩ rằng họ đối xử bất công và luôn cấm đoán cô. Đây là một vụ án chấn động ở Canada khi cô dành hàng tháng trời để lên kế hoạch giết bố mẹ mình và tạo hiện trường giả bị cướp, trở thành người sống sót duy nhất trong gia đình.

Jennifer Pan
Jennifer bị phát hiện nói dối sau khi cảnh sát liên tục lấy lời khai của cô sau một khoảng thời gian nhất định. Sự thiếu thống nhất trong lời khai khiến cô khiến cảnh sát nghi ngờ, phát hiện rằng cô là người đã giết bố mẹ mình.
Có lẽ do sự ích kỷ mong muốn đạt được điều mình muốn bằng bất cứ giá nào, cô ấy đã cố ý giết người. Vụ án xảy ra không phải do ngộ sát hay người gây án đang phải trải qua bất ổn tâm lý.
Vụ án này được mô tả chi tiết và kỹ lưỡng trong cuốn “A Daughters Deadly Deception", cũng như những lý do đằng sau hành động của cô gái này.
Tội phạm thanh thiếu niên
Trong nghiên cứu của tiến sĩ Kathleen M. Heide về "tội phạm giết bố", có sự khác biệt rõ rệt giữa thanh thiếu niên và người trưởng thành. Thanh thiếu niên thường dễ dàng phạm tội hơn nếu như nhà là nơi nảy sinh ra mâu thuẫn. Bởi vì họ không thể bỏ nhà ra đi, không có nơi nào khác để sống, không có tiền và chưa học xong, không bằng cấp để kiếm được công việc đàng hoàng nuôi thân.

Grandfailure
Hơn thế nữa, thanh thiếu niên vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Họ có ít kinh nghiệm cuộc sống và sự thấu hiểu cảm xúc cá nhân, so với những người lớn có thể cân bằng cảm xúc để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Thanh thiếu niên thường không nghĩ kỹ về hành động của mình, họ thiếu sự lựa chọn và lối thoát. Khác với người trưởng thành có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn cho những tình huống khó khăn.
Người trưởng thành có thể bỏ nhà ra đi, đến nơi khác sống và nếu cần thiết, cắt đứt liên hệ với bố mẹ của mình. Tội phạm trưởng thành gây án thường vì sự ích kỷ như muốn chiếm đoạt tài sản hoặc do bệnh thần kinh.
Những kiểu phạm tội
1/ Những người thường xuyên bị bạo hành
Kiểu phổ biến nhất thường gặp là tội phạm thanh thiếu niên bị bạo hành trong một thời gian dài ở nhà. Những người này cảm thấy họ luôn gặp nguy hiểm, đe dọa và không có lối thoát. Họ giết người để "chống lại sự bạo hành hoặc vì trầm cảm". Thông thường, họ cố gắng tìm sự giúp đỡ trong quá khứ, nói với thành viên khác trong gia đình - những người không sống cùng một nhà. Nhưng đã không nhận được sự tin tưởng hoặc can thiệp phù hợp để họ thoát ra khỏi đó.

Họ giết người khi cảm thấy không còn chịu nổi nữa. Bạo hành tinh thần thường đi chung với bạo hành bằng lời nói, bạo hành tình dục hay về mặt thể chất. Người phạm tội thường là nạn nhân hoặc trông thấy người thân rơi vào tình trạng tương tự. Trong những trường hợp này, không có tiền sử bệnh tâm thần trong gia đình. Tuy nhiên, trầm cảm kéo dài hoặc hậu rối loạn lo âu có thể là nguyên nhân khiến xảy ra vụ việc.
Stacy Lannert là một cô gái trẻ, phạm tội mưu sát bố mình. Cô đã chịu bạo hành từ bố trong một thời gian dài, quyết định hành động khi thấy bố bắt đầu chuyển sự bạo hành đó lên em gái mình. Cô chỉ mới 18 tuổi khi quyết định bắn khi ông đang ngủ năm 1990, ở Missouri. Trong phiên tòa năm 1992, cô bị buộc tội giết người cấp độ một với bản án chung thân. Luật sư bào chữa cho Stacy đưa ra 2 lý do dẫn đến vụ việc vì cô bị bạo hành thời gian dài và chịu hậu rối loạn lo âu.
Tuy nhiên, bên công tố thắng cuộc khi cho rằng cô không gặp nguy hiểm khi quyết định bóp cò. Bởi vì bố cô đang ngủ và cô không mất kiểm soát vào lúc giết người. Sau 18 năm chịu án, Stacy được thả vào năm 2009, cô xuất bản sách để chia sẻ kinh nghiệm cũng như giúp đỡ những nạn nhân đã và đang chịu bạo hành.
2/ Những người mắc bệnh tâm thần
Bệnh tâm thần thường không được xác định ở những người này trước khi họ phạm tội. Nhưng người ta kết luận rằng lúc gây án, trạng thái tinh thần của họ đang không ổn định. Trong những trường hợp này, thường sẽ không thể khởi tố được bởi vì họ không đạt yêu cầu cần thiết để hầu tòa. Người gây án thường được gửi đến nơi chăm sóc sức khỏe tinh thần, sau khi bình phục có thể chọn ngày để ra hầu tòa.

sylverarts
Trong một vài trường hợp, dù không có bệnh tâm thần, nhưng người gây án hoàn toàn mất kiểm soát lúc xảy ra sự việc. Thường thì những vụ này, vấn đề ở chính bố, mẹ hoặc cả hai. Chăm sóc bố mẹ mắc bệnh sa sút trí tuệ hoặc tàn tật khiến họ cảm thấy rất khó khăn. Trong những trường hợp này, người gây án có tinh thần cực đoan hoặc mất cân bằng cảm xúc vào lúc giết người.
3/ Những người chống đối xã hội nguy hiểm
Bao gồm cả người trưởng thành và thanh thiếu niên, những người này gây án chủ yếu vì mục đích ích kỷ. Trong mắt họ, bố mẹ là những kẻ ngăn cản họ làm những điều họ mong muốn. Có thể là nắm giữ tiền bạc của bố mẹ hoặc đơn giản muốn có nhiều tự do hơn. Họ bị thiếu cảm xúc và đồng cảm đối với người khác, thể hiện những đặc tính tâm thần. Những người này biết rõ họ muốn gì và làm sao để đạt được điều đó.

Anh em Menendez nổi tiếng với trường hợp này, là những đứa trẻ bị chiều hư từ khi còn bé. Họ không có mong muốn là việc kiếm tiền và chỉ muốn sống khỏe mà không cần phải làm gì cả.
Bố của họ bắt đầu đặt kỷ luật lên khi thấy hành vi và thái độ không phù hợp của họ. Nhiều tháng trước vụ án, Lyle và Erik Menendez đột kích và lấy cắp tài sản từ nhà bạn bè của bố mẹ, sau đó đem bán để có tiền.
Tháng 8 năm 1989, hai anh em đã bắn bố mẹ khi họ đang xem TV. Để chắc ăn họ đã bắn nhiều phát súng liên tục. Sau đó, gọi điện thoại cho cảnh sát để báo về thảm sát trước mắt khi họ vừa trở về nhà. Dù ra vẻ là những đứa trẻ tội nghiệp trước mặt cảnh sát, anh em họ đã xài tiền của bố mẹ thả ga và tin rằng họ sẽ không bao giờ bị bắt.
Sau khi nói về vụ giết người với nhà trị liệu tâm lý, họ càng tin rằng sẽ được nhà trị liệu bảo vệ. Họ đã bị bắt vì tội giết người với bản án chung thân mà không có sự khoan hồng nào.
Tham khảo:
Đọc thêm:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
Về bộc phát, thì như bài viết đã nêu một số ví dụ về cô gái người Mĩ bắn chết cha mình khi ông đang ngủ, ta có thể thấy đây rõ ràng là một hành vi giết người bộc phát là một điều cô gái này đã kìm nén đã lâu. Đối với hành vi có động cơ giết người như chết thì người có học thức, sức khỏe tâm lí, hay tỉnh táo đi chăng nữa thì nếu như họ kìm nén những xung đột, mâu thuẫn với người thân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí và giới hạn chịu đựng thì chỉ cần chạm đến hoặc vượt quá giới hạn này, hành vi giết người sẽ xảy ra. Nói một cách khác động cơ giết người trên không chỉ xuất hiện ở hành vi giết người thân mà nó còn bao gồm tất cả các người quen như bạn bè, bạn thân, người yêu thậm chí là người lạ. Hành vi giết người này thật ra lại là một hành vi có tính phản xạ tương đối bình thường bởi nó mang tính bản năng nguyên thủy của con người, sự phẫn uất tính tụ sẽ biến đối tượng nạn nhân trong vụ án thành một mối đe dọa với người thực hiện hành vi gây án giống việc đang ngủ trong rừng có tiếng con rắn đang ở rất gần vậy. Khi gặp tình huống như vậy thì bạn làm gì đầu tiên ? Vì vậy để tránh hành vi giết người thì chỉ cần người có động cơ gây án ý thức hóa được cảm xúc và hành vi của mình. Tức phải thấu hiểu và đối mặt với nhưng xúc cảm đầu sâu kín này. Tôi đảm bảo bất cứ ai đã đọc bài viết đều có cảm xúc này, một mặt thì yêu quý và hiếu thảo nhưng chắc chắn vẫn sẽ tồn tại một mặt đối lập mà chúng ta thường thì không nhận ra. Đây là một phần của thuyết phân tâm học của Sigmund Frend, thật ra đã có bài viết khác Spiderum về vấn đề này rồi.
Thế còn những người đã ý thức hóa và thấu hiểu được những xúc cảm trên mà vẫn có động cơ hoặc đã thực hiện rồi thì sao? thì đó chính là một giết người có kiểm soát. Đúng là bài viết có nói về những hành vi này, đó là hai vụ án mà bài viết đã dùng để mở đầu bài viết, một là vụ án giết cha bằng xyanua và vụ án của Jennifer Pan thì bài viết đã nói qua nguyên nhân thực hiện hành vi là do người thực hiện hành vi thiếu cảm xúc và đồng cảm người bị hại và người xung quanh. Đâu là một điểm với tôi là đáng gây tranh cãi trong trong bài viết. Nhận định đó có thể đúng với vụ án của Anh em nhà Menendez nhưng sẽ thể thể áp dụng nhận định này với vụ án đầu tiên, nhiều khả năng cũng không hoàn toàn chính xác với trường hợp của Jennifer Pan. Bởi chúng ta chỉ cần bình tĩnh lại và suy nghĩ xem tại sao 2 vụ án đầu tiên, thủ phạm lại thực hiện hành vi gây án kì công và mất thời gian như vậy, nếu như họ thiếu đồng cảm với mọi người xung quanh thì nhiều khả năng họ cũng thiếu đồng cảm với bản thân mình và nếu thiếu đồng cảm với bản thân thì có lẽ hành vi giết người sẽ dễ trở nên bộc phát hơn. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thứ duy nhất ngăn cản khẩu súng không bóp cò với họ đơn giản là luật pháp, những hành vi giết người phức tạp này chỉ để trốn tránh những vấn đề pháp lí. Phân tích kĩ hơn ta sẽ thấy rõ mâu thuẫn trong cái mối tương giao giữa đạo đức xã hội với luật pháp đầy khó hiểu này. Bạn thử nghĩ mà xem thứ có thẩm quyền tối cao hơn ở đây rõ ràng là luật pháp thế nhưng trong xuyên suốt thời gian gây ra động cơ gây án cho đến lúc vụ án xảy ra thì luật pháp can thiệp vào lúc nào? Đó là lúc vụ án đã xảy ra, tuy nhiên lại không cản thiệp vào lúc mà động cơ gây án đang xây dựng mà là lúc vụ án đã xảy ra mất rồi. Điều đó có nghĩa rằng luật pháp sẽ không thể bảo vệ bạn hay ngăn bạn gây dựng động cơ gây án. Nhiệm vụ này thì xa xưa đã được giao cho một thứ lâu đời hơn, đó là luân lí và đạo đức, tuy nhiên cái thứ luân lí này lại có mâu thuẫn của riêng nó. Đại loại chỉ trong giới hạn của chủ đề này thì là trong mô hình quan hệ của một gia đình thì nó là một mối quan hệ khép kín tức những người trong mô hình tương tác với nhau dưới cương vị nhưng sẽ tự tương tác và giải quyết những vấn đề mà mối quan hệ này phải đối mặt tức những vấn đề mà mô hình mang lại hoặc phải đối mặt. Đơn giản hơn điểm mâu thuẫn lớn ở đây đó là khi con cái cần một số quyền tự do, cũng quyền riêng tư cần thiết đôi lúc cũng chỉ cần sự tôn trọng cần thiết. Một khi một đứa trẻ nhận được sự công nhận và tôn trọng từ cha mẹ, dĩ nhiên cha mẹ cũng nhận được điều tương tự. Chưa kể mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một mối quan hệ ràng buộc nhất trong mọi mối quan hệ, đại loại để so sánh với một mối quan hệ không ràng buộc nhất là bạn bè. Có rất nhiều bố mẹ đã lợi dụng quyền lợi này để đàn áp ý kiến cá nhân của con cái thay lắng nghe chúng tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng có nhiều khả năng tư duy triết học với khả phân tích tâm lí của con trẻ mình. Đôi khi thậm chí bố mẹ còn thiếu học thức hơn con mình mà muốn có tiếng nói trong một cuộc nói chuyện họ thường sẽ cố tình hoặc vô thức lợi dụng vào quyền lợi và vị thế cha mẹ. Điều này không chỉ khiến cho con trẻ bất lực trong việc thuyết phục cũng như thấu hiểu người cha, người mẹ và ngược lại. Nó còn dẫn đến hệ quả là người con do bị kìm hãm khả năng thuyết phục và khả năng giao tiếp, đồng thời nó cũng trở thành một phiên bản của bố mẹ nó đưa vào quyền lực và vị thế cá nhân thay vì dựa vào tính logic của vấn đề. Nếu động cơ gây án lại dựa trên từng hành vi, cử chỉ, lời nói và tư duy hệ của những người thân với nhau thì đạo đức, luân lí chỉ nó tệ thêm, còn pháp luật thì dĩ nhiên phải bó tay.
Lời bình luận của tôi hơi dài dòng, tôi cũng cảm ơn vì đã chú ý và lắng nghe tôi. Tôi không hề phản đối hoàn toàn bài viết nhưng bài viết về phạm trù phức tạp như tâm lí học nhưng bài viết lại có đủ tính chuyên môn và khách quan cần thiết .
Điều mình sợ hãi, là cái động cơ gì mà 1 đứa con gái dám giet cha, hành vi giết cái gì đó chỉ đạt đỉnh cảm xúc tiêu cực nào đó. Nhưng đây là giêt người, giết cả cha ruột chỉ bằng vài lời lẽ cãi nhau qua lại. Chính vì thế động lực để em này có ý định giết cha ruột và thủ tiêu xác phải đến từ một yếu tố khách quan bên ngoài?
Sao biết xyanua ?
Sao biết thủ tán bằng xi măng?
Điều này vốn có lẽ đã được chuẩn bị từ trước...