Dưới đây là 1 số đúc kết quan điểm và kinh nghiệm cá nhân của mình trong quá trình tự học vẽ ký họa. Với mong muốn chia sẻ để các bạn có thể rút ngắn quá trình tự luyện vẽ.
1. Có nên khác biệt khi bắt đầu?
Có lẽ ai cũng mơ ước về 1 phong cách riêng biệt khi bắt đầu vẽ, 1 dấu ấn đặc trưng, 1 nét vẽ không lẫn vào đâu được, khi nhìn vào, mọi người đều phải trầm trồ nhận ra bạn. Tuy nhiên, đôi khi, khao khát đó cũng có thể trở thành định kiến, làm bạn tự giới hạn khi vừa bắt đầu:
" Nếu tôi học vẽ từ những người khác, liệu tôi có thể tránh khỏi việc vẽ giống họ không?"
Có thể hiểu rằng định kiến này xuất phát từ nỗi sợ so sánh.
Để vượt qua, thì chỉ cần không nên quá bận tâm đến sự so sánh, mà hãy tập trung vào việc bạn làm và giá trị bạn nhận trong quá trình tự luyện vẽ. Khi bạn có được kỹ năng cơ bản, lúc ấy bạn có thể tạo ra những tác phẩm ký họa mang dấu ấn cá nhân.
2. Chỉ nên xin góp ý từ những người mình có thể trò chuyện
Thường thì mọi người sẽ bảo là:
"Em nên tiếp tục vẽ và chia sẻ trên các nhóm fb để nhận được góp ý từ mọi người."
Mọi người góp ý là thật, nhưng thường ngắn gọn nên không đủ. Nhiều anh góp ý thẳng quá, nghe buồn thêm, mà chưa biết sửa sao mới đẹp.
Những thứ như phối cảnh, sắc độ, bố cục khó mà nói hết trong 1 bình luận. Nên sau đây là những người bạn có thể hỏi khi bạn thấy kỹ năng vẽ của người đó:
Người mà có thể hẹn gặp gỡ cà phê hoặc buổi vẽ ký họa ngoài trời.
Người mà tử tế với bạn hoặc người bạn nể lắm.
3. Ngắm và quan sát nhiều hơn
Để vẽ ra những bức tranh ký họa đẹp, điều quan trọng nhất là phải rèn luyện khả năng nhìn nhận và quan sát cái đẹp. Hãy tận hưởng những trải nghiệm thực tế, từ thiên nhiên tới kiến trúc, từ con người tới các đối tượng khác trong cuộc sống.
Cái đẹp có sức mạnh tác động tới tâm hồn chúng ta, và chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với nó, chúng ta mới thực sự cảm nhận được vẻ đẹp ấy với tất cả sự chân thành.
Hơn nữa, hãy dành thời gian để ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật và những bức ảnh từ những nghệ sĩ tài năng.
Điều này có thể thông qua việc tìm kiếm trên các nền tảng như Pinterest hay Instagram, hoặc là tìm kiếm trên các kênh Youtube của họ để tìm hiểu thêm về quy trình sáng tạo.
4. Keyword tự học
Các keyword cơ bản để xem video và tài liệu
< Nếu video hay thì nên vào kênh và danh sách phát của họ>
< Khi xem thì nên ghi chép lại note ý - xem từ nhiều nguồn và dần tổng hợp lại thành 1 cuốn ghi chép mới>
- Các loại phối cảnh:
1 point perspective, 2 point perspective, 3 point perspective, curvilinear, parallel projection, isometric,…
- Các kỹ thuật và phương pháp:
shading techniques: shading, hatching, cross hatching, stippling, scribbling, scumbling,...
sighting method, evelope technique sketch, block- in method, contour method, grid method draw, basic shapes method,…
loomis method, reilly method, asaro method,...
- Vẽ dáng người:
gesture drawing, people sketching, people draw, draw people architecture, how to draw,...
- Vẽ ký họa phong cảnh, kiến trúc:
urban sketch, urban sketchers, architecture sketch, plein air, landscape sketch, travel drawing, how to draw tree, watercolor sketch, ink drawing, hachure, dessin,...
5. Thói quen nên luyện tập
- Vẽ ngoài trời thường xuyên.
- Sở hữu ít nhất hai cuốn sổ vẽ, 1 trực họa ngoài trời, 1 vẽ ở nhà tập luyện.
- Nhiếp ảnh để rèn khả năng bố cục, màu sắc.
- Chụp và vẽ lại nó. Giúp bạn phân tích phối cảnh, sắc độ, bố cục trước khi scale vào giấy.
- Hãy học từ việc chép lại các bức tranh đẹp mà không sử dụng với mục đích thương mại, đồng thời xin phép tác giả.
- Tự phân tích lỗi và hỏi đáp khi gặp khó khăn.
- Thực hành vẽ những điều bạn yêu thích cùng việc luyện tập vẽ những điều bạn không ưa thích.
- Trải nghiệm thử những khổ giấy lớn hơn như A3, A2, A0
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất