Sinh viên khoa điện, không được học Kinh tế vĩ mô, nhưng vẫn ham hố học cho biết !!

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

I. Kinh tế học là gì?

1. Khái niệm

Kinh tế học (economics) là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà xã hội sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành viên trong xã hội.
Ngoài ra, kinh tế học cũng có thể được định nghĩa như sau: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà xã hội lựa chọn để giải quyết 3 vấn đề cơ bản là: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Và sản xuất như thế nào?

2. Phân loại

* Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, thì kinh tế học được phân làm 2 loại là: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
Kinh tế học vi mô (Microeconomics) là nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và hãng kinh doanh cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể.Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics): nghiên cứu sự vận động và các mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một quốc gia trên bình diện toàn bộ nền KT.
Cụ thể thì nền kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề cơ bản như là:
Sản lượng, tăng trưởng kinh tế.Lạm phát, thất nghiệp.Lãi suất, tiền tệ, tỷ giá hối đoái.Tình trạng cán cân Ngân sách nhà nước (NSNN), Cán cân thương mại (CCTM), Cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT).
*Căn cứ theo cách tiếp cận thì người ta cũng phân loại kinh tế thành 2 loại là: Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng (Possitive Economics): là việc mô tả và phân tích các sự kiện, các mối quan hệ trong nền kinh tế. Nói cách khác thì kinh tế học thực chứng trả lời cho câu hỏi: là gì? Là như thế nào?Kinh tế học chuẩn tắc (Normative Economics) là việc đưa ra các phương án, cách thức để giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế. Nói cách khác thì kinh tế học chuẩn tắc trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì?

II. Hệ thông kinh tế vĩ mô.

Hệ thống KTVM bao gồm 3 yếu tố chính gồm: đầu vào (inputs), Hộp đen (Black box), Đầu ra (Outputs).
Trong đó, hộp đen kinh tế vĩ mô còn có 2 yếu tố rất quan trọng đó là: Tổng cầu (AD) và Tổng cung (AS)

1. Đầu vào

Yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của nền KT, thường đầu vào người ta chia thành 2 loại là:
Yếu tố ngoại sinh: là yếu tố mà nằm ngoài sự kiểm soát của CP như: tình hình thời tiết, tình hình chính trị, các điều kiện KT của nước ngoài,…Yếu tố nội sinh: là yếu tố nằm trong sự kiểm soát của CP như là: các chủ trương, đường lối phát triển KT, các chính sách và biện pháp điều tiết nền KT,….

2. Hộp đen kinh tế vĩ mô

Hộp đen kinh tế bao gồm 2 yếu tố chính là: Tổng cầu (AD – Aggregate Demand) và Tổng cung (AS-Aggregate Supply).
Sự tác động qua lại giữa AD và AS chính là sự vận động của nền KT và tạo ra các biến số gọi là đầu ra.

3. Đầu ra

Thì đầu ra bao gồm những biến số chỉ kết quả hoạt động của nền KT trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
VD của các yếu tố đầu ra như: Sản lượng (GDP), tốc độ tăng trưởng kinh tế (TTKT), tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tình trạng ngân sách nhà nước, cán cân TM, cán cân thanh toán quốc tế (TTQT)

III. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu nền kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng, thì các nhà kinh tế sẽ sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp khoa học
Đây là pp yêu cầu khi nghiên cứu phải quan sát các sự kiện, các hiện tượng và phát triển lý thuyết rồi thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết đó.
2. Phương pháp trừu tượng hóa
Đây là phương pháp yêu cầu khi nghiên cứu phải có những giả định nhằm tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ chủ yếu và bỏ qua các mối quan hệ thứ yếu.
3. Phương pháp cân bằng tổng quát L.Walras (do L.Walras đưa ra)
Đây là pp yêu cầu khi nghiên cứu điều tiết nền kinh tế vĩ mô phải hướng tới sự cân bằng đồng thời ở tất cả các thị trường như: thị trường sản phẩm, thị trường tư bản, thị trường lao động.
Thị trường vốn, lao động, sản phẩm không có môi quan hệ với nhau, nhưng do Doanh Nghiệp nên 3 thị trường này lại có mối liên quan, tác động qua lại với nhau, thông qua Doanh Nghiệp. Đây là mối quan hệ tổng thể trên cả 3 thị trường.
4. Phương pháp toán học
Đây là phương phương pháp yêu cầu khi nghiên cứu phải lượng hóa được các biến số và phân tích mối quan hệ các biến số đó thông qua các hàm số toán học, các đồ thị toán học.

IV. Mục tiêu và công cụ điều tiết

1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung ở đây là giúp nền kinh tế Ổn định, tăng trưởng và công bằng.
b. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu sản lượng: cần đạt được SL thực tế cao (tương ứng với mức SL tiềm năng) và phải đảm bảo là ổn định.Mục tiêu việc làm: cần phải tạo ra nhiều công ăn việc làm tốt, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.Mục tiêu giá cả: cần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.Mục tiêu kinh tế đối ngoại: cần gia tăng kim ngạch XK, duy trì tình trạng lành mạnh của cán cân thanh toàn quốc tế, ổn định TGHĐ.Mục tiêu phân phối công bằng.

2. Công cụ điều tiết nền kinh tế

Để thực hiện được những mục tiêu chung thì cần những công cụ như:
a. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu chính phủ và thuế.
Thông qua việc chi tiêu chính phủ và thuế, thì chính phủ có thể tác động đến Tổng Cầu (AD) của nền kinh tế, từ đó có thể tác động đến các biến số của nền KT khác như: Sản lượng, TTKT, lạm phát, thất nghiệp,…
b. Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có hai công cụ chủ yếu là lượng cung tiền và lãi suất.
c. Chính sách thu nhập
Chính sách này bao gồm các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến thu nhập, giá cả.
Vd: trong bối cảnh lạm phát, thì chính phủ có thể điều chỉnh tiền lượng, bình ổn giá mặt hàng,…
d. Chính sách kinh tế đối ngoại
Bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường ngoại hối cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan và cả những biện pháp hành chính và tiền tệ khác.