Tư cách pháp lý của các tổ chức quốc tế
Nghiên cứu về tư cách pháp lý (legal personality) của các tổ chức quốc tế trong công pháp.
Tổ chức quốc tế được công nhận là một chủ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tồn tại một định nghĩa chính thức, đầy đủ và bao quát về chủ thể này. Văn bản pháp lý duy nhất hiện nay có đặt ra khái niệm tổ chức quốc tế là dự thảo Các điều khoản về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức quốc tế,
[1]
văn bản được thông qua năm 2011 và vẫn chưa có hiệu lực. Theo đó, Ủy ban Luật pháp Quốc tế đã đặt ra ba tiêu chí để một tổ chức được coi là tổ chức quốc tế, cụ thể:1. Được thành lập dựa trên cơ sở một điều ước quốc tế;
2. Có tư cách pháp lý riêng biệt;
3. Được thành lập bởi các quốc gia (ngoài ra các thực thể khác cũng có thể là thành viên).
Dù manh nha từ sớm, khái niệm tư cách pháp lý của tổ chức quốc tế đến năm 1949 mới được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phân tích một cách chi tiết trong Ý kiến tư vấn cho Vụ Khắc phục hậu quả phát sinh khi phục vụ cho Liên hợp quốc.
[2]
Để trả lời câu hỏi liệu Liên hợp quốc có tư cách pháp lý hay không, ICJ đã xem xét văn bản thành lập, tức Hiến chương Liên hợp quốc, và thực tiễn hoạt động của tổ chức này. Do trong các điều khoản của Hiến chương không quy định rõ về tư cách pháp lý, ICJ tiếp tục xem xét ý định của các quốc gia thành lập được ngầm định trong Hiến chương và một số tính chất được trao cho Liên hợp quốc. Cụ thể, ICJ phân tích ba khía cạnh: (a) mối quan hệ giữa Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên, (b) thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc trong việc ký kết các điều ước quốc tế và (c) quyền và chức năng của Liên hợp quốc.Ý kiến tư vấn của ICJ đã dẫn đến sự phát triển của hai học thuyết: học thuyết ý chí (Will theory) và học thuyết khách quan (Objective theory).
Học thuyết ý chí nhấn mạnh rằng chính ý định của các quốc gia thành lập sẽ quyết định việc một tổ chức quốc tế có tư cách pháp lý hay không. Học thuyết này một phần được dựa trên cơ sở bản chất của luật quốc tế là sự đồng thuận của các quốc gia.
[3]
Mặt khác, học thuyết khách quan cho rằng yếu tố tư cách pháp lý phụ thuộc vào tính chất, chức năng của tổ chức quốc tế.Học giả Ian Brownlie đã tóm gọn các ý kiến khác nhau về tư cách pháp lý thành ba yếu tố như sau:
[4]
1. Một tập hợp cố định các quốc gia, hoặc các tổ chức khác, có mục tiêu hợp pháp, được trang bị các cơ quan phía dưới;
2. Có sự tách biệt về mục đích và quyền năng pháp lý giữa tổ chức với các quốc gia thành viên;
3. Có quyền năng pháp lý có thể thực thi trên trường quốc tế mà không chỉ riêng trong hệ thống quốc gia của một hoặc một vài quốc gia.
Các bạn có thể đọc thêm tại wordpress của mình.
[1]
International Law Commission, ‘Draft articles on the responsibility of international organizations with commentaries’, Article 2 in ILC, Yearbook of the International Law Commission 2011, vol. II (United Nations 2018) 46, 49.[2]
Reparation for injuries suffered in the service of the United Nations (1949) ICJ, Advisory Opinion, 177-180.[3]
James R Crawford, Brownlie’s Principle of Public International Law (Oxford, OUP 2012) 168.[4]
Như trên, 169.Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất