The battle for Economies is just over, the battle for Cultures is about to begin.



Hôm kia, ngày 18/07/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump đã vừa bị Hạ viện ra nghị quyết “khiển trách” vì ngôn từ không phù hợp trong loạt tweet của ông chỉ trích bè lũ bốn tên (The Squad) -- 4 dân biểu của đảng Dân chủ: Rashida Tlaib, Ilhan Omar, Alexandria Ocasio-Cortez , và Ayanna Pressley. Thông báo khiển trách này được thông qua với tỷ lệ 235/235 vote từ phe dân chủ và 4/191 vote từ phe cộng hoà. Nói cách khác, đây là cuộc chiến đảng phái, 2 phe đập nhau phe nào nhiều ghế hơn thì thắng, không tồn tại góc nhìn khách quan hay lợi ích dân tộc.



Chuyện này thì không lạ trong bối cảnh dăm bữa đảng Dân Chủ lại rặn ra một scandal “không thể tin nổi, không thể tha thứ” về phát ngôn của Trump. Song có vài lý do để tin đây không phải chuyện “vạ miệng” bình thường, mà sẽ là một mốc quan trọng trong hành trình từ giờ đến bầu cử Mỹ 2020, cũng minh hoạ cho vài điều tôi từng nghĩ.
Về chuyện bị khiển trách, Trump tuy thế sẽ không bớt chỉ trích nhóm 4 người kia, ngược lại, sẽ dấn tiếp vào cuộc đấu võ mồm này và đẩy mâu thuẫn lên cao nữa. Chẳng do cố chấp, mà bởi ông có những toan tính riêng.
Thế thì cao sẽ đến đâu và để làm gì?Cao đến một thời điểm mà người ta không thể trốn tránh việc phải lựa chọn một trong hai giải pháp kịch tính: 1. Đàn hạch Trump; 2. Thừa nhận các khiển trách kia và toàn bộ hệ tư tưởng cánh tả chỉ là cứt gà.
Nếu là lựa chọn hai thì … xong chuyện, mọi thứ được giải quyết.
Còn nếu là lựa chọn một, thì … thì sẽ ko bao giờ có lựa chọn một.
Có một thực tế là dân conservative trước nay chưa hết mình bảo vệ Trump vì người conservative nói chung hơi nguyên tắc, ít khi trend này hashtag nọ, cũng nghĩa là hơi lười hoạt động, lười ra mặt, và ở thời đại mạng xã hội điều ấy có gây hại cho phong trào chung. Song việc Trump tự đặt mình vào tình thế hung hiểm càng lúc càng leo thang, để đến mức đối phương tính đến đàn hạch, thì sẽ thúc cho fan Trump thấy sống động hơn cái existantial threat với Trump, cũng nghĩa với chính quyền lợi của họ, khi đó họ tất yếu phải lên tiếng, cả trên mạng hay trong phòng phiếu.
Nhưng không chỉ mượn kẻ thù thổi lửa cho cử tri cộng hoà, sự kiện này còn có thể tác động đến thành phần cử tri độc lập, yếu tố quyết định trong đợt bầu cử tới.
Trước hết hãy phân tích lý do Trump lại chọn sự kiện này và 4 chị dân biểu này làm địch thủ, mà không phải cả tỷ sự kiện và đối thủ cánh tả trước hay sau đó.
Người ta có thể nói bởi 4 chị này nhiều trò nghịch ngu nhất, là chỗ hở sườn lớn nhất của đảng Dân Chủ. Nhận định đó ko sai. Dưng theo tôi lý do quan trọng hơn là, 4 chị – với đủ 4 phỏm gái, da màu, nhập cư, còn trẻ khi là dân biểu đời đầu – thì rất dễ trở thành một thứ biểu tượng cánh tả. Identity politics là hiệu quả khi xây dựng được một identity có tính đại diện. Minh hoạ rõ nhất là Alexandria Occasio Cortez . Tuy ngu, dưng ngu rất nhất quán và đậm đà bản sắc aka một thương hiệu rõ nét. Nên chính Cortez, theo mật báo, trong số các chính trị gia đang active thì có lượng fan trên twitter chỉ kém đúng Trump thôi.


Song nếu cảnh tả hiểu quy luật ấy để tận dụng, thì Trump, tổng thống Mỹ kiêm cựu trùm showman từng nằm vùng cánh tả mấy chục năm, lại càng hiểu hơn.
Về mặt linh tính, Trump còn hiểu thêm cả cái logic của thần thoại là nếu muốn hiện ra như anh hùng cứu thế thì phải chọn kẻ thù là một con quái xà chứ ko thể nào chọn rắn đuôi chuông, kể rắn đuôi chuông có khổng lồ cũng chả ý nghĩa. Nói cách khác, nếu muốn trở thành một biểu tượng, đối thủ của bạn chưa cần biết to hay nhỏ, trước tiên cần mang tính biểu tượng. Bè lũ 4 tên do đó chính là đối thủ lý tưởng của Trump nếu ông muốn hiện lên như nhân vật cứu chuộc cho nước Mỹ đối chọi lại mọi dẩm dớ cánh tả.
Hơn nữa trước đó, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, bằng việc lùm xùm hoá sự vụ này thành cả một cái nghị quyết khiển trách, cũng muốn biến thắng lợi đá xéo nhỏ nhoi ấy thành chiến thắng tầm vóc của đảng Dân Chủ trước tên độc tài da cam Donald Trump.Điều bà ta không ngờ chỉ là khác với các đối thủ Cộng hoà chưa đánh đã hàng trước nay, Trump sẽ không bao giờ chịu ra khỏi vòng đấu, và vì thế, thắng lợi kia sẽ không phải kết quả chung cuộc.
Hai nữa, một khi đã chọn đấu đến cùng, thì Trump còn có thể tương kế tựu kế ép cho 4 chị gái kia ở mãi luôn trên bàn thờ cánh tả vĩnh viễn không xuống được, trở thành bộ mặt đại diện mà Đảng dân chủ muốn gỡ giờ cũng không gỡ nổi, cũng nghĩa là sự xấu xí của họ trở thành sự xấu xí của toàn Đảng, và thất bại sau này của họ cũng sẽ thành thất bại có tính biểu tượng cho cả Đảng aka mọi ứng viên Dân chủ đối đầu Trump vào 2020.
Tôi tin rằng từ giờ đến bầu cử Trump sẽ còn nhắc về 4 chị dân biểu này thường xuyên và cho 4 chị spotlight có khi chả kém các ứng viên tổng thống, dù ông sẽ nhắm chủ yếu vào 2 người: Omar – vì chị này có nhiều phát ngôn phản quốc không thể bào chữa; và Cortez – vì lắm fan nhất.
Kịch bản sẽ giống như dạo đấu với Hillary Clinton. Hillary từng hiện lên như ngáo ộp hay ứng viên sáng giá của Dân Chủ bởi vì bà ta gắn với nữ quyền. Các chính trị gia trước Trump luôn lảng tránh đối đầu Hil, vì họ nghĩ nữ quyền quá mạnh. Thực ra thì ngược lại, nữ quyền mạnh chính bởi đàn ông lảng tránh. Còn nếu nhìn thẳng vào nó như Trump đã làm, thì biểu tượng kia sẽ về đúng giá trị – chỉ là một cái bóng phóng to ở trên tường. Thậm chí với số phốt nhiều ngang số tài sản, Hillary còn là một đối thủ lý tưởng để đánh bại. Đàn bà phải chơi trò nạn nhân hoá chính bởi họ biết thừa, đánh sòng phẳng là thua. Trump chả cần làm gì ngoài phá vỡ nỗi sợ hãi ban đầu, giống như một cái wake up call nhắc cho đàn ông là: thật ra đàn ông cũng được quyền phản kháng. Và như thế đủ. Thời khắc họ dám đánh lại, trận đấu định đoạt.


Cũng thử lạm bàn về tại sao chỉ đến một nhân vật như Trump ta mới có kịch bản phản kháng này? Liệu ông ta có gì khác những người cộng hoà tiền nhiệm?
Những người Cộng hoà trước Trump, và cả nhiều người giờ cùng phe Trump, thường hay bị gọi là lũ chính trị gia không xương sống (spineless politicians). Lý do vì họ luôn rúm ró trước sự phải đạo chính trị (political correctness), dù chẳng hề ngại ngùng các cuộc tranh biện logic. Nguyên nhân của nghịch lý tréo nghoe này là sự phải đạo chính trị không dựa trên logic, mà là một hệ thống các biểu tượng có tính hù doạ. Các chính trị gia giỏi lý luận kia sợ hãi chúng là bởi họ biết ngôn ngữ logic bất lực trước ngôn ngữ của biểu tượng. Nếu đối thủ của bạn là đàn bà, trẻ con, người da màu, người tàn tật, thắng bằng luận lý kiểu gì mà không hiện ra như kẻ ác? Mà thành kẻ ác là thua chung cuộc trên vũ đài chính trị mất rồi.
Tuy nhiên, cái sai lớn nhất là những người này cũng không nghĩ đến chuyện dựng lên một ngôn ngữ biểu tượng tương đương để làm võ khí. Không vì họ thiên vị logic, mà vì họ đã đánh mất niềm tin vào những biểu tượng trong phe mình, họ nghĩ chúng đã trở thành một cái gì đó lạc hậu lỗi thời cần ruồng bỏ, y như một thanh kiếm rỉ sét bị vùi lấp trong các nấm mồ giữa sa mạc của thời đại số. Họ không hiểu ra rằng đây là cơ may duy nhất để chống lại thứ logic nhổ vào logic của cánh tả.
Chỉ Trump dám dựng lại thanh kiếm ấy.
Chỉ Trump dám thẳng thừng nói Tôi yêu nước Mỹ, Tôi tự hào về nước Mỹ, Nước Mỹ là kiệt xuất, Chúc mừng Giáng sinh, và Cầu Chúa phù hộ cho nước Mỹ. Nói cách khác, Trump dám nói tất cả những gì tưởng quê mùa song lại hàm chứa ý nghĩa biểu tượng lớn lao từng hoài thai nên lịch sử dân tộc này.
Đó cũng chính là lý do những câu nói tưởng đơn sơ ấy nửa thế kỷ qua đã ngấm ngầm bị cánh tả tìm cách thủ tiêu hay dè bỉu, nhân danh đủ thứ văn minh hậu hiện đại. Nếu người ta phải viết cả vài cuốn sách chỉ để debunk một câu nói, hãy tin rằng, câu nói ấy có thể mang ngữ nghĩa đơn giản, song ý nghĩa thì không hề đơn giản. Mọi thứ lùm xùm cánh tả dựng lên, đều gắn với một mục tiêu thực tiễn đằng sau đó, mà những người Cộng hoà hoặc do ngây thơ hoặc do lười biếng, đã cố lừa mình rằng đây chỉ là trò tầm phào trẻ con, để có thể tự cho phép mình quyền thoả hiệp, cùng lúc tự vỗ vai ta đây quả hành xử khoan thai y như một người lớn thông thái “tôi không thèm chấp”. Chỉ Trump, bằng linh tính nhiều hơn bằng lý lẽ, biết là cần phải thắng ngay trên cả những mặt trận có vẻ như vô bổ ấy. Bởi ông hiểu rõ, chúng không hề vô bổ.
Và như vậy, với bè lũ 4 tên, Trump không cần nhiều lý lẽ, chỉ cần kiên trì lặp đi lặp lại những phản biểu tượng không thể chối cãi về đám kia. Cánh tả muốn frame đây thành câu chuyện về giới và chủng tộc, Trump sẽ frame nó thành câu chuyện về Nước Mỹ vs. Những kẻ căm ghét nước Mỹ. Khi 2 hệ thống biểu tượng có sức thu hút ngang ngửa đối đầu nhau, là lúc người ta đành quay về logic để tìm lời đáp. Mà logic thì phe Trump thắng từ lâu rồi.


Trump không phải một người cánh hữu chuẩn chỉnh. Ông ta thuộc về showbiz, sống trong cánh tả, từng kết giao nhiều cánh tả, nên có một phần phẩm chất của cánh tả: một thứ đam mê khó lý giải với việc mình theo đuổi. Với tuổi và ngành nghề kinh doanh ông từng kinh qua, Trump cũng là một con người không những thuộc về thế giới cũ, mà còn rất thực lòng say mê thế giới công nghiệp tiền công nghệ ấy, với những thứ kỳ vĩ mang thiêng tính tự nhiên của gạch đá cầu cổng lâu đài mà chả cần bất kỳ luận lý nào trang hoàng. Bởi thế trong khi nhiều người conservative khác dễ bị rủ quyến bởi ngôn từ để quy phục dăm thứ văn minh nửa mùa, thì Trump miễn nhiễm với các thể loại lý thuyết hậu hiện đại luôn muốn gieo rắc nghi ngờ về thế giới đó. Trump dám phát biểu những câu nói kia không vì ông ta táo gan hơn, mà giản dị bởi niềm tin của ông vào những giá trị cũ chưa từng một ly suy suyển.
Và chỉ với niềm tin đơn sơ không lay chuyển ấy của ông và của nhiều người Mỹ nữa, thì thanh gươm Excalibur huyền thoại, của lòng yêu nước, của giá trị Kito, của ý chí sinh tồn quyết liệt từ những người mở đất, mới có lúc sẽ được tìm thấy, được rút ra từ tảng đá tiên tri, chói sáng dưới ánh mặt trời, và trong trận chiến cuối cùng của Trung giới, chính nó sẽ hiệu triệu những binh đoàn các đế vương và các dũng sĩ đã chết - biểu trưng cho tinh hoa của bao thời đại trước, cùng sống dậy, và cùng nhau kết liễu con mãng xà 4 đầu đang gào thét trồi lên từ vực sâu trong truyền thuyết.


Tagline của bài lấy từ một câu trong Chúa Nhẫn (The Lord of the Rings), Gandalf nói về trận chiến Helm’s Deep thuộc về phần Hai Toà Tháp (The Two Towers):
The battle for Helm’s Deep is just over, the battle for Middle Earth is about to begin.
Câu nói này lại lấy cảm hứng từ câu một biểu tượng conservative là Winston Churchill trong thế chiến 2 từng nói: 
The battle for France is just over, the battle for Britain is about to begin.
Cũng chính Gandalf Kỵ sĩ trắng xuất hiện ở đoạn cuối trận chiến trên đã làm nên cảnh trong bức vẽ cover.

Trước đó, Gandalf từng nhắn nhủ với những người ở lại Helm's Deep: “Ta sẽ đến cùng với tia sáng đầu tiên của ngày thứ năm, hãy nhìn về phía Đông”. Và đến ngày đó, từ phía Đông, cưỡi trên một con ngựa trắng, Gandalf xuất hiện cùng quân cứu viện, từ trên cao tràn xuống thung lũng, giải cứu thành Helm’s Deep khỏi bầy quái vật Uruk-hai.
Hình ảnh huy hoàng ấy thực ra mô phỏng một điển tích Khải Huyền, đó là lần tái lâm mặt đất của Chúa Jesus  - The second coming of Jesus Christ.
Tại nơi thung lũng Tận Thế, bầu trời mở ra, Jesus từ trên tiến xuống. Ngài cưỡi trên một con ngựa trắng, Ngài thống lĩnh một đoàn quân, mắt Ngài phóng ra lửa, và Ngài sẽ tiêu diệt Satan vĩnh viễn.
Chi tiết này cũng nằm trong một sự tương đồng xuyên suốt, khi J.K.Tolkien đã sáng tạo cả bộ Chúa Nhẫn, anh hùng ca trác tuyệt nhất của văn học hiện đại, dựa không nhỏ trên cảm hứng của tự sự Kinh Thánh.
Đây chỉ là vài ví dụ gần gũi trong muôn vàn ví dụ về cách cuộc đời, tôn giáo, và văn hoá đã hoà trộn gợi cảm hứng lẫn nhau, cũng minh chứng rằng Thiên Chúa giáo, bên cạnh những góc khuất lẫn những gì người ta tìm cách bôi đen, thực chất lại là backbone xây nên những biểu tượng tinh tuyền nhất của văn minh phương Tây.