Ngày 16/9/2024 FBI thông báo rằng "Ông Trump suýt bị ám sát ở Florida". Đây đã là lần thứ hai Trump có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng chỉ trong khoảng 2 tháng, kể từ lần đầu tiên vào ngày 13/7/2024 khi Trump bị bắn và bị thương trong cuộc mít tinh ở Pennsylvania. Vậy câu hỏi đặt ra là "Trump đã đắc tội với ai ?".
Nếu như chính sách cốt lõi trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là cải cách thuế và chiến tranh thương mại, thì trong nhiệm kỳ thứ hai, chính sách cốt lõi có thể là cải cách hệ thống quan liêu của Mỹ. Chính sách này được gọi là kế hoạch "Drain the Swamp" hiểu nôm na là " kế hoạch rút cạn đầm lầy", nghĩa là làm sạch vũng lầy chính trị ở Washington và trả lại sự thật cho người dân Mỹ.
Các yếu tố cốt lõi của cải cách này bao gồm :

Cải cách thứ nhất: Hạn chế các nghị sĩ chấp nhận vận động hành lang của các nhóm lợi ích và cấm các nghị sĩ đầu tư vào cổ phiếu.

Đội ngũ của Trump đưa ra lý do rất rõ ràng: một nửa số nghị sĩ Quốc hội sau khi rời nhiệm sở sẽ gia nhập các công ty vận động hành lang, nhận mức lương hàng triệu đô la, và dựa vào mối quan hệ với các đồng nghiệp cũ để vận động hành lang cho các nhóm lợi ích lớn, nhằm thúc đẩy việc ban hành các dự luật có lợi cho họ. Đối với nhiều nghị sĩ Mỹ, họ không hề quan tâm đến lợi ích quốc gia, việc tham gia chính trị chỉ là bước đệm để họ làm giàu, là cánh cửa quay vòng giữa Capitol Hill và phố K (K Street nằm ở Washington, là nơi đặt trụ sở của phần lớn các công ty vận động hành lang tại Mỹ).
Ít nhất 20% các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch cổ phiếu và thu được lợi nhuận khổng lồ, trong đó một số người có tỷ suất lợi nhuận thậm chí vượt qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Vào cuối năm ngoái, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã mua một lượng lớn quyền chọn mua cổ phiếu NVIDIA, thu về 4 triệu đô la lợi nhuận. Thực tế, mỗi khi Quốc hội chuẩn bị ban hành các dự luật hỗ trợ mới, nhiều nghị sĩ sẽ mua trước cổ phiếu liên quan (ví dụ như tăng cường mua cổ phiếu ngành bán dẫn trước khi Đạo luật Chip được thông qua).
"Thần chứng khoán Capitol Hill" Pelosi
"Thần chứng khoán Capitol Hill" Pelosi

Cải cách thứ hai: Di chuyển phần lớn các cơ quan liên bang từ Washington đến các bang khác, bao gồm Cục Thuế (IRS), FBI, Bộ Nông nghiệp, v.v., nhằm phân quyền một phần cho các địa phương. Động thái này sẽ khiến hơn 100.000 nhân viên liên bang rời khỏi Washington, và thông qua việc điều chỉnh tiền lương, có thể tiết kiệm cho người đóng thuế Mỹ 1,4 tỷ USD mỗi năm.

Đội ngũ của Trump đã đưa ra lời giải thích về điều này. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đều tập trung tại Washington D.C., bị tách rời nghiêm trọng khỏi cuộc sống của người dân thường và thiếu hiểu biết về tình hình thực tế của đất nước, do đó không thể phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân. Không chỉ vậy, thu nhập của công chức liên bang quá cao, không chỉ vượt xa công chức địa phương mà còn cao hơn 17% so với nhân viên tại các công ty tư nhân hàng đầu. Điều này đã khiến Washington trở thành khu vực giàu có nhất nước Mỹ, trong số 7 quận giàu nhất nước, 5 quận tập trung ở vùng đô thị Washington. Việc tiêu tốn nguồn lực khổng lồ như vậy là một sự lãng phí đối với người đóng thuế.

Cải cách thứ ba: Chuyển hệ thống công chức từ chế độ suốt đời sang chế độ hợp đồng, cho phép Tổng thống Mỹ cách chức các quan chức bất tài.

Đây là nội dung cốt lõi trong cải cách hệ thống quan liêu của Mỹ, và đội ngũ của Trump đã trình bày chi tiết về điều này.
Nước Mỹ có hai loại quan chức: quan chức chính trị và công chức. Quan chức chính trị được bầu cử và chịu trách nhiệm trước cử tri; còn quan chức hành chính (chủ yếu là công chức) được bổ nhiệm thông qua các kỳ thi, sự đề cử, đặc cách hoặc thông qua các thỏa thuận nội bộ, thường có chế độ suốt đời và chịu trách nhiệm thực thi các chính sách cụ thể.
Hầu hết công chức Mỹ đều có chế độ suốt đời, được xem là "công việc ổn định" mà chỉ khi phạm phải sai lầm nghiêm trọng mới bị sa thải. Đội ngũ của Trump đã đưa ra số liệu: năm 2020, Mỹ có 1,6 triệu công chức chế độ suốt đời, nhưng chỉ có 4.000 người bị sa thải vì những sai lầm lớn.
Trump cho rằng hiệu suất làm việc của công chức Mỹ quá thấp, chủ nghĩa quan liêu quá nghiêm trọng và thiếu cơ chế loại bỏ. Nếu ông tái cử nhiệm kỳ thứ hai, ông sẽ chuyển công chức Mỹ từ chế độ suốt đời sang chế độ hợp đồng, đồng thời tăng cường cơ chế đánh giá, và cắt giảm 10% số công chức không đủ tiêu chuẩn. Không chỉ vậy, Trump còn muốn thúc đẩy Quốc hội thông qua luật cho phép Tổng thống Mỹ sa thải các quan chức cấp cao, chẳng hạn như Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Dự trữ Liên bang (Fed). Mặc dù những người này không phải là công chức, nhưng họ có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị Mỹ. Trump thậm chí còn có kế hoạch cấm các quan chức chuyên nghiệp ban hành quy định, vì ông cho rằng quyền này thuộc về Quốc hội.
Tóm lại, kế hoạch " Drain the Swam" của Trump đầy táo bạo và quyết liệt. Để đối phó với hệ thống quan liêu, ông dự định thực hiện ba biện pháp chính: giảm lương, cắt giảm nhân sự và thu hẹp quyền lực, đồng thời phân quyền liên bang cho các bang, cho phép từng bang quyết định các vấn đề địa phương (chẳng hạn như quyền phá thai).
Có thể tưởng tượng được rằng nếu cải cách của Trump được thực hiện, sẽ có rất nhiều người bị ảnh hưởng đến lợi ích, và những người này chắc chắn không muốn Trump trở lại nắm quyền.

Ai là người có động cơ ám sát Trump ?

Nếu Trump bị giết, Đảng Cộng hòa có thể sẽ đưa ra ứng cử viên ôn hòa hơn (chẳng hạn như DeSantis hoặc Haley), những người này sẽ dễ thu hút cử tri trung lập hơn, khiến cơ hội chiến thắng của Harris thấp hơn. Nếu Trump sống sót, ông sẽ nhận được nhiều sự cảm thông từ cử tri và tỷ lệ ủng hộ sẽ tăng vọt. Do đó, ám sát Trump có thể gây hại cho Đảng Dân chủ nhiều hơn. Vì vậy, người có động cơ ám sát Trump chưa chắc đã là Đảng Dân chủ. 
Phe cánh của Đảng Cộng hòa có động cơ để ám sát Trump. Kể từ khi Trump nổi lên vào năm 2016, Đảng Cộng hòa dần chia thành hai phe: một phe là phe truyền thống theo đường lối Reagan, ủng hộ can thiệp vào các vấn đề quốc tế; còn phe kia là phe bảo thủ do Trump dẫn dắt, chủ trương đi theo đường lối cô lập, thúc đẩy chính sách "Nước Mỹ trên hết".
Trong những năm gần đây, phe truyền thống của Đảng Cộng hòa dần bị Trump gạt ra ngoài. Cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy bị phe bảo thủ lật đổ, trong khi lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell phải sớm "về hưu". Đáng chú ý hơn là Trump đã chọn J.D. Vance làm ứng cử viên phó tổng thống của mình trong chiến dịch bầu cử, hành động này bị coi là "tìm người thừa kế". Sự thù hận của phe truyền thống đối với Trump còn lớn hơn sự chán ghét đối với Đảng Dân chủ, bởi vì khi Trump đắc cử, các lão làng này chỉ còn cách đứng bên lề và rút lui khỏi vũ đài lịch sử. Nếu nhìn vào kết quả, nếu Trump thực sự bị loại bỏ, phe cánh của Đảng Cộng hòa sẽ là một trong những bên hưởng lợi.
Giới quan chức và giưới tinh hoa của Mỹ cũng có động cơ ám sát Trump. Trump luôn cho rằng nước Mỹ bị điều khiển bởi "chính phủ ngầm", một chính phủ ngầm bao gồm tổ hợp công nghiệp quốc phòng, Phố Wall, các tập đoàn lớn, truyền thông chính thống và quan chức chuyên nghiệp.
Trump cho rằng sự thay phiên giữa hai đảng chỉ là một màn kịch chính trị và không thay đổi được sự thật rằng nước Mỹ bị điều khiển bởi "chính phủ ngầm". Khi Trump cầm quyền, Mỹ thực hiện chiến lược thu hẹp, không phát động chiến tranh, khiến tổ hợp công nghiệp quốc phòng mất đi nguồn lợi. Chính sách bảo hộ thương mại của ông cũng làm tổn hại đến lợi ích của các tập đoàn đa quốc gia. Chiến dịch “Fake News” của Trump còn làm mất uy tín truyền thông chính thống. Kế hoạch “ Drain the Swam” trong tương lai của ông cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc của công chức Mỹ. Trong bối cảnh này, "chính phủ ngầm" của Mỹ có đầy đủ động cơ để loại bỏ Trump.
Trong lịch sử, Hoa Kỳ đã có những vụ ám sát tương tự nhắm vào các ứng cử viên tổng thống.
Năm 1912, Theodore Roosevelt, do bất mãn với chính sách bảo thủ của Đảng Cộng hòa, đã quyết định rời đảng và tham gia cuộc đua tổng thống lần thứ ba với tư cách ứng cử viên độc lập. Trong một bài phát biểu tranh cử, ông đã bị bắn, viên đạn xuyên qua bản thảo bài phát biểu và găm vào lồng ngực của ông. Roosevelt tự gọi mình là “Bull Moose” và bất chấp vết thương, ông đã kiên trì hoàn thành bài phát biểu kéo dài 90 phút. Cuối cùng, do bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất, viên đạn không thể được lấy ra và phải ở lại trong cơ thể ông vĩnh viễn.
Điều đáng chú ý là lý do Roosevelt bị ám sát là vì trong nhiệm kỳ của mình, ông đã mạnh tay thực hiện chính sách "chống độc quyền", thậm chí đích thân chia nhỏ công ty Standard Oil - công ty lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông cũng thông qua phong trào “muckraking” (lật tẩy) để phơi bày những hành vi xấu xa của các doanh nghiệp đa quốc gia Mỹ. Những nhà tư bản độc quyền tất nhiên căm ghét ông đến tận xương tủy và đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn chặn ông tái đắc cử. Vì vụ ám sát xảy ra nửa tháng trước cuộc bầu cử, Roosevelt đã nhận được nhiều lá phiếu cảm thông. Mặc dù cuối cùng ông không thể tái đắc cử thành công, nhưng đã kéo Đảng Cộng hòa xuống và giúp ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Woodrow Wilson giành chiến thắng trở thành tổng thống mới của Mỹ.
Vì vậy, xét về động cơ ám sát Trump, có thể thấy rằng "chính phủ ngầm" có động cơ lớn hơn phe truyền thống của Đảng Cộng hòa, và tiếp theo đó mới là Đảng Dân chủ.
Không thể phủ nhận rằng Trump xuất thân từ tầng lớp cơ bản, không có nền tảng chính trị, hành động có phần thô bạo và không bao giờ theo quy tắc. Nhưng Trump là một người yêu nước thực sự, không thể chịu đựng việc lợi ích của Mỹ bị những kẻ thuộc hệ thống cũ vơ vét. Ông muốn cứu vãn quê hương của mình.
Như ông đã từng nói trong cuộc tranh luận tổng thống: “Tôi hy vọng Biden sẽ trở thành một tổng thống vĩ đại, như vậy tôi sẽ không phải xuất hiện trong cuộc tranh luận này. Tôi sẽ đi đến nhiều nơi để tận hưởng cuộc sống và sẽ không phải chịu sự truy tố từ hệ thống tư pháp. Tôi bị kiện chỉ vì tôi là đối thủ chính trị của Đảng Dân chủ. Tôi hy vọng Biden sẽ trở thành một tổng thống vĩ đại, tôi thà không xuất hiện ở đây. Lý do duy nhất tôi tham gia bầu cử là vì đối thủ làm việc quá tồi tệ. Tôi muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn! Chúng ta phải làm cho nước Mỹ vĩ đại hơn!” . Tuy nhiên, đối thủ chính trị của Trump không chỉ có Đảng Dân chủ mà còn bao gồm phe cánh truyền thống của Đảng Cộng hòa và “chính phủ ngầm” đã kiểm soát nước Mỹ trong thời gian dài.
Đụng chạm đến lợi ích còn khó hơn cả đụng chạm đến linh hồn. Khi bạn phá vỡ những lợi ích đã được đảm bảo, những người hưởng lợi sẽ không ngần ngại trả thù bạn. Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, hầu hết các nhà cải cách đề không có kết cục tốt đẹp. Từ Lincoln - người giải phóng nô lệ, Theodore Roosevelt - người thực thi chính sách chống độc quyền, đến Kennedy - người thúc đẩy phong trào dân quyền, đều bị ám sát. Anh em nhà Gracchus, những người cố gắng hạn chế quyền lực của các cựu nghị sĩ và thay đổi phân phối đất đai ở Rome, đã bị giết trên đường phố. Nếu Trump muốn lật đổ hệ thống chính trị của Mỹ, e rằng ông cũng có nguy cơ sẽ phải trả giá bằng máu.