Thực ra bài báo chỉ giật tít, chứ bên trong bài đăng trên Facebook của Đinh Đức Hoàng có rất ít người phản đối anh ấy. Đưới đây là đường link nguyên văn phát biểu của Đinh Đức Hoàng:
Đại khái nội dung của bài phát biểu
Lên án:
- Những người thầy, những nhà tri thức đọc nhiều sách vở, dùng dăm ba tài liệu nước ngoài rồi bán lại cho người khác, mà bản thân không có kinh nghiệm thực tiễn. Rồi được học trò tung hô là người học sâu hiểu rộng.
- Các nhà báo, các fanpage viết bài viết theo kiểu lên mạng cóp nhặt thông tin, để viết cho kịp deadline, trích lời danh nhân này nọ để nói về đạo lí cuộc đời. Chứ không tự thân kiểm chứng bằng trải nghiệm thực tế của bản thân, rồi truyền tải thông tin đó đi.
- Những người đọc sách quá nhiều, thu nạp nhiều kiến thức rồi cho đó là của mình. Sau đó đi giảng đạo lý cho mọi người.
Bài phát biểu công kích rất nhiều người trong giới tri thức, ngay cả bạn bè anh ấy cũng không chừa :v. Những người đang nghe trong "bài nói chuyện tại Lễ khai giảng Đại học Fulbright, tháng 9/2022", mình cảm thấy rằng những ai có mặt trong lễ khai giảng đang có suy nghĩ "nó chửi tất cả nhưng chừa mình ra".
Tôn trọng:
- Người có tinh thần, khả năng "học và hành" trong mọi ngành nghề, từ bác nông dân tới anh sửa xe... Tự thân thực hành và chiêm nghiệm ra mọi vấn đề.
- Những ai đi tìm kiến thức trong sách và áp dụng vào thực tiễn. Im lặng rồi dùng kiến thức chứ không phát ngôn sáo rỗng.
Dưới đây là một bình luận phản biện quan điểm của Đinh Đức Hoàng.
Bình luận phản biện
Bình luận phản biện
Nhưng có lẽ người này chưa kiên nhẫn đọc đoạn kết bài phát biểu:
Copy and paste không sai. Nó chỉ sai khi bạn không thực sự hiểu những gì mình paste. Tôi chỉ nhận ra cái gì gọi là “trọc phú kiến thức” cho đến khoảng chục năm sau khi bắt đầu ghi nhớ nó trong đầu
Theo quan điểm của mình, bài phát biểu nói rất đúng thực tế hiện nay. Khi mọi người đang sống trong một thế giới ngập ngụa thông tin và kiến thức rác. Họ không thể tiếp thu và tiêu hóa kiến thức, thông tin "bị bẽ gẫy gọn" một cách nhanh chóng. Việc đó dẫn đến những hậu quả không đáng có, khi người nghe và nhìn thông tin liền tin tưởng đó là sự thật, học trò áp dụng những kiến thức theo kiểu máy móc, sáo rỗng.
Nhưng, nghề giáo, nghề báo, những người hay nói đạo lý có thực sự xấu ? Và người tiêu thụ thông tin, kiến thức có thực sự tốt ?
Người Việt chúng ta có một sai lầm lớn, khi họ không phân biệt được vai trò giữa Thầy và Trò, giữa Nhà báo và Người xem tin tức.
- Phải hiểu rằng người thầy là người đứng ở vị trí trung gian, tìm hiểu chắt lọc kiến thức, sắp xếp kiến thức thành một lộ trình đúng đắn, rồi truyền tải nó đến với học trò của mình; Nghề báo là "người đưa tin"có nhiệm vụ truyền tải thông tin, chứ không phải truyền tải kiến thức. Họ cần phải giữ thái độ trung lập khi đưa tin, không có sự thân thuộc với nguồn tin, hay dùng cảm xúc áp đặt lên thông tin mà họ truyền tải.
- Còn học trò và người tiêu thụ thông tin thì sao ? Trong thời đại ngày nay, mọi người đang thụ động tiếp thu kiến thức, thông tin. Thông tin được đăng lên thì vội vàng tin đó là sự thật. Kiến thức cũng vậy, họ chẳng thèm đem ra thực hành rồi kiểm chứng có đúng hay không. Không một lần nào họ tự coi mình là người sai, cứ đổ lỗi tại thầy dạy không giỏi, tại mấy thằng làm báo truyền bá thông tin sai lệch.
Vậy các bạn thì sao ? Hãy chia sẽ những quan điểm của các bạn về bài phát biểu của Đinh Đức Hoàng, liệu anh ta có nói đúng 100% ? Có phải anh ta quá cực đoan trong phát ngôn của anh ta ?