Sự nhẫn nhịn của người Nhật
Ngày nay người Việt Nam và người Trung Quốc rất tôn sùng chữ Nhẫn, nhà nhà người người treo chữ Nhẫn Sự thể như sau: Ngày 1...
Ngày nay người Việt Nam và người Trung Quốc rất tôn sùng chữ Nhẫn, nhà nhà người người treo chữ Nhẫn <== cái này rất đáng hoan nghênh, rèn được chữ Nhẫn là người có đại trí, đại hùng, đại lực! Tuy nhiên, có lẽ dân tộc vận dụng - thực hành chữ Nhẫn thành công nhất thế giới là người Nhật. Đọc sử nước họ thời Edo và sau đó là Minh Trị bạn sẽ thấy họ đã phải Nhẫn rất nhiều lần, họ đã nuốt được những cái nhục mà không phải dân tộc nào cũng nuốt nổi: nhượng bộ trước người Hà Lan, nhịn nhục trước người Mỹ, thậm chí những năm đầu Minh Trị họ còn phải nuốt cả mối nhục với người... Trung Quốc <== lưu ý vào thời điểm này nước Nhật đã bắt đầu cuộc Âu hóa vĩ đại trong khi phong kiến Trung Hoa đã đi đến tột đỉnh của sự tha hóa (mà bây giờ chúng ta gọi là thời Thanh mạt).
Sự thể như sau:
Ngày 1 tháng 8 năm 1886, tức năm Minh Trị năm thứ 19, bốn chiến hạm Đại Thanh sau khi thao diễn ở Bắc Dương và trên đường từ Vladivostok- Nga về Tàu đột nhiên muốn xin ghé vào cảng Nagasaki lấy lý do là cần để sửa chữa - nhưng thực ra là để show-off thị uy với Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương được Lý Hồng Chương - một đại thần nhà Thanh - thành lập để đối kháng với Nga và Nhật. Chỉ huy hạm đội là đề đốc Đinh Nhữ Xương. Bốn chiến hạm bao gồm Định Viễn (kỳ hạm), Trấn Viễn, Tế Viễn và Uy Viễn do nhà Thanh thuê Đức đóng vào năm 1881. Hai chiếc đầu là thiết giáp hạm, cả 2 đều lượng giãn nước 7.300 tấn. Hai chiếc còn lại là tàu hộ tống. So với chiến hạm của Nhật Bản lúc bấy giờ - thường chỉ đạt đến 2-3 ngàn tấn - 4 chiến hạm của nhà Thanh thực sự là những chàng khổng lồ, những chiến hạm vô địch của toàn cõi Châu Á cuối thế kỷ thứ 19.
Ngày 13 tháng 8, tuy không xin giấy phép nhưng 500 thủy thủ Thanh quốc đột nhiên lên bờ. Họ tìm chỗ ăn nhậu rồi phá hoại cướp bóc trên phố + rượt bắt đàn bà con gái như một đám thổ phỉ. Họ cũng vừa mua vừa cướp đoạt đồ cổ Nhật như đao kiếm và dùng luôn chúng để gây rối. Khi cảnh sát can thiệp thì họ đánh cả cảnh sát khiến nhà cầm quyền Nhật phải tăng cường lực lượng để bắt giam những kẻ phạm tội. Cuộc giao chiến đã làm cho 80 người chết và bị thương ở cả hai bên. Việc thủy thủ Tàu mua giấu đao kiếm thậm chí còn nhận được sự tiếp tay của thương nhân người Hoa ở địa phương. Dân chúng thành phố Nagasaki thực sự lo lắng, bất an. Ngày 14/8, thị trưởng thành phố Nagasaki đến gặp lãnh sự nhà Thanh yêu cầu họ kềm chế thủy thủ của họ. Phía nhà Thanh đồng ý và cam kết là từ nay khi cho lính lên phố họ sẽ phái theo sĩ quan để quản đốc. Nhưng trái với sự cam kết này, ngày hôm sau 300 lính thủy lại xông lên bờ đứng đái trước bót cảnh sát. Khi bị khiển trách thì họ đánh luôn cảnh sát. Một vài người lao động kéo xe thấy bất bình ra tay can thiệp cũng bị đám lính Tàu hành hung. Dân Nhật tức giận có người dùng gạch đá ném bọn côn đồ. Cuộc xung đột leo thang và lan rộng ra cả thành phố Nagasaki làm cho nhiều người bị thương và thiệt mạng.
Sau khi trấn áp, thị trưởng thành phố Nagasaki yêu cầu chính phủ nhà Thanh xin lỗi và bồi thường. Nhà Thanh hứa là sẽ điều tra nhưng sau đó Lý Hồng Chương gặp công sứ Nhật Bản ở Thiên Tân lại dở giọng "thiên triều", vừa khiển trách vừa trấn an. Trong nước Tàu nhiều nhóm quá khích còn đòi trừng phạt Nhật Bản bằng quân sự. Nếu ta có dịp xem bộ phim "Saka no ue no kumo" dựa theo tiểu thuyết khảo chứng lịch sử của Shiba Ryotaro do đài NHK sản xuất có đoạn mô tả thái độ ngạo mạn của Lý Hồng Chương đối với sứ giả Nhật sang để cầu hòa trước nguy cơ chiến tranh Thanh Nhật. Về sau người Nhật gọi cuộc viếng thăm bất ngờ của hạm đội Bắc Dương là "Nagasaki Jiken" - Sự biến Nagasaki.
Thái độ ngạo mạn của nhà Thanh bắt nguồn từ định kiến sẵn có của TQ xưa nay coi người Nhật là "di rợ" và muốn bắt chước Hoa Kỳ dùng "tàu lớn" để làm nhục Nhật Bản. Về phía chính quyền Minh Trị lúc bấy giờ có Thủ tướng Ito Hirobumi là người có mắt nhìn xa, ông muốn tránh chiến tranh bằng mọi cách trong lúc thế nước chưa mạnh. Do đó, chuyện xảy ra ở Nagasaki được ông tìm cách giải quyết một cách ổn thỏa dù rằng Nhật phải chấp nhận yêu cầu của nhà Thanh là cấm cảnh sát Nhật mang kiếm và bỏ ra nhiều tiền hơn nhà Thanh để cứu tế người đã bị thương và mất mạng (lý do là bên Thanh Quốc chịu số thiệt mạng nhiều hơn). Sự kiện này đã tạo ra một mối ác cảm trong dân Nhật đối với người TQ, tạo cơ hội tốt cho nhóm chính khách "Genyosha" đổi hướng từ "Dân quyền luận" sang "Quốc quyền luận" (nôm na là chuyển từ dân chủ sang độc tài, diều hâu) đưa đến con đường quân sự hóa cho Đế Quốc Nhật về sau.
Và đây là kết quả sự nhẫn nhịn của người Nhật:
- 10 năm sau: Hải quân Đế quốc Nhật Bản đánh chìm 8 trong số 10 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương, cướp trọn Triều Tiên (do nhà Thanh bảo hộ) và Đài Loan từ tay TQ.
- 50 năm sau: Nước Nhật đánh chiếm toàn bộ Trung Hoa, giết hại 15-20 triệu người Trung Quốc, cướp của Trung Hoa hàng ngàn tấn vàng, bạc và vô số của cải, báu vật.
- 10 năm sau: Hải quân Đế quốc Nhật Bản đánh chìm 8 trong số 10 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương, cướp trọn Triều Tiên (do nhà Thanh bảo hộ) và Đài Loan từ tay TQ.
- 50 năm sau: Nước Nhật đánh chiếm toàn bộ Trung Hoa, giết hại 15-20 triệu người Trung Quốc, cướp của Trung Hoa hàng ngàn tấn vàng, bạc và vô số của cải, báu vật.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất