Trò chuyện về Nokia
Thứ năm, ngày 23/11/2017 Cuối cùng thì tôi cũng đã vượt qua được cái sự lười và cái cảm giác xấu hổ vô lý của bản thân để quyết định...
Thứ năm, ngày 23/11/2017
Cuối cùng thì tôi cũng đã vượt qua được cái sự lười và cái cảm giác xấu hổ vô lý của bản thân để quyết định tham gia CLB nói tiếng Anh. Đó cũng là lúc mà tôi nhận ra, ngồi trò chuyện với những con người xa lạ thật sự rất thú vị, dù cho đó là lần đầu và có lẽ là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau.
Tôi may mắn được trò chuyện với một ông chú người Đức, đã từng là người đứng đầu trong đội ngũ phát triển của Nokia và được nghe chú phân tích về nguyên nhân sự thất bại của hãng điện thoại Phần Lan nổi tiếng này. Điều đó thật sự là một bài học ý nghĩa đối với tôi, cho nên, tôi quyết định chia sẻ nó, để có thể sau này tôi có thể sẽ nhìn lại, hoặc có thể, một ai đó, trong các bạn, có thể đọc và rút ra bài học cho riêng mình.
Nokia, như các bạn đã biết, đã từng là một trong những tượng đài trong lĩnh vực điện thoại di động. Ai trong chúng ta mà không biết đến chiếc điện thoại huyền thoại 1202 hay 1280. Với vai trò là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, Nokia phát triển nhanh chóng và trở thành một đế chế sau khi vượt qua Motorola vào năm 1998. Vậy điều gì đã làm nên sự sụp đổ của đế chế này?
Đọc thêm:
Theo chú, người mà tôi vẫn chưa kịp hỏi tên, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự đóng cửa nhà máy của Nokia ở Phần Lan vào năm 2012. Đầu tiên, khi xu hướng điện thoại bắt đầu chuyển sang điện thoại nắp trượt, Nokia đã từ chối nó ngay từ phút ban đầu, và chỉ bắt đầu ra mắt dòng sản phẩm nắp trượt khi trào lưu này gần như đã thoái trào. Tiếp theo, khi điện thoại cảm ứng bắt đầu phổ biến, một lần nữa, Nokia tiếp tục từ chối và vẫn trung thành với dòng điện thoại nút bấm của mình. Cuối cùng, Nokia cho ra mắt dòng 5800 XpressMusic vào đầu năm 2009, nhưng tất cả đã quá muộn. Và vấn đề cuối cùng nằm ở hệ điều hành, khi Android lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2007 và nhanh chóng trở thành đối thủ mạnh mẽ so với iOS của Apple cũng được giới thiệu trong năm, Nokia đứng giữa việc chọn lựa, hoặc chọn Android, hoặc phát triển hệ điều hành cho riêng mình. Và Nokia đi theo con đường thứ hai, họ phát triển Symbian. Và hậu quả là việc đóng cửa hàng loạt nhà máy của mình, kể cả nhà máy ở Phần Lan vào năm 2012.
Vậy, chính xác là nguyên nhân nào đã đẩy đế chế Nokia đến sự sụp đổ. Theo tôi, đó là sự ảo tưởng của một kẻ đang đứng đầu. Thế giới luôn luôn vận động và phát triển, những kẻ yếu luôn không ngừng nỗ lực và cố gắng để vươn lên cao hơn nữa. Và tất nhiên, Nokia không thể nằm ngoài sự vận động đó. Nếu bạn muốn mãi đứng vững ở vị trí đầu tiên, bạn bắt buộc phải cố gắng nhiều hơn so với những vị trí ở dưới, sẽ không có sự thống trị vĩnh cữu. Nhưng rất tiếc, Nokia đã không nhận ra điều đó.
Đọc thêm:
Trong thực tế cũng vậy, sẽ không có người nào giỏi mãi mãi nếu không luôn luôn không ngừng học hỏi và rèn luyện. Và tất nhiên, cũng sẽ không có ai là người đi sau mãi. Vì cuộc sống là một chuỗi những cố gắng không ngừng.
"Let's see!" - said he.
P/s: Những lí do chỉ là những lí do chủ quan mà tôi được nghe từ người trong cuộc, tất nhiên, có thể không phải là lí do chính xác gây nên sự sụp đổ của Nokia.
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất