Nokia từng là công ty điện thoại di động hàng đầu thế giới và chiếm tới 50% thị phần toàn cầu. Nhưng Nokia đã thất bại ê chề trong cuộc chiến điện thoại thông minh, đến nỗi khi Microsoft mua lại mảng kinh doanh này của Nokia vào năm 2013 thì hãng điện thoại này chỉ chiếm vỏn vẹn 3% thị trường điện thoại thông minh.


Những cuộc chiến của thương hiệu điện thoại thông minh Nokia là một trong những bài học đắt giá về ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (innovation) trong doanh nghiệp. Dường như những công ty lớn, hoạt động lâu năm lại thường bị mắc bẫy trong thành công của chính mình, bó hẹp khả năng đổi mới sáng tạo của họ.

“Ở trong một tập đoàn lớn và thành công, thực sự rất khó để bạn nhận thấy được tính cấp bách hay thôi thúc. Gần như không có công ty nào chỉ tập trung vào việc phòng vệ trước thị trường là đủ; nếu bạn có thị phần lớn nhất và là một công ty đi đầu thị trường, bạn sẽ không thể phát triển bền vững nếu quá mải mê phòng thủ.” Đây là lời chia sẻ của ông Olli-Pek Kallasvuo – cựu CEO của Nokia trong cuộc phỏng vấn với INSEAD.


Đọc thêm:

Cựu giám đốc điều hành của Nokia nhấn mạnh rằng, các công ty lâu đời chỉ thay đổi trong hai trường hợp: khi họ có một nhà lãnh đạo đầy sức ảnh hưởng hoặc khi công ty rơi vào khủng hoảng. Nói cách khác, các công ty biết cách phản ứng trước sự thay đổi sẽ sống sót và vươn mình trở lại.
Các phản ứng yếu kém của Nokia đối với thị trường điện thoại thông minh cũng liên quan đến vụ thua lỗ lịch sử của hãng Microsoft. Tuy vậy, đây không phải hai công ty duy nhất đánh giá thấp sức công phá tiềm năng của điện thoại thông minh. CEO Min Kao của tập đoàn Garmin cũng có những nhận định sai lầm tương tự. Trong một cuộc phỏng vấn với Forbes vào năm 2003, ông đã gạt ngay ý tưởng kinh doanh điện thoại di động.
Tuy nhiên, khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên ưu việt và tân tiến hơn, Garmin đã phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Mỉa mai thay, Garmin hiện giờ đang phát triển các ứng dụng cho iPhone và Android.
Sự thỏa mãn trong vai trò kẻ đương quyền có thể là điểm bất lợi thực sự. Đội ngũ lãnh đạo tại các công ty hoạt động lâu năm có thể trở thành những “kẻ làm ngơ trước biến đổi khí hậu”. Họ nhìn thấy những thay đổi đang diễn ra trên thương trường nhưng cho rằng nó không liên quan tới doanh nghiệp của mình.
Với phần lớn các công ty lâu năm, mục tiêu là tăng doanh thu – những sản phẩm hái ra tiền với lợi nhuận cao. Nếu các sản phẩm của công ty đang mang lại lợi nhuận lớn, niềm tự mãn từ sự thành công đó có thể tạo nên những điểm mù. Với các công ty đại chúng, áp lực đè lên ban giám đốc lại càng lớn hơn khi họ phải đáp ứng cho được những kỳ vọng lợi nhuận ngắn hạn từ các cổ đông.

Đọc thêm: