A.Mô tả trò chơi:
Đây là trò chơi đối kháng hai người hay nhiều người (có thể chia đội để chơi) nhằm phát triển khả năng tư duy nhanh nhạy và kỹ năng hùng biện, lập luận sắc bén.
Đối tượng hướng đến là từ học sinh cấp ba đến sinh viên, dùng trong các hoạt động ngoại khoá để vừa chơi vừa rèn luyện kỹ năng.
B. Chuẩn bị.
Trước khi bắt đầu chơi cần chuẩn bị hai xấp giấy (tốt nhất dùng thẻ bài): một xấp ghi từng tình huống, một xấp giấy ghi từng giải pháp.
Sau đây là một vài ví dụ mẫu cho mỗi xấp giấy.
1. Tình huống:
Mai thi học kỳ, mẹ báo là ba đang hấp hối. Nên làm gì bây giờ?
Đang đi thi gặp người bị nạn
Mẹ và bạn gái cùng rơi xuống nước. Cứu ai?
Nhà mới mất một con trâu
Đi đêm gặp ma
Vợ đẻ toàn con gái, bố mẹ không ưng
Bố mẹ bắt lập gia đình
Người yêu đòi quà
Hết tiền
Bạn thân hỏi vay mười tỷ
Thầy bói bảo đánh lô là ăn đậm. Hết tiền chơi.
Vợ đi đẻ mà đang bận trực
Bà nội và ông ngoại cùng ốm. Thăm ai trước?
Em hư, bố mẹ không dạy được?
Thi trượt môn
Mẹ ốm
Ông bị đau chân
Bị chó cắn
Thích một bạn mà chưa dám làm quen
Muốn mua bộ đồ mới nhưng quá đắt.
Người yêu muốn mua ô tô
Hôm giỗ họ thì trời mưa bão
Bị thằng bạn khinh thường
Người yêu đòi chia tay
Nên chọn bạn đời như thế nào?
Đi chợ mua lợn, chọn thế nào?
Đi chợ mua gà, chọn thế nào?
Chọn người yêu như nào?
Rơi một chiếc giày xuống sông
Bị đuối lý khi tranh luận với bạn bè
Bị giáo viên hiểu lầm là côn đồ
Thằng bạn thân rủ đi chơi khuya
Mượn xe bạn đi chơi, làm xe hỏng nặng
Nhà dột
Người yêu tính cách quá điệu
Bạn thân âu sầu vì thất tình
Valentine tặng quà gì?
2. Giải pháp:
Con hơn cha là nhà có phúc
Công cha như núi Thái Sơn
Trong các đức, chữ Hiếu đứng đầu
Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Cá không ăn muối cá ươn
Nhất dáng nhì da thứ ba là nước.
Có bệnh thì vái tứ phương
Hãy tin vào khoa học
Chó cứ sủa đoàn người cứ đi
Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy
Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại
Ăn cây nào rào cây ấy
Đồng tiền đi liền khúc ruột
Gậy ông đập lưng ông
Nuôi ong tay áo
Chớ bắt đàn bà phải tội đàn ông
Uống nước nhớ nguồn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Trăm dâu đổ đầu tằm
Ở nơi tăm tối, ta dễ toả sáng hơn
Cái gì không phải của mình thì đừng tranh làm gì. Hãy giật
cho bằng được
Cha mẹ cho tiền để ăn học. Không học được thì cố mà ăn.
Không ai giàu ba họ
Nợ muối phải trả bằng muối
Sống và làm theo Công Lý
Hãy sống và làm theo Pháp luật
Gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc.
Không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn...
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Thề cá trê chui ống.
Trọng nam khinh nữ
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Thương cho roi cho vọt
Thua keo này ta bày keo khác
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Học thầy không bằng học bạn
Một thằng bạn chí cốt hơn trăm thằng bạn tốt
Thời gian sẽ chữa lành tất cả
Bạn chỉ sống một lần
Một phút thăng hoa rồi vụt tắt còn hơn le lói giữa ngàn thu
Đẹp trai không bằng chai mặt
Nhất cự ly nhì khoảng cách
Gái đẹp gái có quyền
Đời còn dài, gái (trai) còn đầy
Đợi chờ là hạnh phúc
Chuyện tâm linh không đùa được đâu
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Tai lá mít đít lồng bàn
Nhất vú nhì mông thứ ba là giống
Đất lành chim đậu
Nhà phải có nóc
Diều chỉ bay khi trời có gió, con khỉ chỉ cười khi trúng gió
thôi em
Học thầy không tày học bạn
Nhất tự vi sư
Sau khi có đủ 2 xấp giấy là trò chơi có thể bắt đầu trò chơi. Tùy hoàn cảnh mà có thể thêm bớt tình huống và giải pháp để tăng giảm độ khó cho trò chơi.
C. Cách chơi
Số lượng người chơi tối thiểu là 3 người với 2 người chơi và 1 người làm giám khảo. Có thể tăng lên tùy hoàn cảnh nhưng phải đảm bảo số lượng giám khảo là số lẻ.
Hai người chơi sẽ lần lượt rút cho mình mỗi người 5 lá tình huống và 5 lá giải pháp. Mỗi người chơi sẽ thay nhau đưa ra lá tình huống của mình để người kia sử dụng lá giải pháp của họ. Sau khi đưa ra lá giải pháp, người chơi đưa ra giải pháp phải giảng giải bằng lý lẽ để thuyết phục người chơi kia và cả giám khảo rằng đó là giải pháp tốt và khả thi. Người chơi đưa ra tình huống có quyền đặt ra các câu hỏi để buộc người chơi đưa ra giải pháp làm rõ thêm.
Khi không còn người chơi nào tranh luận thêm, giám khảo sẽ đưa ra quyết định xem người đưa ra giải pháp có hợp lý hay không. Nếu hợp lý thì người đưa ra giải pháp được ghi nhận 1 điểm. Lần lượt như vậy cho đến hết.
Người chiến thắng thường là người nhanh nhạy và có lý lẽ sắc sảo.
D. Nhận xét.
Đây là trò chơi vui nhộn đem lại nhiều trận cười sảng khoái cho người chơi, đồng thời cũng giúp người chơi rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm quan trọng.
Xin kể một tình huống minh hoạ.
A đưa ra tình huống: Bị giáo viên hiểu lầm là côn đồ.
B đưa ra giải pháp: đất lành chim đậu. Rồi đưa ra lý lẽ: ngôi trường này tốt, có giáo viên tốt, đương nhiên sinh viên gương mẫu sẽ tìm đến. Từ đó thuyết phục được giáo viên.
B đưa ra tình huống: Nên chọn bạn đời như thế nào?
A đưa ra giải pháp: Một thằng bạn chí cốt hơn trăm thằng bạn tốt. Lý lẽ: nhờ thằng bạn đã có người yêu tư vấn. (Cấm nghĩ bậy bạ nha).
Game
/game
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất