Kết quả hình ảnh cho transformers dark of the moon cybertron scene

Hôm trước mình có buổi trao đổi với thầy Trần Ngọc Hiếu về Walden của Henry David Thoreau. Trong buổi thảo luận thầy có nói về việc người phương Tây hay coi Tự nhiên như một nguồn lợi để khai thác, khác với tư tưởng của Thoreau và phương Đông là coi thiên nhiên là nơi trú ẩn.

Để giải thích cho vấn đề này mình nghĩ là phải truy ngược lại về nguồn gốc của người phương Tây, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải như Hy Lạp cổ đại và các dân tộc phía Bắc như người Viking. Hầu hết dân ở đây nếu không phải là cướp biển thì cũng là chăn thả du mục, họ lùa đàn gia súc đi từ nơi này đến nơi khác để kiếm vùng đồng cỏ tươi tốt hơn, không định cư lâu dài ở một nơi. Những nền văn minh phương Tây (Hy-La cổ đại, Thiên chúa giáo trung đại, Tư bản chủ nghĩa cận đại) đều coi thiên-tự nhiên là thù địch, do vậy cần phải chinh phục, thống trị và khai thác. Thầy Hiếu có dẫn chứng ra là trong bộ sử thi Odysseus, tay này đi đến vùng đất nào là chỉ tay vào vùng đó và tính xem ở đây nuôi được bao nhiêu cừu, bao nhiêu dê.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có một cách bóc lột tinh vi hơn như thế rất nhiều. Lấy ví dụ như bạn bước vào một cửa hàng của Starbucks, chuỗi thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới dù giá bán của nó cao hơn rất nhiều so với các thương hiệu khác. "Cappucino của chúng tôi đắt hơn chỗ khác nhưng...". Cái nhưng ở đây là các câu chuyện để sản phẩm của họ dễ đi vào lòng người hơn... nhưng chúng tôi dành 1% lợi nhuận để giúp các lao động trẻ em, để trồng cà phê hữu cơ, để giảm thiểu rác ra môi trường.... Bạn mua cà phê từ Starbucks và có cảm giác như mình đang quyên góp cho tổ chức từ thiện. Trước đây, ở thời kì chủ nghĩa tiêu dùng khi ngành PR chưa ra đời, bạn mua sản phẩm của tư bản và cảm thấy tồi tệ, và bạn phải làm gì đó để tự an ủi bản thân. Nay bạn đã cảm thấy mình vừa tiêu dùng sản phẩm, vừa đang thực hiện . Cái nhiệm vụ này đáng lí ra phải dành cho tư bản như nhiều nhà phân tích xã hội học đã ghi nhận thì bọn họ đã khéo léo chuyền chúng sang cho bạn. Và thậm chí bạn còn cảm thấy vui vì điều đó. Chủ nghĩa tư bản có cấu trúc như một tôn giáo, và nó ngày càng lớn mạnh hơn các tôn giáo khác bởi vì một lời hứa hẹn duy nhất: Tăng trưởng kinh tế. Và để đạt được điều này các nhà tư bản sẵn sàng làm hi sinh không từ một thứ gì, kể cả mạng sống của chúng ta, hay là đầu độc môi trường.

Một trong những bộ phim thể hiện ý thức hệ rõ nhất của chủ nghĩa tư bản này là Transformers 3: Vùng Kín Của Chị Hằng của đạo diễn Michael Bay. Trong phim thể hiện rõ sự can thiệp của các doanh nghiệp tư bản hiện đại (hành tinh Cybertron) vào các nước thuộc địa cũ (Trái Đất). Những người chỉ trích Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng các tập đoàn đa quốc gia vẫn tiếp tục khai thác các nguồn lực của các quốc gia cựu thuộc địa với giá rẻ mạt, và kiểm soát nền kinh tế của các nước này, tương tự như chủ nghĩa thực dân cổ điển vẫn tiến hành từ thế kỷ 16 đến 20. Trong phim, bọn robot (máy móc của chủ nghĩa tư bản), một mặt giả vờ tử tế (đội Autobot) đến để làm thân và giúp Trái Đất có được công nghệ từ hành tinh khác, mặt khác dùng Decepticon đến xâm chiếm Trái Đất, và biến nhân loại-giống người thấp kém hơn thành nô lệ cho bọn chúng, ở đây là biểu tượng cho giai cấp vô sản bị các nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Image may contain: one or more people and text