Tốt gỗ hơn tốt nước sơn?
Một cậu bé được người lớn dạy rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” con ạ. Thay vì tập trung vào chăm chút vào vẻ bên ngoài thì con hãy chăm...
Một cậu bé được người lớn dạy rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” con ạ. Thay vì tập trung vào chăm chút vào vẻ bên ngoài thì con hãy chăm chỉ học hành và giúp đỡ những người xung quanh. Chỉ cần con học giỏi và tốt bụng thì vẻ bên ngoài sẽ không còn điều quan trọng. Mọi người sẽ yêu quý con bất kể vẻ bên ngoài của co có ra sao đi nữa.
Lớn lên qua những câu chuyện cổ tích, cậu càng thêm tin vào điều đó. An sau một con cóc xấu xí, có thể là một chàng hoàng tử tốt bụng và hào hiệp. Chàng sọ dừa cũng vậy, ngoài hình xấu xí, chẳng có chân tay, mình mẩy mà chỉ tròn lông lốc như quả dừa. Nhưng bản thân chàng trai lại rất tốt bụng, tài giỏi, kết thúc câu chuyện nhờ nỗ lực của mình, chàng đã có thể lấy được một người vợ đẹp, tốt bụng và đỗ đạt trạng nguyên. Cậu bé càng thêm tin vào những điều được dạy.
Cậu bé chăm chỉ học tập, luôn cố gắng làm hài lòng người khác với mong muốn được công nhận là một người tốt và bỏ qua gần như mọi vấn đề liên quan đến vẻ bề ngoài. Cậu dần giá áp dụng điều này một cách xa hơn. Như là trong học tập, cậu chỉ chú trọng vào kết quả đúng mà không quan tâm đến việc trình bày. Vì thế, cậu khá nhiều lần bị trừ điểm vì trình bày cẩu thả. Về ăn mặc thì cậu lựa chọn cho mình những thứ khá tuềnh toàng.
Đôi khi, cậu nhận được góp ý về việc ăn mặc khá tuềnh toàng hoặc quá trẻ con khi tham gia một số hoạt động của trường hoặc dự tiệc sinh nhật ở nhà bạn bè. Mặc dù cậu đã cải thiện một chút về cách ăn mặc, nhưng chỉ đủ để người khác không phàn nàn nhiều. Thực sự thì phong cách của cậu vẫn chưa được coi là “bình thường” cho lắm. Là một đứa trẻ “ngoan” và nghe lời, cậu vẫn tin tưởng vào những điều được dạy ban đầu rằng vẻ bề ngoài không quan trọng. Miễn là cậu chăm chỉ và ngoan ngoãn, mọi người sẽ chấp nhận và yêu quý cậu.
Mặc dù thậm chí đôi khi chú bé nhìn xung quanh và thấy thực sự thích thú và hâm mộ những người bạn ăn mặc thời trang, hợp mốt. Nhưng sau cùng, cậu tin rằng đó không phải mình, mình là một phiên bản minh họa hoàn hảo với câu nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nên không chỉ tập trung vào việc làm cho gỗ ngày càng tốt hơn, cậu còn luôn lựa chọn lớp sơn tệ hơn nhiều so với khả năng của mình. Với cậu vẻ bề ngoài dường như là những “ác quỷ” dụ dỗ cậu vào con đường trở thành người xấu vậy.
Cậu dần trưởng thành và cũng đã đi làm. Với cậu, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn là châm ngôn cuộc sống mặc dù nó được áp dụng theo một cách khác đi. Tập trung vào việc làm sao để hiểu biết nhiều hơn, làm công việc chuyên môn tốt hơn mà bỏ qua kỹ năng giao tiếp. Cậu cũng không nghĩ tới việc rằng cậu cần thử cách để biến những kiến thức chuyên môn trong đầu của mình thành những thứ dễ hiểu và có giá trị hơn. Mà thế là đủ rồi, sẽ có ai đó có thể hiểu những điều chân lý đó mặc dù nó hơi phức tạp.
Và đương nhiên thôi, mặc dù tự hào về sự chăm chỉ và khả năng của mình nhưng cậu cũng luôn tự ti về vẻ bề ngoài cũng như khả năng giao tiếp của mình. Càng ngày, cậu cũng dần dần nhận ra những bất lợi khác khi cậu mặc không đúng điệu và hòa nhập với môi trường xung quanh. Trong những bữa tiệc, cậu thường đứng ở một góc chờ những người chủ động tới bắt chuyện thay vì có thể giao tiếp với cả thế giới. Cậu cũng dần nhận thấy, dường như giữa mình và con người khác, những con người “tập trung vào vẻ bề ngoài” vẫn được yêu quý, vẫn được đánh giá cao, ngang mình hoặc hơn mình.
Vì sao thế nhỉ? Vì sao, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không thực sự giúp cậu đạt được sự công nhận hay yêu thương của người khác nhiều như cậu nghĩ? Những người mà sự khéo léo không được thật chân cho lắm đã bù lại hết cho phần chân thành nhưng lại thiếu tinh tế và nhạy cảm của cậu.
Sau một thời gian chiêm nghiệm, cậu chợt nhận ra trong câu chuyện cổ tích kia, đến cuối cùng thì hoàng tử ếch khi biến trở lại là một hoàng tử thì hoàng tử đó không chỉ là một người tốt bụng và hào hiệp mà vẫn còn là một chàng hoàng tử đẹp trai. Kết thúc của câu chuyện sọ dừa, sọ dừa đã trở là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú chứ không chỉ ở mãi trong hình hài quả dừa tròn lông lốc.
Những người mà cậu thường so sánh tới thì có những người mà vừa chân thành, vừa khéo léo chứ họ không chỉ có mỗi “vẻ bên ngoài” như cậu tưởng và khi ấy sự chân thành của họ càng đáng quý. Cậu chợt nhớ tới bài giảng của thầy Nhất Hạnh về chánh ngữ, về sức mạnh ngôn từ mà mình sử dụng hàng ngày. Nếu bạn thực sự muốn giúp đỡ ai đó thì ngôn ngữ mà bạn sử dụng hãy thời điểm mà bạn nói những điều đó cũng cần phải phù hợp. Với người đang thiếu tự tin thì bạn sẽ cần nói theo cách động viên thay vì nói theo cách quá đơn giản vào ngay câu chuyện. Những người đó có thể sẽ càng tụt sâu xuống cái hố của sự tự ti và tất cả những điều cậu làm chẳng giúp đỡ cho một ai cả mà chỉ là làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Một ý định tốt với cách làm đúng đắn là một món quà, nhưng với sự kém nhạy cảm thì chỉ là một lời nguyền.
Cậu cũng nhận cái suy nghĩ đơn giản kiểu người giỏi kiến thức chuyên môn sẽ kém giao tiếp và ngược lại thật ngớ ngẩn. Những người mà cậu so với thì thực ra kỹ năng hay kiến thức chuyên môn tổng quát lại cũng chẳng chênh lệch là bao, nhưng họ lại là siêu sao giao tiếp. Thế thì… thua là đúng rồi còn gì. Cậu cũng dần nhận ra giao tiếp cũng là một kỹ năng quan trọng và nó xứng đáng được đánh giá mức độ quan trọng tương đương với kiến thức chuyên môn và người giỏi kỹ năng này xứng đáng được ghi nhận.
Và cậu ngờ ngợ rằng hình như cậu đã lựa chọn đánh đổi một cách không cần thiết. Uh, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu nói đúng khi cậu bị giới hạn về nguồn lực. Nhưng khi mà cậu có nguồn lực dư dả thì…”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chỉ là một lý do để cậu không cố gắng cho những việc không hề dễ dàng với cậu. Rõ ràng khi có đủ điều kiện để lựa chọn cả gỗ và nước sơn thì tại sao phải lựa chọn. Lựa chọn thêm lớp nước sơn thì điều mà cậu cần là nỗ lực hơn chứ nó không có nghĩa là cậu phải hi sinh chất lượng của chất gỗ phải không. Việc phát triển kỹ năng giao tiếp không có nghĩa là cậu sẽ bị kém đi về mặt chuyên môn hay cậu trở thành một người xấu. Cậu nhận thấy mình đã giữ những suy nghĩ, nhưng niềm tin ngớ ngẩn và làm theo chúng thật lâu.
Vậy đó, đó là sự thật mà cậu mãi mới nhận ra và phải chấp nhận. Chẳng có phép màu nào để lấy lại thời gian đã bỏ qua. Nhưng cũng chẳng có lời nguyền nào ngăn cản cậu trở thành con người tốt mà cậu mong muốn cả. Cậu cũng nhận ra giống như cách nên hiểu về câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, chấp nhận không có nghĩa là buông xuôi, chấp nhận có nghĩa là đây là điểm khởi đầu của cậu để hướng tới những điều tốt đẹp phía trước.
Có quá nhiều thứ cậu đã hiểu nhầm và hiểu và áp dụng chúng một cách cực đoan trong cuộc sống. Nhưng giờ cậu lại có một khởi đầu mới, không sớm nhưng cũng chẳng hề muộn. Vì cuộc sống luôn có những ngày mai.
Mong là cậu sẽ đạt được những điều tốt đẹp phía trước. Nhưng chắc cậu cũng phải nhớ khi có giới hạn nào đó, thì đó là lúc cần phải thực sự lựa chọn đúng thứ cốt lõi phải không.
P/S: đây là một câu chuyện hư cấu được dựa trên nhiều câu chuyện có thật khác của nhiều người trong cuộc sống này.
Mong là câu chuyện dựa trên nhiều người có thực có thể giúp ích được các bạn. Gửi yêu thương tới tất cả mọi người!
Mời các bạn ghé thăm blog của mình tại:
- WordPress:https://quanghuypham88.wordpress.com/
- Spiderum: https://spiderum.com/nguoi-dung/Nemo1810
Nguồn tham khảo:
- Những câu chuyện cuộc đời 😛
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất