47 người tị nạn băng qua Địa Trung Hải. Nguồn: Báo Nhân dân
47 người tị nạn băng qua Địa Trung Hải. Nguồn: Báo Nhân dân
Trong năm 2015, EU đã tiếp nhận 1,35 triệu đơn xin tị nạn. Năm 2016, con số này là 1,25 triệu đơn
Vấn đề nhập cư và tị nạn tới EU không phải chuyện mới xuất hiện gần đây. Châu Âu được ví như vùng đất hứa đối với người Syria, Maroc,.. và số lượng nhập cư ngày càng tăng và câu chuyện nhập cư, tị nạn đang đàn trở nên khủng hoảng, và chuyển theo hướng khủng hoảng nhân đạo tạo ra các bất đồng trong EU.
Vậy EU và người dân đang xử lí với nó như thế nào ?

1.     Vì sao lại chọn EU?

Trước hết, vì sao người ta rời bỏ quê hương? Có lẽ mọi người cũng đoán được.
Người ta rời chiến tranh, xung đột, thiên tai, vấn đề an ninh lương thực và chế độ chính trị cùng nhiều yếu tố khác tác động. Song liệu phải chăng thứ thúc đẩy họ, những con người tị nạn ấy có phải là một mong muốn, song hành cùng với một hi vọng về một tương lai, một cuộc sống phần nào đầy đủ? Cũng như là một tương lai mà thiên tai hay chiến tranh sẽ không đề mắt đến những kẻ lạc loài như họ.
Có lẽ vì thế mà người chọn châu Âu hay EU, với người Syria hay Bắc Phi, nước Mĩ lại quá xa, và đôi khi không thân thiện với những người nhập cư, kẻ tị nạn.
Ngược lại, EU thì gần và phần nào chính sách nhân đạo với người nhập cư, và đương nhiên tại đây, chiến tranh và thiên tai sẽ phần nào tạm thời không bủa vây họ. Vì thế, tương lai của họ tại EU sẽ ít nhiều thoát khỏi những “bóng ma” đã bủa vây họ tại nơi quê hương, cũng như chính sách nhân đạo và phúc lợi sẽ mở ra với họ.

2.     Cách EU đối với người tị nạn

Đầu tiên, trên bề mặt nhà nước, khối EU gặp vấn đề trong chính sách giữa các quốc gia về vấn đề tị nạn. Các quốc gia tiếp nhận người tị nạn như Ý và Hy Lạp phải khổ sở trong việc tiếp nhận và quản lý người tị nạn ( Hiệp ước DUBLIN).
Điều đó tạo ra sự khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống cho người tị nạn, cho họ việc làm, chỗ ở hay chính sách phúc lợi cũng như đảm bảo sự ổn định, an ninh và chỉ số kinh tế cho người dân và quốc gia. Việc tiếp nhận người tị nạn vô hình làm tăng sức ép lên nền kinh tế cũng như an ninh của một quốc gia.
Khi một nhóm người đến từ Syria thành công tị nạn vào EU, chẳng có điều gì ngăn cản dòng người từ các quốc gia khác như Iraq, Afghanistan hay Bắc Phi thực hiện điều đó ?
 Hay làm thế nào để đảm bảo vấn đề nhân đạo đối với người nhập cư, nhất là khi chính quyền sở tại gặp khó khăn trong việc kiểm soát trong an ninh?
Sự bất bình đẳng trong các vấn đề tiếp nhận và xử lí người tị nạn đã trở thành bài toán khó với giới lãnh đạo của EU và các nước. Điều này dẫn đến sự căng thẳng và bất đồng nhất định trong chính sách của mỗi quốc gia.
Đặc biệt là sau 2015, thái độ đã có sự chuyển đổi.
Những đường biên giới thắt chặt và các biện pháp kiểm soát nhập cư tăng lên. Năm 2011, Hy Lạp đã dựng nên bức tường với Thổ Nhĩ Kỳ. 2015, Bulgaria tiếp bước.
Cùng năm 2015, Hungary xây dựng nước tường dài 40 km với Croatia như một biện pháp hạn chế. Chính quyền của Viktor Orban luôn là một trong những chính quyền lớn tiếng và có thái độ mãnh mẽ trong việc chống nhập cư cũng như kiểm soát biên giới.
Ngoài ra cũng có các bức tường khác mọc lên, Slovenia với Croatia, Macedonia với Hy Lạp , Na Uy với Nga.
Trên bề mặt quốc gia, cũng như chính phủ thì là thế, sự khó khăn của người tị nạn còn đến từ dân cư cũng như sự khó khăn trong việc hòa nhập vào nền dân cư. Câu chuyện chia rẽ, xung đột giữa người nhập cư và người địa phương có lẽ bắt nguồn từ sự khác biệt cũng như sự cạnh tranh.
Sự khác biệt có thể dễ dàng bắt gặp trong yếu tố dân tộc và văn hóa.
Phân biệt chủng tộc có lẽ là một câu chuyện được nói đi nói lại trong cả thế kỉ qua, song nó vẫn tồn tại và âm ỉ; và sự âm ỉ này có thể bùng phát trở lại nếu như nó được cộng hưởng với sự thay đổi nhanh chóng của nhân khẩu học tại một nơi vốn đã ổn định.
Hay nói cách khác là một mai khi thức dậy, bạn có những người hàng xóm khác, những người lạ đi trong khu của bạn, họ nói ngôn ngữ khác, cách sống khác, khi đó sự xa lạ, cẩn trọng, thậm chí là bất an và nhu cầu tìm đến người cùng dân tộc sẽ được thể hiện và nó được thể hiện mạnh mẽ hơn nếu dòng máu phân biệt chủng tộc vẫn còn âm vang trong con người.
Các cuộc tấn công tình dục hay bạo lực nhắm vào trẻ em cũng có thể giải thích là một phần lý do cho việc “chống người nhập cư”, và sự quan ngại, đối với người tị nạn tại các quốc gia được cho là thuộc “thế giới thứ ba”; hay lo lắng về một âm mưu gây bất ổn EU từ thế lực bên ngoài.
Ở Pháp thì các cuộc thăm dò gần đây cho thấy khoảng 67% người dân Pháp muốn chính phủ có các chính sách cứng rắn hơn về nhập cư, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và liên tiếp xảy ra các vụ phạm tội do người nhập cư bất hợp pháp gây ra.
Trích: Báo Tuổi Trẻ
Bài toán nhập cư sẽ ngày càng khó khăn, khi các chính phủ của EU bắt đầu e dè và thận trọng, còn người dân thì ngày càng cảm thấy bất an.
Trích: Báo Tuổi Trẻ
Văn hóa cũng là một câu chuyện đáng nhắc tới, đặc biệt là sự tiêu cực đối với văn hóa Hồi Giáo. Châu Âu chưa thực sự sẵn sàng cho việc chấp nhận một nền văn hóa dung hợp, thậm chí là giữa các dân tộc trong châu Âu.
Các cuộc khủng bố, mà chủ yếu liên quan đến Hồi Giáo cực đoan diễn ra tại châu Âu mà cao trào không thể không nhắc tới Pháp - như vụ tấn công Paris tháng 11/2015, đã dấy lên phần nào đó nỗi sợ và sự chia rẽ về văn hóa với các “cáo buộc” là đi ngược với “giá trị chung” của châu Âu.
Người châu Âu có lý để bất an khi quá khứ đã cho họ sự cảnh giác với người tị nạn, và người tị nạn cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là khi có các cuộc tấn công vào trại tị nạn của họ. Năm 2016, tính riêng tại Đức, có hơn 3.533 vụ, tương đương khoảng 10 vụ/ngày.
Có thể cho rằng, những người nhập cư có trách nhiệm phải tiếp nhận văn hóa EU, hay giá trị EU, song câu chuyện về mâu thuẫn văn hóa chưa phải câu chuyện có thể dễ giải quyết.
Sự “bùng nổ” trong vấn đề văn hóa đã tạo ra sự chia rẽ cho cả hai phía yếu tố bạo lực tham gia đã dần tạo sự phân biệt văn hóa nhất định, thứ đang dần thay thế phân biệt chủng tộc trong câu chuyện toàn cầu hóa.
Song song với sự chia rẽ trong văn hóa hay dân tộc, sự cạnh tranh, mà cụ thể là cạnh tranh về việc làm và chỗ ở. Hay bất công về xã hội, trong bề mặt y tế hay giáo dục, cũng như là thuế. Dù sao người châu Âu phải trả thuế để duy trì chính sách xã hội và dịch vụ công trong nhiều năm, còn người tị nạn sẽ hưởng điều đó ít nhất là ít trả tiền hơn, đóng thuế ít hơn và còn gánh nặng đối với dịch vụ công sẽ tăng lên. Liệu người dân EU có phải trả thêm thuế để duy trì dịch cụ công?
Vấn đề tị nạn đang thực sự trở thành khủng hoảng trong EU, và hơn hết nó đang dần trở thành vấn đề nhân đạo trong EU, khi mà gánh nặng đang tăng cao.
EU đã thực hiện nhiều chính sách cũng như các quy tắc cho vấn đề nhập cư. Trong toàn cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, liệu hành động chống người nhập cư nên được xem là đi ngược lại giá trị đa dạng hay sự bảo vệ giá trị truyền thống? Không ai biết làn sóng nhập cư này ở châu Âu sẽ đi đến đâu.
Song, nếu là một người Việt Nam, bạn sẽ nghĩ gì khi làn sóng ấy chọn điểm đến là Việt Nam, liệu có sẵn sàng đón nhận hay chọn “chống” ?