Thực dưỡng có trị được ung thư?
Câu hỏi gốc : Nếu không có bất cứ tế bào bệnh tật nào, bao gồm cả ung thư, có thể sống sót trong môi trường kiềm, vậy tại sao các...
Câu hỏi gốc: Nếu không có bất cứ tế bào bệnh tật nào, bao gồm cả ung thư, có thể sống sót trong môi trường kiềm, vậy tại sao các bác sĩ không thể dùng cách này để chữa bệnh?
Trả lời bởi: Mike Condron, Bác sĩ đa khoa, đại học Y khoa Meharry (2004)
Đây là một câu hỏi khá vui đó.
Tui còn đang tính đi ngủ, cho tới khi tui thấy câu này, tui phải gõ ngay cho ông câu trả lời mới được :v. Tui không nghĩ là tui có thể nêu ra thêm một ý tưởng gì đó mới toanh so với mấy câu trả lời khác nhưng mà có lẽ tui sẽ cho ông một câu trả lời kĩ càng hơn.
Đầu tiên, điều mà ta cần phải biết là: Máu người thực chất có môi trường kiềm. Máu của chúng ta có pH rất (và ý tui là RẤT) gần với giá trị 7,4 (thường là 7,35 nhưng mà cứ coi như là làm tròn thành 7,4 đi tại tui lười gõ quá :)) ), và điều đó có nghĩa là máu của chúng ta thực chất có tính kiềm nhẹ. Và cơ thể chúng ta thì có rất nhiều hệ thống / cơ chế khác nhau cùng hoạt động để duy trì pH của máu ở mức rất gần với giá trị này.
Vì vậy, quá rõ ràng là tiền đề của câu hỏi đưa ra là chưa chính xác vì: Rất nhiều thể loại bệnh bật – hay chính xác hơn là toàn bộ các thể loại bệnh tật của con người, đều có thể sống ổn ở môi trường kiềm vì máu của chúng ta có tính kiềm.
Nhưng mà tiền đề trên cũng chẳng sai vì nếu chúng ta làm cho môi trường đủ kiềm thì chả thứ gì có thể sống nổi ở đó hết. Ví dụ đơn giản là: Nếu ông đổ thuốc tẩy (NaOH, pH khoảng 13) vào trong 1 cái petri chứa tế bào ung thư / tế bào vi khuẩn / nấm men / vân vân thì ông sẽ giết chúng ngay và luôn. Cơ mà vậy thì điều này có thể ứng dụng vào điều trị được không (kiểu như bơm NaOH vào máu để pH đủ kiềm ấy :v)? Quèo, ông sẽ chết từ mười đời trước khi pH máu ông đạt tới giá trị 13. Tui không nghĩ là có ai đã từng thử đo chính xác xem là pH máu bao nhiêu thì đủ chết người cơ mà tui đảm bảo với ông luôn, khalachackeo nó không phải 13 đâu. Tầm đâu đó khoảng 7.8 là đủ ngủm rồi.
Chúng ta không thể sống sót nổi nếu pH của máu chúng ta chạy ra xa khỏi giá trị 7.4. Gía trị “bình thường” của máu là khoảng từ 7.35 tới 7.45. Bất cứ sai số đáng kể nào so với khoảng giá trị trên đều sẽ dẫn đến kha khá vấn đề và thực tế thì rối loạn chức năng ở các hệ thống duy trì pH máu sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho cơ thể. Trong máu có những hệ đệm hóa học giúp duy trì pH máu và ngoài ra còn có những cơ chế điều hòa ở cả phổi và thận có chức năng điều chỉnh hàm lượng ion H+ trong máu nhằm duy trì pH máu ở mức bình thường. Bất kì sai lệch nào nằm ngoài mức bình thường, kể cả acid hay kiềm thì đều sẽ gây nên những rối loạn sinh lý trong cơ thể, ví dụ như rối loạn hoạt động của enzyme, các quá trình hóa sinh phản ứng sai lệch, vân vân. Đó là lí do vì sao mà cơ thể con người qua hàng hàng triệu năm tiến hóa đã hình thành nên kha khá hệ thống khác nhau chỉ để duy trì pH máu thôi đó.
Câu hỏi của ông vẫn chưa đưa ra được mức độ kiềm nào đang được xét đến để sử dụng cho điều trị, dù máu vốn đã kiềm nhẹ rồi và ta không thể nào sống sót nổi nếu có sự sai lệch pH đáng kể so với chỉ số bình thường.
Vì vậy, cái ý chính từ câu hỏi ông đưa ra là ta có thể giết một khối u, vi sinh vật hay bất cứ thể loại tác nhân gây bệnh nào bằng cách cho nó vào trong môi trường kiềm đủ mạnh. Nhưng mà nếu vậy thì acid cũng được nốt mà -- đổ bình HCl vào đĩa petri chứa khối u và bam, nó bay màu. À, nhiệt cũng được luôn nè -- méo có thứ gì có thể sống nổi ở nhiệt độ 120 °C hết. Túm lại là ông sẽ giết hết cả ung thư, vi khuẩn và bất cứ thể loại bệnh tật nào mà con người từng biết tới nếu ông đốt chúng nó ở nhiệt độ tầm đó đổ lên. Cách đó hơi bị ngon lành nếu dùng để vệ sinh mấy cái đồ ở lab vi sinh đó, cơ mà ta không thể áp dụng nó lên người được đâu. Qúa rõ ràng vì ta không thể nào tự nhiên mà bơm nước tẩy hay HCl vào trong máu bệnh nhân hay nướng họ ở 120 °C để trị ung thư được rồi. À, và ông cũng có thể giết tế bào ung thư bằng cách ngưng cung cấp Oxi cho nó nữa ... ầu ... đương nhiên là đó cũng không phải là ý hay luôn ... quá rõ ràng rồi mà nhỉ. Tương tự với Glucose -- tế bào ung thư thì cần đường Glucose (dù một số vi khuẩn gây bệnh có thể tự tổng hợp được nó trong cơ thể người, hình như vậy) nhưng mà tế bào bình thường cũng cần đường Glucose mà. Vì vậy hạ đường huyết của bệnh nhân xuống không phải là ý hay đâu. Quèo, và tương tự với các loại muối khoáng vi lượng và vitamin vì tế bào ung thư (lẫn vi khuẩn gây bệnh) cũng cần chúng mà.
[Trans: Não cần rất rất nhiều đường và hấp thu qua dạng thẩm thấu
=> Hạ đường huyết hay gây xỉu là do vậy, để lâu là còn nhiều tai hại hơn nữa nên kiêng đường trị ung thư là bậy nha mấy bạn :v]
Vì vậy, nói túm lại trước khi tui đi sang phần thứ hai của câu hỏi thì: Ngay từ đầu môi trường máu đã mang tính kiềm rồi nên cái tiên đề "môi trường kiềm thì tệ với các tác nhân gây bệnh" là bậy. Làm cơ thể kiềm hơn sẽ giết chết bệnh nhân. Nhiều thứ khác cũng giết được tế bào ung thư lẫn các tác nhân gây bệnh khác nhưng mà như "kiềm", chúng cũng giết luôn cả bệnh nhân, ví dụ như acid, nhiệt, thiếu oxy, đường, vv
Okay, giờ thì để tui chuyển sang phần thứ hai của câu hỏi.
Tui cảm thấy là - xin lỗi trước nếu như tui nhảy thẳng vào kết luận luôn (vì tui sắp đi ngủ rồi...) nhưng mà tui cảm thấy câu này như kiểu đang hỏi về cái phong trào nào đó ... nước "kiềm" và thực dưỡng "kiềm hóa".
Như tui đã nói ở trên thì pH máu rất (nhấn mạnh là RẤT) ổn định. Một phần là do chả có gì ông ăn vào mà ảnh hưởng được tới pH máu (Khalachackeo cái "nước kiềm hóa" với mấy cái thực dưỡng đang được hội bỉm sữa rao nhau cũng vậy). Nghĩ kĩ nè, nếu nước cất tinh khiết có pH là 7.0 (được định nghĩa là trung tính). Nhưng mà vậy thì uống nước có ảnh hưởng gì tới pH máu không? Rồi mọi người đều ăn trái cây suốt, và phần lớn trái cây thì có tính acid. Ủa vậy trái cây là nguyên nhân gây ung thư, bệnh tật á?? Vậy còn thịt thì sao? Thịt thì có pH, như phần lớn các mô, loanh quanh với giá trị pH của cơ thể... từ từ ... ủa vậy mua nước kiềm hóa làm gì trong khi ta có thể ăn thịt? Liệu cái ý tưởng pH trong thực phẩm ảnh hưởng tới pH máu có hợp lí không? Quèo, đương nhiên là méo rồi.
Nhớ kĩ nè, acid dạ dày siêu mạnh đó -- lớp tế bào màng trong dạ dày tiết ra acid có pH đâu đó khoảng 1 lận. Nó có nghĩa là đâu đó nằm giữa giấm ăn và acid chạy ắc qui. Và nó thì mặc kệ việc ông ăn cái gì, bất cứ thứ gì ông ăn (kể cả ba cái kiềm hóa, coi như pH 7,5=8 đi) ngay khi vào bụng sẽ bị gang bang bởi rất rất nhiều dịch acid dạ dày và pH ở đó sẽ thay đổi nhưng xoay quanh mức pH dạ dày. Có lẽ đâu đó giữa 3 và 4. Vậy liệu chút nước kiềm hóa nhẹ có thể chống lại cả dội quân acid dạ dày cao to đen hôi đang chờ nó ở dạ dày?
Okay, vậy nhớ kĩ thêm cái này nè: Ngay sau khi sản phẩm của dạ dày đi xuống tá tràng, chúng nó sẽ gặp một nùi dịch tụy (chứa ion bicarbonate aka HCO3-) giúp trung hòa tính acid của sản phẩm. Và tất cả mấy việc trên đều diễn ra trước khi cơ thể hấp thu được bất cứ thứ gì.
Thêm một phương diện khác nữa là cái ý tưởng "thực phẩm kiềm hóa". Cái này đúng nghĩa là một cái ý tưởng bị tổ lái từ mấy cái nghiên cứu y khoa ngày xưa, nghiên cứu liên quan đến pH, không phải của đồ ăn, mà là của phần tro thực phẩm sau khi đốt. Cái ý tưởng mơ hồ về việc đốt cái gì đó rồi nhìn xem từ đống tro để định tính sinh lý tiêu hóa (Trans: cách định tính vào năm một ngàn bảy tám trăm hồi đó ... aka hóa học thi đại học và phần lớn hóa học cấp 3) đã dẫn đến khái niệm về việc thực phẩm "acid hóa" và "kiềm hóa". Đây không phải là mục đích ban đầu của nghiên cứu ngày xưa, nhưng bằng cách nào đó mà nó đã bị đem ra sử dụng như một cách trị liệu thay thế theo kiểu ăn kiên trực tiếp ... quèo, và nhờ đó mà ta có sự khai sinh ra "nước kiềm hóa".
Trans: quèo, đây là cách mà phần lớn các trang ngụy khoa học hiện nay đang làm để thông não mọi người. Ví dụ điển hình là trang của mercola, sott.net,vv... Thủ thuật nằm ở việc đánh tráo khái niệm, đưa ra vấn đề và trích những phần họ muốn dùng để tổ lái người xem từ những bài báo uy tín trên science, pubmed,vv để đánh lừa người xem. Ví dụ điển hình như bài "Thuốc lá có lợi" họ trích dẫn
"Nicotine xúc tác tăng nhanh sinh sản tế bào và tăng tuổi thọ tế bào" - Nguồn Pubmed
Từ đó họ suy ra người hút thuốc có tuổi thọ cao, hút thuốc làm tăng tuổi thọ con người. Nhưng cái vấn đề là kết luận trên đã đánh tráo hai khái niệm về tế bào và cơ thể người cũng như thể hiện việc thiếu kiến thức cơ bản trầm trọng của tác giả vì về cơ bản "Tăng sinh tế bào & tăng tuổi thọ tế bào" chính là cơ chế cơ bản nhất của việc hình thành tế bào ung thư vì tuổi thọ tế bào càng lâu thì khả năng đột biến thành tế bào ung thư càng cao và tăng sinh tế bào giúp quá trình hình thành tế bào như trên càng nhanh cũng như tăng khả năng phát triển của khối u.
Quèo, mình lái hơi khét rồi, còn nhiều bài kiểu Vaccine xấu, Uống sữa đậu nành xấu, bla bla nữa nhưng thôi, quay lại chủ đề chính.
Wikipedia cũng có một bài khá hay viết về vụ "thực dưỡng kiềm hóa" này: Thực dưỡng kiềm hóa (Link tiếng anh)
Và giờ thì để tui nói về phương diện chung hơn ở câu hỏi này. Đây là câu hỏi đại khái kiểu "Tui đọc đâu đó (hay nghe / xem đâu đó quảng cáo) về việc dùng X thì trị được bệnh này bệnh nọ. Ủa vậy sao bác sĩ không ai dùng X hết vậy?"
Câu trả lời đơn giản đó là vì: X méo có tác dụng ở đời thực, nó là thứ dùng để bán chứ không phải để dùng, họ bán và hi vọng rằng người dùng đủ ngu để có thể biết rõ hơn. Tui biết là tui chuẩn bị nói về điều mà ông không có khẳng định phía trên, coi như là tui đang nói với mấy người khác đang đọc câu trả lời này đi. Làm ơn, nếu đọc đâu đó về thứ gì đó đang được bán và họ nói rằng "Bọn bác sĩ / chính phủ đang che giấu phép màu trị bá bệnh khỏi bạn" thì quèo, đừng có tin thiệt chứ.
Tui mừng là ông đã hỏi câu này và hi vọng là câu trả lời này đã cho ông những thông tin cần thiết về việc tại sao chúng ta không trị ung thư (hay mấy loại bệnh khác) bằng "nước kiềm hóa" hay bất cứ thể loại phi khoa học nào khác.
Okay, tui cần phải đi ngủ đây, trễ lắm rồi.
Bài dịch của mình được đăng trên group Quora VN
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất