[Bạn đã bị lừa] Thuật ngữ Fallacy- những lối mòn trong suy nghĩ cần được loại bỏ?
Bài viết này nói về một lỗi rất phổ biến len lỏi trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày của chúng ta và hầu hết chúng ta đều không nhận thức được lỗi đó.
Science is simply common sense at its best, that is, rigidly accurate in observation, and merciless to fallacy in logic.
Hệ thống tư duy nhanh và chậm
Trong cuốn sách nổi tiếng thế giới " Tư duy nhanh và chậm" của tác giả Daniel Kahneman, ông đã chia hệ thống tư duy của con người ra làm 2 phần:
- Hệ thống 1 hoạt động trên trực giác và là di sản từ hàng triệu năm tiến hóa của con người. Khi có vấn đề xuất hiện, hệ thống 1 sẽ đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên những khuôn hình mẫu mà không mất thời gian để lập luận.
- Hệ thống 2 hoạt động trên lí trí của con người. Khi có vấn đề xuất hiện, hệ thống 2 sẽ đưa ra quyết định bằng cách sử dụng những vốn thông tin sẵn có để từ đấy đưa ra những kết luận logic, suy luận thực tế.
Lối mòn
Chúng ta hay tự cho bản thân là những sinh vật có lí trí mạnh mẽ và có thể đưa ra những quyết định đúng đắn một cách có xâu chuỗi, tuy nhiên trong cuộc sống thực tế lại khác. Chúng ta vẫn mắc những lỗi lập luận theo thói quen của quá trình phát triển mà không hề nhận thức được việc đó. Chúng ta vẫn đi theo những lối mòn trong suy nghĩ mà không biết chính những lối mòn đó sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến hành động và cuộc sống của chúng ta như thế nào.
Nhiều vấn đề lớn mang tầm cỡ thế giới đã xảy ra do lỗi lập luận chủ quan này, điển hình là nạn phân biệt chủng tộc. Một nhóm người có xu hướng khinh miệt, bài thị những dân tộc khác không những bắt nguồn từ niềm khao khát được tôn vinh mà còn từ suy nghĩ sai lệch: Trình độ khoa học kĩ thuật của một dân tộc/hay một quốc gia tương đương với gen di truyền về trí tuệ hay độ thông minh của họ. Nói cách khác, nhóm người này cho rằng các dân tộc càng ít phát triển thì sẽ càng thấp kém. Nhận định này đã dẫn đến thái độ ghét bỏ, thiếu tôn trọng của một số cá nhân da trắng ( Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Đại Dương) đối với người da vàng (Châu Á) và người da đen (Châu Phi).
Thuật ngữ "Fallacy"
Theo từ điển Cambridge, "fallacy" đã được định nghĩa như sau: "an idea that a lot of people think is true but is in fact false " hay: một ý tưởng mà nhiều người nghĩ là đúng nhưng thực tế là sai.
Trong bài viết này, tác giả sẽ tạm dịch "fallacy" là ngụy biện để bài viết trở nên dễ hiểu hơn.
Thông thường, ngụy biện hay được ẩn nấp dưới dạng một lười khẳng định thiếu chính xác và dẫn chứng để trông giống như một sự thật đã được chứng minh. Do mang sự chủ quan cao, những bài báo hay phương tiện truyền thông rất hay sử dụng chúng. Đôi khi, kể cả những chuyên gia hàng đầu cũng mắc phải lỗi này. Việc phát hiện và tìm thấy những ngụy biện sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về toàn cảnh và có khả năng phân biệt tốt hơn về đâu là đúng và đâu là sai.
Tuy nhiên, việc nhận diện được ngụy biện là rất khó đối với phần đông dân số, do chúng thường mang tính thuyết phục rất cao dù không có sự kết nối chặt chẽ giữa các nguồn thông tin. Những nhà chính trị gia hay người làm về bán hàng, doanh nghiệp rất dễ lợi dụng sự thiếu thông tin và không hiểu biết này để đánh vào tâm lí, cảm xúc và tri thức của những người xung quanh để thu lời về cho bản thân.
Nguyên nhân dẫn đến ngụy biện
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngụy biện. Nguyên nhân có thể được bắt nguồn từ thói quen sai lệch trong suy nghĩ, sự lây nhiễm tư tưởng từ môi trường xung quanh hay đơn giản chỉ là tính hiếu thắng, muốn thuyết phục người khác theo ý mình. Tuy nhiên, tất cả sự ngụy biện đều được dựa trên một nền tảng gốc: Đó chính là học thuật yếu.
Những phân loại ngụy biện chính
Ngụy biện được chia làm 4 nhánh: đó là ngụy biện hình thức (formal fallacy), ngụy biện phi hình thức ( informal fallacy), ngụy biện áng chừng ( measurement fallacy) và ngụy biện đánh tráo khái niệm ( intentional fallacy).
Ngụy biện hình thức và ngụy biện phi hình thức:
Một số những sự khác nhau chủ yếu trong hai loại ngụy biện là:
- Ngụy biện hình thức sai trong hệ thống logic, suy luận, còn ngụy biện phi hình thức thì không.
- Trong khi đó, ngụy biện phi hình thức sai bởi những thông tin khó hiểu và những câu hỏi không liên quan, những nhận định không chính xác...
- Ngụy biện hình thức: là lỗi lập luận do có một hệ thống logic sai, từ đó đưa ra kết quả sai. Nó sai vì quá trình suy luận, từ đó còn có một tên gọi khác là ngụy biện logic ( logical fallacy) .
-Ví dụ: thông tin1: người thường hay ăn cà chua thì da sẽ trắng
- thông tin 2: Anne là một cô gái có làn da rất trắng
->kết luận: Anne thích ăn cà chua.
Một loại ngụy biện phổ biến nằm trong nhóm này là ngụy biện môi trường ( ecological fallacy ), xảy ra khi những tiêu chí áp dụng cho số đông cũng áp dụng cho cá nhân. Một điển hình của ngụy biện này sẽ là :
-thông tin: "Các khu dân cư với tỉ lệ tội phạm cao
-> kết luận: mỗi người trong đó đều có khả năng phạm tội cao hơn" .
- Ngụy biện phi hình thức: là lỗi do lập luận được tìm thấy trong nội dung của luận điểm. Ngụy biện phi hình thức không nằm trong dạng logic hay lí luận của luận điểm, mà nằm trong những thông tin không liên quan, những nhận định không chính xác, và sử dụng những thông tin gây khó hiểu cho người đọc. Điểm giống nhau giữa hai loại ngụy biện này là chúng đều sai và gây chệch hướng cho người nghe.
Ví dụ, ngụy biện Post hoc (post hoc ergo propter hoc fallacy) cho rằng nếu như B xảy ra sau A, thì A là thứ đã gây nên B. Tương tự, người ta cho rằng :" Vì hôm qua tôi đã ăn một quả táo sau đó bị đau bụng, nên quả táo là nguyên nhân dẫn đến việc tôi bị đau bụng". Thông tin được sử dụng là thông tin không hề liên quan chặt chẽ tới vấn đề đang nói tới, cho nên loại ngụy biện này được xếp vào ngụy biện phi hình thức.
- Ngụy biện áng chừng: xảy ra khi chúng ta đưa ra kết luận mà không có dữ liệu gốc, dẫn đến việc ta nhận định và áng chừng khoảng số liệu đó.
-Thông tin: - Trường A có rất nhiều người đi du học.
-> Kết luận: Hầu hết mọi người ở trường A sẽ đi du học.
Một ví dụ nữa, ngụy biện tự nhiên ( Naturalistic fallacy) là khi chúng ta tin rằng: "Nhiều hơn là tốt hơn".
- Ngụy biện đánh tráo khái niệm: loại ngụy biện này xảy ra khi một người muốn thuyết phục đám đông theo ý mình bằng cách chủ ý tư duy theo lối mòn thay vì cung cấp bằng chứng. ( có thể xảy ra trong những trận tranh luận học thuật, đời sống hay quảng cáo....).
Ví dụ: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày!
Câu nói tưởng chừng như quen thuộc với nhiều người này thực tế chỉ là một dạng ngụy biện. Bởi lẽ, câu nói này không hề được tạo ra bởi những bác sĩ hay chuyên gia hàng đầu, mà lại được tạo ra bởi chủ những công ty bán ngũ cốc đang muốn tăng doanh thu.
Trên thực tế, khoa học đã chững mình rằng ăn sáng không hề tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể, và cũng không hề là nguyên nhân khiến chúng ta mập lên. Ngoài ra, các chuyên gia tin rằng nếu như bạn bỏ bữa sáng như một phần của phương pháp nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) - một chế độ ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cảm ơn độc giả đã đọc đến những dòng cuối cùng này, sau đây là link những loại ngụy biện khác cho những người có mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất