Nguyễn Duy Cần (1907 - 1998), bút hiệu Thu Giang là một học giả uyên bác. Dù lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh, loạn lạc, không được học đến nơi đến chốn, ông vẫn tinh thông rất nhiều kiến thức từ Đông sang Tây. Sách do ông viết thường đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn chứa đựng sự sâu sắc, uyên thâm.

Tư Tưởng là gì ? Ta thường nghe nói tới nhất là Tư Tưởng Hồ Chí Minh.
Vậy Tư Tưởng là gì ? Tư Tưởng là hệ thống những lý luận, kết luận được hình thành qua quá trình phán đoán, học tập, tích lũy kinh nghiệm và suy luận của chúng ta.
Thuật Tư Tưởng là cách chúng ta hình thành và phát triển những lý luận, kết luận đó trong suốt cuộc đời của mình.
Nói...tiếng Việt cho dễ hiểu thì Thuật Tư Tưởng là Cách Suy Nghĩ !
Trong sách nói rằng:
"Con người là một cọng sậy yếu đuối. Nhưng là cọng sậy biết Tư Tưởng !...Tất cả những phẩm giá của ta là nơi Tư Tưởng và nhất là Tư Tưởng cho đúng" - Pascal
Ở trường người ta có thể dạy mình nhiều thứ nhưng lại không dạy cho mình cách Tư Tưởng. Hồi nhỏ người ta sẽ tán thưởng bạn khi bạn tập đọc, tập viết, tập đi xe đạp. Nhưng lại rất ít người để ý và động viên, uốn nắn kịp thời khi chúng ta tập Tư Tưởng. Và vì thế nên khi chúng ta Tư Tưởng sai ít ai sửa. Mà hễ làm việc gì lúc đầu cho đúng sẽ rất thuận lợi, làm sai sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để sửa lại cho đúng.
Vậy làm thế nào để Tư Tưởng cho đúng ? Trước tiên nên tìm hiểu xem Tư Tưởng thường sai vì cái gì:
1. Thị Dục : Mong muốn cá nhân.
Một bà mẹ quá yêu con thì luôn kỳ vọng con mình sẽ là người giỏi giang, là người tốt. Dù cho có gặp những chứng cứ xác thực là đứa con mình đã hư hỏng thì bà cũng không muốn tin và tìm mọi cách để lý giải theo hướng bào chữa cho con của mình.
Tư Tưởng như thế rõ ràng là chưa đúng.
Một người thích đi xem bói thì sẽ tin là ông thầy bói đó có "quyền năng" gì đó, hoặc là ổng nói theo sách bói mà sách bói là phải đúng. Vì thế lời của ông thầy bói phải là đúng.
Tư Tưởng như vậy rõ ràng là chưa tốt.
2. Ảnh hưởng xã hội:
Nếu có điều gì mà đại đa số người trong xã hội cho là đúng thì ta cũng dễ cho là đúng.
Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng: Vào cái thời mà gần như cả thế giới đều nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, mặt trời và các hành tinh khác quay quanh trái đất thì Copecnic đã đề ra thuyết Nhật tâm. Thuyết này nói rằng mặt trời mới là trung tâm, các hành tinh khác và cả trái đất quay quanh mặt trời. Mặc dù nó chỉ là lý thuyết, nhưng bằng Tư Tưởng của mình, Copecnic đã nói ngược lại những gì mà hầu hết người khác đều tin tưởng. Thậm chí Nhà Thờ lúc đó đã lên án ông dữ dội, nhưng sự thật vẫn là sự thật.
Vậy nên mới có kết luận: "Điều mà hầu hết mọi người cho là đúng chưa chắc đã đúng. Sai lầm mà cả thiên hạ đều tán dương, phụ họa thì vẫn là sai lầm." . Nói tóm lại, sự thật vẫn là sự thật, bất kể ta nghĩ nó là đúng hay sai thì vẫn không thể thay đổi được điều này.
3. Dốt nát và hoài nghi
Dốt nát là không chịu học tập, không chịu sử dụng đầu óc nên rất ngại suy nghĩ, rất ngại đưa ra kết luận. Và vì không thể đưa ra được kết luận nào nên càng không thể tiếp tục suy nghĩ lên cao hoặc sâu hơn. Cứ theo cái vòng lẩn quẩn ấy thì sẽ không thể phát triển Tư Tưởng được.
----
Vậy làm thế nào để Tư Tưởng cho đúng ?
Người phương Đông gói gọn như vầy:
Cách vật: tiếp cận và nhận thức sự vật
Trí tri: đạt tri thức về sự vật, hiểu được nguyên lý
Thành ý: rút ra được kết luận
Chính tâm: phân biệt được đúng sai
Tu thân: chọn cái đúng mà theo, nhận biết cái sai mà tránh
Tề gia: lưu truyền và ảnh hưởng những người thân trong gia đình, bạn bè
Trị quốc: là có ảnh hưởng đối với đất nước
Bình thiên hạ: là đóng góp kiến thức cho nhân loại.
Người phương Tây thì lại chi tiết hơn:
Tư Tưởng là phải dựa vào Luận Lý học (Logic học). Mọi lý luận, kết luận, triết luận đều phải dựa trên cơ sở luận lý. Mà có 3 cách luận lý phổ biến.
1. Diễn dịch:
Người ta ai cũng phải chết.
Ông X là người.
Vậy ông X cũng phải chết
Đây là cách suy luận Tam đoạn luận. Tuy nhiên phải cẩn thận với sai lầm trong suy luận hay còn gọi là phép Ngụy biện
Như Aristote nói rằng:
"Bản tính của vật nặng là bị hút vào trung tâm của trời đất.
Kinh nghiệm cho ta thấy rằng các vật nặng đều bị hút vào trung tâm của quả đất.
Vậy, trung tâm của quả đất là trung tâm của trời đất".
Đây là suy luận mà gần 2000 năm sau người ta vẫn tin là đúng. Mà rõ ràng bây giờ ta thấy câu 1 và câu 3 đã sai.
Hay kiểu biện luận thế này:
Con người ai cũng chết
Con chó cũng chết
Vậy...Con người là...con chó !
Nếu ta không rõ ràng biết chắc chắn: Con người không phải là con chó. Thì chắc ta đã tin vào biện luận trên.
Hoặc một biện luận khác:
Ở hiền thì nên gặp lành, ở ác thì nên gặp dữ
Ông trời rất công bằng
Vì vậy, ở hiền chắc chắn gặp lành, ở ác chắc chắn bị phạt.
Kiểu biện luận này nhiều người cũng tin sái cổ. Mà nó đúng hay sai phụ thuộc vào câu số 2. Nhưng có ông trời hay không và ông ấy có công bằng hay không thì chúng ta không biết được !
2. Quy nạp
Ví dụ đơn giản nhất là :
"Không có lửa thì sao có khói. Vì thế có khói ắt có lửa !"
Ta thấy suy luận theo kiểu này rất dễ sai, vì chúng ta khó biết hết các điều kiện cần và đủ để suy ngược ra nguyên nhân.
Ngày nay người ta có thể tạo khói trên sân khấu mà không cần dùng đến lửa !
------------
Vậy Thuật Tư Tưởng là cách chúng ta suy nghĩ, suy luận để rút ra kết luận, rồi lấy những kết luận đó làm cơ sở cho những suy nghĩ, suy luận tiếp theo hoặc những suy luận khác.
Như trên đã thấy, quá trình này không dễ dàng ! Nếu chúng ta không cẩn thận và làm việc nghiêm túc thì rất dễ có những chỗ Tư Tưởng lệch lạc, sai lầm.
Một khi đã rút ra kết luận từ những suy luận sai lầm thì chúng ta sẽ Tin vào những điều không đúng đắn. Và khi có những điều không đúng đắn đứng gần nhau, đứng chung vào một chỗ thì niềm tin đó sẽ trở thành một thứ gần như...Tín Ngưỡng.
Khi đó, bất kỳ ai đụng chạm đến những kết luận đó thì...nhẹ thì mình sẽ bất đồng ý kiến, nặng thì mình sẽ bài xích, thù ghét, chống đối, thậm chí là gây chiến.
Thuật Tư Tưởng là thứ cần phải rèn luyện nghiêm túc. Làm thế nào để suy nghĩ, suy luận thật đúng đắn, để không rút ra những kết luận sai lầm và để đừng vì những niềm tin sai lầm của mình mà gây ảnh hưởng, gây đau khổ cho người khác.
Một ví dụ rất thời sự hiện nay là hiện tượng Nhà nước Hồi Giáo. Họ gây chiến, thảm sát, sẵn sàng tử vì đạo chỉ vì Đức Tin của họ