"Thử lòng và cái kết" rồi để làm chi ?
Bàn về sự giả dối và câu hỏi : "Thử lòng thì được gì" .
Phải, ta đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy vô vàn clip trên mạng, từ việc quay lại tình huống đến gọi điện thoại cho người thân. Ta xem chúng, ta hả hê, ta thương cảm cho những người bị lừa gạt để rồi ta cũng băn khoăn : Liệu việc thử lòng ấy có đáng?
Phải, ta đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy vô vàn clip trên mạng, từ việc quay lại tình huống đến gọi điện thoại cho người thân. Ta xem chúng, ta hả hê, ta thương cảm cho những người bị lừa gạt để rồi ta cũng băn khoăn : Liệu việc thử lòng ấy có đáng?
Dẫu biết rằng "chọn bạn mà chơi", dẫu biết rằng ta không nên vội vàng khi cưới vợ gã chồng, không được hấp tấp khi chọn những người "anh em" kề vai sát cánh thế nhưng ta thử lòng người khác nhiều hơn ta tưởng. Ta hỏi về ngày tháng năm sinh với anh người yêu để rồi khi anh ấy ấp úng cả hai đều mang hậm hực trong lòng. Ta giả than ngèo, kể khổ để rồi khi những người anh em thân nhất đang mất dần đi, ta lại đỗ lỗi cho lòng tham thay vì những năng lượng tiêu cực sau những lời than ấy.
Hoặc đôi khi, tôi còn thấy những người thử lòng cả chính những người lạ, những người mà chẳng hề quen biết. Để rồi sau đó, họ đăng tải lên mạng rồi gán với cái mác " bản chất con người". Câu hỏi sau cuối là để làm gì ?
Đôi khi trong các mối quan hệ, biết đủ nghĩa hiểu đủ để thương, là cảm nhận đủ để trân trọng, không thừa cũng không thiếu. Bởi sẽ có những chuyện con người ta sẽ không dám mở lòng, bởi sẽ có những tổn thương mà ngay cả gia đình không thể nói nhau nghe, việc lấy cái cớ "để hiểu rõ hơn" về người ta mà dựng lên bao tình huống để lừa gát thì tàn nhẫn quá.
Đôi khi, tôi chỉ muốn biết những điều cần biết, chỉ thế thôi. Tôi đã từng nghe chuyện một người bạn lén đọc tin nhắn của bố nó nhắn tin với người thứ ba vào 2 năm trước. Để rồi khi biết được sự thật, thỏa mãn được cái tò mò về "bản chất con người đó", nó nhận lại được gì? Là những vụn vở, những cải vả không thể chữa lành trong gia đình.
Tôi biết rằng mở lòng và lắng nghe là cách để ta tin tưởng lẫn nhau. Nhưng đâu nhất thiết phải biết hết tất cả về những người thậm chí ta mới gặp. Tôi vẫn mỉm cười hỏi thăm khi gặp một người họ hàng xa, họ vẫn chào lại tôi dù cả hai không chắc nhớ rõ là mình đã từng gặp nhau chưa. Dù nhìn hơi giả tạo nhưng đôi khi, với tôi như thế đã quá đủ đầy. Tôi không có nhu cầu phải có gắng hỏi "gài" rằng anh ấy đã gặp tôi khi nào. Khi chơi với một nhóm bạn cũng vậy, đôi khi ta sẽ có những tranh cãi ngấm ngầm đầu đó, nhưng nếu họ đã muốn giấu đi thì đôi khi ta chỉ nên nhắm mắt mà mỉm cười chơi tiếp với họ. Biết được sự thật để làm gì khi ta không hạnh phúc.
Điều này mở ra một câu hỏi : "Hạnh phúc dựa trên sự giả dối có được gọi là hạnh phúc hay không?"
Đây là câu hỏi lớn của các triết gia và tôi chỉ đưa ra góc nhìn hạn hẹp của mình. Sự "giả dối" ở đây chẳng phải là điều gì quá xa lạ, tôi nghĩ hằng ngày ta đang sống và mỉm cười trên nhiều lời nói dối ấy thôi. Từ lời nói dối để tránh sự lầy ra đến sự tự "lừa gạt" chính mình về một tương lai tốt đẹp. Thế nên câu trả lời không nên tập trung vào sự giả dối mà hãy tập trung vào chữ "Hạnh phúc". Như trong Phật giáo luôn xoay quanh chữ "Tâm". Ta đều biết rằng sẽ chẳng một ai không sát sinh bao giờ, ngay cả việc đun sôi một ly nước cũng đã giết chết hàng triệu vi khuẩn, ngay cả việc rửa rau cũng vô tình giết chết vài con kiết. Sự khác biệt giữa kẻ lừa đảo và một vị bác sĩ nói dối với bệnh nhân về thời gian còn lại là ở "tâm" - lý do họ làm việc đó. Thế nên khi xét đến việc gì đó, ta xin chậm lại để nhìn nhận lý do sau hạnh động đó. Nếu lý do của một lời nói dối là lừa gạt, lợi dụng ta thì có lẽ ta suy tư về nó còn nếu mục đích của người khác chỉ muốn giúp cho ta thì có lẽ ta nên "hạnh phúc trên sự giả dối".
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất