Từ rất lâu con người đã tương tác với vô thức theo các cách chủ động hoặc bị động (mơ), đối với thôi miên thì có lịch sử từ trước Công Nguyên, các nghi thức tôn giáo thì cũng có sử dụng các chất dẫn thần, khả năng ngoại cảm, thần thông thì cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Ngày nay chúng ta nhìn lại câu chuyện này dưới góc độ tổng hợp và bao quát nhất có thể đó là: tất cả chỉ là truy cập, khám phá, tương tác ở tầng vô thức.
Các phương pháp truy cập hoặc để vô thức bộc lộ phổ biến như: - Tự do liên tưởng (Freud) - Chủ động tưởng tượng (Jung) - Thôi miên cổ điển, thôi miên phân ly, thôi miên nhân văn - Thôi miên lượng tử - Thôi miên kết nối lượng tử

1. Tự do liên tưởng của Freud

Liên tưởng tự do là kỹ thuật giải tỏa dồn nén và loại bỏ xung đột bên trong. Kỹ thuật này giúp thăm dò vô thức.
Chủ thể sẽ được ngồi thoải mái trên ghế hoặc nằm nghỉ ngơi trên trường kỷ, thả lỏng tinh thần, tự do nghĩ và nói ra những điều họ nghĩ: ước vọng, cảm xúc tâm trạng, các vấn đề cơ thể, những rắc rối công việc hoặc đau khổ đời tư, đôi khi là những điều tưởng chừng ít quan trọng hay vô nghĩa. Nhà trị liệu theo Phân tâm học sẽ đứng phía sau kích thích bệnh nhân liên tưởng không theo bất cứ chiều hướng nào (không suy nghĩ một cách có ý thức) và tập trung nghe, ghi chép, cố gắng để không làm gián đoạn mạch liên tưởng của người bệnh. Sau đó, nhà trị liệu sẽ dùng năng lực và kinh nghiệm của mình để bóc tách những lớp vỏ ngoài của ý thức để người bệnh nhìn trực tiếp vào các vấn đề vô thức, những dồn nén, những xung đột bị kiềm chế của chính mình. Thông thường nguyên nhân của những vấn đề hiện tại bệnh nhân đang gặp phải đến từ những trải nghiệm trong quá khứ – những điều bệnh nhân không muốn nhớ lại một cách có ý thức. Khi nhà trị liệu khuấy động được cõi vô thức, diễn giải để người bệnh hiểu được một phần trong vô thức của mình, các dấu hiệu thực thể hay những vấn đề gây khó chịu, đau khổ sẽ biến mất.
A.A Brill – một học trò của Freud ở Hoa Kỳ miêu tả cách thầy chữa bệnh như sau: “Ông thuyết phục bệnh nhân gạt mọi suy nghĩ có ý thức, tự buông thả mình vào một trạng thái tập trung bình thản, tự phó mặc theo những cảm xúc và suy nghĩ nảy sinh, rồi thuật lại tất cả những điều đó cho ông biết. Nhờ phương pháp ấy, ông đưa dần bệnh nhân tới trạng thái “tự do liên tưởng”; và nhờ nghe người bệnh tự do liên tưởng, mà thầy thuốc có thể tìm ra được nguồn gốc sâu xa của các triệu chứng”.
Trong quá trình tự do liên tưởng, những điều bệnh nhân thao thao bất tuyệt về mọi điều xảy ra trong tâm trí sẽ rất lộn xộn, mơ hồ, tưởng chừng như không liên quan, không hàm chứa ý nghĩa những tất cả chúng đều có ý nghĩa – năng lực của nhà trị liệu có đủ để nhận thấy hay không mà thôi. Rất nhiều người phản đối học thuyết của Freud vì họ nhận thấy kỹ thuật liên tưởng tự do không tập trung vào người bệnh mà tập trung vào chuyên môn của nhà trị liệu. Có thể mất rất lâu để tìm ra được vấn đề hay dồn nén trong vô thứ của chủ thể và trong nhiều trường hợp không giúp ích được gì nhiều cho họ.

2. Chủ động tưởng tượng của Carl G. Jung

Chủ động tưởng tượng (active imagination). Một phương pháp chuyển hóa những nội dung vô thức (giấc mơ, huyễn tưởng,...) thông qua một vài hình thái bộc lộ, phơi bầy bản thân.
Mục tiêu của phương pháp chủ động tưởng tượng là tạo cơ hội cho những phương diện của nhân cách - vốn thường không được nhận biết bởi ý thức - được cất lên tiếng nói của chính nó, qua đó thiết lập một sự kết nối giữa ý thức và vô thức. Ngay cả khi sản phẩm của quá trình bộc lộ vô thức là những hình ảnh, hay một bức tranh, một câu chuyện, một bức điêu khắc, một điệu nhảy, một bản nhạc… - không được diễn giải ý nghĩa, thì vẫn có một cái gì đó - đóng góp vào quá trình chuyển hóa trong tầng ý thức - sẽ vẫn tiếp diễn giữa người sáng tạo và cái được tạo ra.
Giai đoạn đầu tiên của phương pháp chủ động tưởng tượng cũng giống như nằm mơ khi đang mở mắt vậy (mơ tỉnh). Nó có thể diễn ra theo một cách tình cờ, tự nhiên hoặc người ta có thể chủ động tạo ra.
Ở trường hợp tự mình chủ động, bạn lựa chọn lấy một giấc mơ, hay một vài ảnh tượng huyễn tưởng khác, và tập trung tư tưởng vào nó bằng cách giữ lấy hình ảnh ấy trong tâm và quan sát nó. Bạn cũng có thể tận dụng khi tâm trạng không vui làm khởi điểm, sau đó cố gắng để ý xem nó tạo ra loại ảnh tượng huyễn tưởng nào, hay ảnh tượng nào phản ánh tâm trạng buồn chán đó. Sau đó bạn có thể “ấn định” hình ảnh đó vào trong tâm bằng cách tập trung. Thường thì nó sẽ biến đổi, bởi việc chỉ riêng quán chiếu nó thôi cũng sẽ khơi dậy sức sống trong nó. Mọi sự biến chuyển luôn cần được cẩn trọng ghi nhận, bởi chúng phản ánh những tiến trình tâm lý trong tầng ngầm vô thức (unconscious background), và xuất phát từ chất liệu ký ức của tầng ý thức. Bằng cách này, ý thức và vô thức được nối kết, ý thức nhận biết vô thức thông qua các hình ảnh, huyễn tưởng tự do hiện lên.
Giai đoạn thứ hai, thay vì chỉ đơn thuần quan sát những ảnh tượng này, ta sẽ chủ động tương tác với chúng. Khi đã quen và những hình ảnh hiện lên và ngày càng rõ ràng, ý thức của ta bắt đầu xem xét, nhận biết và bắt đầu quá trình tích hợp. Có nghĩa là hiểu trong vô thức của mình đang chất chứa những dồn nén gì, những nỗi niềm gì,… để phục vụ cho việc nhận ra điều mình thực sự muốn, nhận ra vấn đề của bản thân, trở nên vẹn toàn hơn, phát huy hết khả năng của mình…
Ngoài ra có những cảnh tượng, cảm xúc, sự gặp gỡ có tính thần bí nào đó cũng có thể xuất hiện. Bởi vì lúc đó ta đang tiếp xúc với sự sống của chiều kích khác, hoặc sống lại quá khứ nơi mà có những phức cảm còn tổn thương, hoặc nhận được những thông điệp đến từ tương lai… .

3. Trạng thái thôi miên là gì?

Bằng Điện não đồ, các nhà thần kinh học ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.
Có 4 loại sóng não chính mà con người ta thay đổi thường xuyên trong ngày: Beta, Alpha, Theta, và Delta. Khi được thôi miên và ở trạng thái thư giãn, trạng thái trance thì sóng não ở khoảng từ cận Theta cho đến Delta.
Sóng Delta (1 đến 3 Hz) Sóng delta phản ánh trạng giấc ngủ sâu, lúc này ý thức không còn hoạt động mà chỉ có vô thức.
Sóng Theta (3,5 đến 8 Hz) Sóng Theta xuất hiện khi chúng ta trải nghiệm cảm xúc rất sâu sắc, thường thấy trong trạng thái thiền sâu. Sóng Theta thúc đẩy sự sáng tạo, kết nối cảm xúc và trực giác cao độ.
Sóng alpha (8 đến 13 Hz): Sóng Alpha xuất hiện ở trạng thái thư giãn hoặc chuẩn bị vào giấc ngủ.
Sóng Beta (12 đến 33 Hz) Đây là trạng thái não làm việc căng thẳng, tư duy phức tạp. Khi thần thần kinh hoạt động quá mức có thể dẫn đến trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng có thể gây hại cho sức khoẻ tâm sinh lý.

4. Lịch sử và các phương pháp thôi miên khác

Bài viết bản quyền của House Of Hypnosis, đọc tại:

5. Thôi miên lượng tử (Quantum Healing Hypnosis Technique)

Phương pháp QHHT sáng lập bởi bà Dolores Cannon, là phương pháp dùng lời nói (lời dẫn của nhà thôi miên) và kỹ thuật hình dung, tưởng tượng để kích hoạt não phải giúp chủ thể vào sâu trạng thái thôi miên. Rất thường xuyên, chủ thể được quay lại cái mà chủ thể gọi là tiền kiếp, một ký ức chìm sâu trong tầng vô thức được tái hiện lại và nó có tác dụng giải thích hoặc chữa lành cho chủ thể. Ngoài ra thông qua các ca thôi miên, bà đã khám phá thế giới nội tâm của cá nhân chủ thể, vô thức tập thể là vô số các chiều kích rộng lớn, đa dạng sau đó rút ra các tri thức có tính triết học, viết ra nhiều cuốn sách nổi tiếng. Bạn có thể tìm đọc.
Chữ lượng tử ở đây nói lên ý nghĩa rằng trạng thái thôi miên là trạng thái kết nối với các chiều không gian lượng tử khác. Ở trạng thái và các chiều kích này, nó vô hình và khó nắm bắt, tồn tại dưới dạng các chiều không gian toán học và dạng tiềm năng ở cấp độ lượng tử của vật chất.
Mọi người hay gọi là thôi miên hồi quy tiền kiếp nhưng không có trường phái nào có tên như vậy cả, chỉ là trong quá trình khám phá vô thức cá nhân có bao gồm các ký ức tiền kiếp bị lãng quên, đúng hơn bị bắt buộc đẩy vào vô thức.

6. Thôi miên kết nối lượng tử (Quantum Connecting Hypnosis)

Thôi miên kết nối lượng tử (Quantum Connecting Hypnosis – QCH) ra đời vào đầu năm 2020, do nhà tâm linh Giác Minh sáng lập. Kế thừa phương pháp Thôi miên chữa lành lượng tử (Quantum Healing Hypnosis Technique – QHHT) của Dolores Cannon, QCH bổ sung những kỹ thuật quan trọng như kết nối với vị thầy tâm linh, chữa lành tại ngôi đền chữa lành, di chuyển về tương lai, siêu thoát vong.
-----------------------------
Thanh Minh.