Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu và bạo hành tâm lý ở trẻ em - Điều tưởng chừng như xa lạ nhưng diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta.
Sốt : qr.ae/pvPgHd...
Sốt : qr.ae/pvPgHd
Bài tóm tắt nội dung từ endcan.org (Một tổ chức về việc chấm dứt bạo hành và thờ ơ với trẻ em):
Vết thương vô hình bởi thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu và bạo hành tâm lý ở trẻ em
Ở trẻ em gặp những vấn đề trên, không có bất cứ vết thương nào trên người mà ta có thể phát hiện được và cũng sẽ chẳng có dấu hiệu nào về việc bị bỏ bê cả. Về cơ bản là ta sẽ không thể phát hiện ra được sự bất thường nếu chỉ nhìn qua bằng mắt. Chính vì vậy, sự thiếu hụt về cảm xúc thời thơ ấu và bị bạo hành về cảm xúc rất khó để có thể phát hiện hay nhìn thấy. Tuy nhiên, ngay cả khi thiếu đi những dấu hiệu của bạo hành về thể chất, những thương tổn được gây ra vẫn sẽ hằn sâu trên tâm trí của trẻ.
Vậy thế nào là bạo hành tâm lý ở trẻ em?
Trẻ em bị bạo hành tâm lý khi trẻ bị khinh thường, dè bỉu, đe dọa, làm nhục hay hù dọa. Mục đích chính của những hành vi này thường đến từ việc áp đặt quyền lực và sự kiểm soát lên trẻ em qua việc gây ra sự sợ hãi, hoài nghi và xuống dốc về mặt cảm xúc. Bạo hành tâm lý gây ra những thương tổn nặng nề với cảm nhận của trẻ em về bản thân mình, lòng tự trọng của trẻ và từ đó làm trẻ mất đi cảm giác giá trị ở bản thân.
Trẻ em bị bạo hành tâm lý thường sẽ cảm thấy vô dụng, tuyệt vọng và có lòng tự trọng thấp. Chúng thường sẽ tự đổ lỗi cho bản thân, tham gia vào các hoạt động tự hủy hoại bản thân, mất đi động lực và gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định cũng như tập trung. Trẻ em bị bạo hành tâm lý thường sẽ mắc phải những bệnh lý về tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu.
Vậy thế nào là thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu?
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu không chịu bất cứ thương tổn vật lý nào (Như bị đánh, bỏ đói hay lạm dụng tình dục). Trẻ em bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu cũng không bị la hét, đánh đập, nhốt vào một nơi nào đó hay bị dè bỉu xem thường. Chúng chỉ đơn giản là bị... phớt lờ... thường xuyên một cách tinh tế. Khi nhìn lướt qua, tình hình có vẻ như chẳng có gì tệ cả. Khi nhìn từ bên ngoài, đời sống gia đình của đứa trẻ trông có vẻ rất lành mạnh và mọi nhu cầu cơ bản của đứa trẻ đều được đáp ứng đầy đủ và có khi là dư dả luôn cơ. Dù vậy, không có bất cứ kết nối cảm xúc nào và cũng chẳng có hoạt động nào đáng kể diễn ra giữa phụ huynh và trẻ.
Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu có thể mang nhiều hình hài khác nhau, từ việc không bao giờ lắng nghe trẻ cho đến không hòa hợp với trẻ đến mức mà cả hai chẳng bao giờ chia sẻ tình thương yêu với nhau.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu thường sẽ biểu hiện ra tình trạng chậm tăng cân & thiếu phát triển.
Với những trẻ đang trong độ tuổi đến trường và trẻ vị thành niên, trẻ có thể sẽ trở nên trầm tính hơn, ít nhờ đến sự giúp đỡ của người khác và hạn chế gây ra sự chú ý khi đi học. Tuy trẻ lúc này trông tự lập và có vẻ trưởng thành hơn nhưng thực tế trong trường hợp này, trẻ trở nên thờ ơ và gặp khó khăn trong việc đồng cảm với bạn bè đồng trang lứa cũng như không có bất cứ bạn bè thân thiết nào.
Với người trưởng thành, họ sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối và chịu nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý như lo âu và các hội chứng tâm lý khác.
Hậu quả của bạo hành tâm lý và thơ ơ cảm xúc thời thơ ấu là gì?
Dù bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc thời thơ ấu là thứ mà ta không thể thấy được bằng mắt thường. Như mọi loại bạo hành trẻ em khác, chúng gây ra sang chấn. Dù mọi người đã khá quen thuộc với hội chứng rối loạn stress hậu sang chấn (PTSD). Nhiều người vẫn chưa biết về Complex-PTSD (C-PTSD), hay còn được gọi với tên gọi khác là sang chấn ở trẻ em (Trong đó, sang chấn xảy ra nhiều hơn 1 lần). Trong đó, sang chấn được gây ra bởi một chuỗi sự kiện hoặc 1 sự kiện kéo dài gây ra bởi người chăm sóc cho trẻ.
Sang chấn gây ra do bạo hành tâm lý hoặc thờ ơ cảm xúc thời thơ ấu có thể được liên hệ với nhiều triệu chứng khác nhau, từ lúc còn thơ bé cho đến khi đã trưởng thành, gồm:
o Lo âu,
o Trầm cảm
o Lòng tự trọng thấp
o Bị xa lánh
o Phân ly
o Khó khăn trong việc gây dựng và duy trì các mối quan hệ
o Hồi tưởng lại
o Luôn cảnh giác
o Luôn cảm thấy sợ hãi
o Có xu hướng gây hại cho bản thân
o Rối loạn ăn uống
o Lạm dụng rượu bia và chất kích thích
o Khó ngủ
o Cảm thấy khó chịu trong việc tiếp xúc trực tiếp với người khác
o Ở lại lớp nhiều lần
o Thường xuyên trốn học
o Tham gia các hoạt động phi pháp
Dù vậy, hồi phục là hoàn toàn khả thi
Bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc thường sẽ không để lại bất cứ thương tổn vật lý nào nhưng chúng thường để lại cho trẻ những vết thương hằn sâu bên trong trẻ. Tuy sẽ tốn rất nhiều thời gian để cho trẻ có thể hồi phục nhưng việc hồi phục là hoàn toàn khả thi. Một chuyên gia về tâm lý / bác sĩ tâm thần có thể giúp bạn phục hồi. Nhưng ngoài ra, vẫn có một số chiến lược mà bạn có thể tự áp dụng để trở nên khá hơn như:
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Tuy bạn có thể thấy là mình chẳng đau đớn gì mấy và có thể tự xử lí được nhưng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là cách để bản thân bạn có thể nhìn thấy được sự đồng cảm. Và nếu bạn đang cố gắng hồi phục từ bạo hành tâm lý hay thờ ơ cảm xúc thời thơ ấu, chẳng có gì là kì quặc khi bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia đâu.
Ngưng đỗ lỗi cho bản thân
Tuy phần lớn trẻ chịu bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc khi lớn lên sẽ không "hấp thu" những quan điểm sai lầm rằng bằng một cách nào đó mà mọi thứ tệ hại đều do bản thân họ hay là họ xứng đáng trước những điều tệ hại đó. Nhưng nếu bạn trong trường hợp đó, hãy luôn tự nhắc nhở bản thân mình rằng đó không phải là do bạn đâu.
Ngưng tiếp xúc
Nếu bạn vẫn cần phải tiếp xúc với bạo hành tâm lý hay thờ ơ cảm xúc của bạn, hãy cố lùi lại và tránh khỏi những hoạt động ấy. Tuy nó không dễ dàng gì nhưng bạn có thể tránh xa ra khỏi nguồn gây hại và chọn làm việc đó là một trong những bước quan trọng nhất mà bạn có thể làm.
Học cách tin tưởng
Bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc có thể để lại những vết hằn trong tâm hồn. Những người chịu bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc thời thơ ấu khi lớn lên thường sẽ lặp lại những khuôn mẫu mà họ trải qua khi còn nhỏ. Một trong những phản ứng chung phổ biến đó là trở nên nghi hoặc với tất cả mọi người xung quanh. Vì vậy, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân mình rằng ngoài kia có rất nhiều người tốt và tử tế. Và rồi dần dà, bạn sẽ có thể tin tưởng một ai đó trở lại.
Đưa bản thân vào danh sách "việc cần làm"
Những người bị bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc thời thơ ấu khi trưởng thành sẽ trở thành những người luôn tìm cách làm hài lòng tất cả mọi người. Trong trường hợp mà tình yêu là bắt buộc, bạn sẽ có thể sẽ luôn cảm thấy mình cần phải chứng tỏ bản thân. Nhưng khi mà bạn chỉ tập trung vào việc chăm sóc tất cả mọi người khác, bạn sẽ gặp quá tải và chẳng có chút thời gian nào để chăm sóc cho bản thân mình. Nhu cầu của bạn cũng quan trọng như mọi người khác mà!
Kết
Phục hồi từ bạo hành tâm lý và thờ ơ cảm xúc có thể là một quá trình dài và trắc trở nhưng nó hoàn toàn khả thi. Không có bất cứ deadline nào hay lịch trình sẵn trước. Mọi người đều khác nhau và hồi phục thương tổn thì có người nhanh người chậm là chuyện bình thường. Hồi phục cảm xúc cũng vậy. Tìm kiếm thông tin để giúp đỡ chính mình hoặc một ai đó mà bạn yêu quý nhé.
Chăm sóc bản thân vì bạn xứng đáng với điều đó!
.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất