Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 70

Bạn thân mến!
Sau một thời gian dài, tôi mới lại được nhìn thấy Pompeii - quê hương của bạn. Nó gợi nhắc tôi về tuổi trẻ của mình. Tôi cảm thấy như thể tôi vẫn có thể làm những thứ tôi đã làm trước đây, và thực ra cảm giác ấy rõ ràng như thể tôi cũng chỉ thực hiện chúng mới đây thôi. 
Bạn thân mến, chúng ta đang dần cập bến - cái bến bờ của cuộc đời. Khi một người ở ngoài khơi, như Virgil viết: "đất liền và những thành phố dần chìm xuống". Nó cũng tương tự như tình cảnh của chúng ta với cuộc hải trình của đời mình, cùng sự ngắn ngủi và chóng vánh của thời gian. Đầu tiên ta bỏ lại sau lưng thời thơ ấu, rồi tuổi trẻ, rồi trung niên, rồi những năm tháng đẹp nhất của tuổi già. Cuối cùng thì cái kết thúc cũng đến gần, thứ rồi cũng sẽ đến với bất cứ ai. Ta nghĩ nó là đá ngầm giữa biển (ý chỉ cái chết là một thứ nguy hiểm đe dọa, sẽ làm hại ta), nhưng điều đó thật điên rồ, vì nó thực ra chính là bến bờ. Đôi khi ta sẽ cần điều chỉnh để lái con thuyền đời mình về phía nó, nhưng chắc chắn là không bao giờ có thể lái ra xa khỏi nó. Một người phải cập bến khi vẫn còn trẻ thì cũng không nên phàn nàn, vì số phận anh ta đâu khác người thủy thủ trên một cuộc hải trình ngắn ngủi bất thường. Vì, như bạn biết đấy, có người thủy thủ bị cản trở bởi những cơn gió quá nhẹ, trở nên chán nản và phát ốm vì sự di chuyển chậm chạp; thì cũng có người thủy thủ bị đưa đi không kiểm soát bởi những trận cuồng phong. Những điều tương tự cũng sẽ đến với số phận con người. Đời cuốn phăng một số đến bến bờ, nơi tất cả chúng ta thực ra đều đang hướng tới, bất kể ta có cố gắng trì hoãn đến mức nào; trong khi những người khác đời bỏ mặc cho cái chết đến một cách tự nhiên, từ từ như cách mà nước cứ dần dần tăng nhiệt độ đến khi sôi.

Như bạn biết đấy, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thứ để bám víu. Điều quan trọng không phải là sống được bao lâu, mà là sống như thế nào. Vậy nên một người thông thái sẽ sống đến khi mà ông ta cảm thấy cần thiết, chứ không phải đến khi ông ta có thể. Ông ta sẽ cân nhắc nơi mà ông ta sẽ sống, và sống như thế nào, với ai, và những thứ ông ta sẽ làm. Ông ta luôn nghĩ đến chất lượng cuộc sống, chứ không phải số năm. 

Nếu ông ta đối mặt với quá nhiều khó khăn đến nỗi có thể mất đi sự thanh thản (ý chỉ mất đi khả năng kiểm soát, hay sự vững vàng sáng suốt của tâm trí), ông ta sẽ tự giải thoát cho chính mình. Việc tự giải thoát thuộc quyền quyết định của ông ta, không phải chỉ trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, mà ngay khi ông ta có nghi ngờ về vận mệnh, ông ta sẽ đánh giá cẩn thận hoàn cảnh, để từ đó quyết định liệu đó có phải lúc để tìm đến cái chết. Với ông ta thì không có sự khác biệt nào giữa việc tự quyết định cái kết thúc của đời mình hay chờ đợi và chấp nhận nó; hay ở bất cứ thời điểm nào, sớm hay muộn. Ông ta không sợ cái kết thúc ấy như thể nó là một mất mát to lớn: không ai có thể mất mát quá nhiều, khi mà thứ họ có thực ra là rất nhỏ. Việc một người chết sớm hay muộn không phải vấn đề, mà là cách anh ta chết, hiên ngang hay hèn yếu. Và chết một cách hiên ngang cũng chính là cách để một người không phải chịu đựng việc phải sống một cách tồi tệ.

Bởi vậy nên tôi cho rằng những lời của gã người xứ Rhodes là đáng khinh - kẻ bị nhốt trong cũi và bị đối xử như thú vật. Khi một người khuyên hắn nên tìm đến cái chết bằng cách nhịn ăn, hắn nói: "Chỉ cần còn sống là còn có hy vọng". Ngay cả nếu điều đó đúng, việc tiếp tục sống cũng không đáng để trả bằng mọi giá. Bất kể có những thứ giá trị đến đâu, đảm bảo chắc chắn ta có thể có được nếu chịu hành động, thì tôi cho rằng ta cũng không nên cố gắng đạt được chúng với cái giá là phải trở thành một con người đáng xấu hổ - khi phải chấp nhận hành động theo những thói xấu. Không lẽ ta phải chấp nhận rằng vận mệnh có thể làm mọi thứ với một người miễn là người đó còn sống? Không, tôi chọn cách nghĩ rằng vận mệnh hoàn toàn không có quyền định đoạt cuộc đời một người nếu người đó biết chấp nhận cái chết.
Tuy nhiên, có những trường hợp khi một người, với cái chết treo lơ lửng trên đầu và anh ta biết rõ sẽ bị tra tấn, vẫn cố kiềm chế không tự tìm đến cái chết, mà thay vào đó là chịu đựng những cực hình. Anh ta đủ can đảm để quyết định thời điểm mình sẽ chết. Vì thực ra tìm đến cái chết chỉ vì nỗi sợ chết cũng chỉ là ngờ nghệch điên rồ mà thôi. Người nào đó sẽ đến để kết thúc đời bạn? Vậy hãy chờ hắn ta đến. Tại sao phải vội vàng? Tại sao bạn phải làm cái việc độc ác ấy thay cho hắn? Chắc hẳn bạn không muốn giải thoát hắn khỏi việc ấy? Socrates hoàn toàn có thể nhịn ăn để chết, chọn thiếu thức ăn thay vì phải uống thuốc độc. Nhưng ông ta đã dành 30 ngày trong tù chờ đợi cái chết, không phải vì nghĩ chẳng may sẽ được tha tội, nhưng vì ông ta tuân theo luật lệ và dùng những ngày cuối cùng của mình thật hiệu quả, mang lại lợi ích cho bạn bè. Coi khinh cái chết nhưng lại sợ thuốc độc: có điều gì ngược đời đáng chê cười hơn thế?
Scribonia, một người đàn bà nguy hiểm, là bác của Drusus Libo. Cậu trẻ này thì điên khùng như cách cậu ta được sinh ra trong nhung lụa. Cậu ta cực kỳ tham vọng, hơn bất cứ người nào khác thời ấy, hay như cậu ta ở bất cứ thời đại nào khác (âm mưu tiếm quyền, bị phát hiện và bị xử tội chết). Cậu ta ốm yếu, và bị đưa từ tòa án nghị viện về trên kiệu (bạn nên biết cậu ta không được chú ý, tất cả họ hàng đều vô tình ngoảnh mặt với cậu, vì ở thời điểm ấy cậu ta bị đối xử như một người bệnh tật thay vì một kẻ bị cáo). Cậu ta tìm lời khuyên liệu có nên tự tử hay nên chờ. Scribonia đã nói với cậu: "Tại sao cậu phải làm việc không phải dành cho cậu?". Nhưng bà ta không thuyết phục được cậu. Cậu ta tự kết thúc, không một lý do. Và tôi nghĩ đó là một hành động đúng đắn, sau tất cả; vì khi một người biết chắc mình sẽ phải chết trong hai ba ngày tới theo mệnh lệnh của kẻ thù, thì chính việc tiếp tục sống mới là đang "làm việc của người khác".

Vậy nên, không một lời khuyên tổng quát nào có thể được áp đặt cho việc nên làm gì nếu cái chết đã ở rất gần, lại bởi một thế lực bên ngoài - rằng khi ấy, liệu ta nên tự kết thúc hay tiếp tục chờ đợi. Vì có rất nhiều những suy nghĩ có thể kéo ta theo hướng này hay hướng khác.
Nếu một bên là cái chết trong đau đớn và một bên là trong dễ dàng thoải mái, tại sao không chọn phương án sau? Nếu tôi sẵn sàng để khởi hành, tôi sẽ chọn một con thuyền; nếu tôi muốn chuyển sang một nơi khác, tôi sẽ chọn một ngôi nhà; giống như vậy, nếu tôi chuẩn bị chết, tôi sẽ chọn cách chết cho mình. Bên cạnh đó, cũng giống như sự kéo dài không khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp, nó cũng không khiến một cái chết trở nên tệ hơn. Với cái chết, thậm chí hơn cả với những thứ khác, chúng ta cần chấp nhận sự lựa chọn phù hợp với tính khí của bản thân. Hãy để một người chọn lấy cái chết theo cách anh ta muốn. Việc anh ta chọn bằng kiếm hay dây thừng hay thuốc độc, hãy để anh ta tự chủ động với nó để chấm dứt tình trạng không mong muốn của mình.
Một cuộc đời cần phải được cân đối không chỉ cho chính người đó mà cho cả những người khác; nhưng cái chết thì chỉ cần thoải mái cho chính bản thân anh ta mà thôi. Cái chết tốt đẹp nhất là cái chết theo ý nguyện. Thật ngờ nghệch khi nghĩ rằng: "Một người sẽ nghĩ tôi không hành động đủ dũng cảm; người khác sẽ nói tôi quá vội vàng; người khác nữa sẽ nói chết một cách khác thì chứng tỏ dũng cảm hơn". Hãy nhớ rằng, ít nhất trong trường hợp này, những suy nghĩ của người khác không có chút ảnh hưởng nào đến lựa chọn của bạn. Mục đích duy nhất của bạn là được giải thoát khỏi vận mệnh nhanh nhất có thể. Vì dù bạn có làm gì thì sẽ vẫn luôn có những người đánh giá một cách tiêu cực về hành động của bạn.
Bạn sẽ thấy nhiều người, ngay cả những triết gia tâm huyết, nói rằng một người không bao giờ nên sử dụng các cách bạo lực để kết thúc cuộc đời, vì điều đó theo họ là sai trái (Lời người dịch: mình nghĩ ở đây ý chỉ việc dùng bạo lực giết chính mình cũng được cho là giết người, tức là hành động một vài triết gia không chấp nhận). Họ nói rằng ta nên đợi đến cái kết thúc tự nhiên. Các vị ấy không nhận ra rằng họ thực ra đang chặn đường đến tự do. Trong những quy luật vĩnh hằng, điều này (có lẽ) là đúng đắn nhất: chúng ta chỉ có một cách để đến với cuộc đời, nhưng có rất nhiều cách để thoát khỏi nó. 

Chẳng lẽ tôi phải đợi chờ sự đau đớn của bệnh tật, hay sự dã man của kẻ khác, khi mà tôi có thể tự mình kết thúc những đau khổ, vượt thoát những bất hạnh, và rời bỏ tất cả? Đây cũng chính là lý do tại sao tôi không thể phàn nàn về cuộc sống: nó không trói buộc một người nào cả. Con người được đặt trong điều kiện rằng không ai thực sự phải chịu khổ, ngoại trừ vì chính ta chọn lựa chịu đựng chúng. Vì con đường giải thoát luôn nằm trong tay ta. Nếu bạn cảm thấy thích hợp, tiếp tục sống; nếu không, bạn có quyền lựa chọn trở về nơi bạn đã sinh ra.

Bạn thường chấp nhận rút máu để giải cơn đau đầu, và nhiều người thậm chí cắt mạch để giảm béo. Cũng chẳng cần một vết thương lớn để mở ngực. Chỉ một vết đâm nhỏ cũng đủ mở đường cho sự tự do tuyệt đối, hay một vết khía là có được sự thanh thản. Vậy, rốt cục thứ gì đã khiến ta chậm chạp lưỡng lự? Không một ai trong chúng ta nghĩ đến thời điểm ta phải rời trái đất này. Ta giống như những người tá điền, dù bị đối xử thậm tệ, vẫn quyết không đi vì tình yêu với mảnh đất và thói quen đã có cả cuộc đời. Bạn có muốn được tự do khỏi sự ràng buộc của thân thể? Hãy tập sống như thể bạn chuẩn bị rời khỏi nó. Luôn nhớ rằng một ngày bạn sẽ phải rời bỏ nơi cư trú này; như vậy bạn sẽ dũng cảm hơn để đối mặt với thứ mà thực ra bạn có muốn tránh cũng không thể tránh được.
Nhưng làm cách nào người ta có thể nghĩ về kết thúc của chính họ nếu đầu óc họ luôn bận rộn với mong muốn về mọi thứ khác chứ không phải cái chết? Trong khi thực tế không gì cần thiết hơn cho chúng ta cân nhắc. Vì những sự rèn luyện khác của chúng ta là không cần thiết (nếu ta chưa thể thực sự chấp nhận cái chết). Tâm trí ta đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với nghèo khổ, khi tài sản của ta vẫn còn đó. Ta đã tự chuẩn bị để có thể đối mặt và chịu đựng đau đớn, khi vẫn đủ may mắn để có một cơ thể khỏe mạnh, thứ khiến ta không cần phải chứng minh sự dũng cảm của mình. Ta đã tự đúc rút cho mình cách để có thể can đảm đối mặt với cái chết của người thân mà ta yêu quý, khi vận mệnh vẫn đang ưu ái họ. Nhưng chỉ với cái chết, và chỉ duy nhất nó, là ngày thử thách sự chuẩn bị của ta chắc chắn sẽ đến.

Bạn không cần phải cho rằng chỉ những người vĩ đại mới đủ mạnh mẽ để xóa bỏ sự nô lệ của con người. Bạn không cần phải nghĩ rằng chỉ có Cato mới có thể làm vậy, người đã dùng chính tay mình để móc ruột khi mà mũi kiếm tự đâm đã không đủ cướp đi mạng sống của ông ta. Những người rất tầm thường nhưng với một sự thúc đẩy mạnh mẽ cũng hoàn toàn có thể làm vậy. Khi không có một cách nào để chết trong thanh thản, khi họ không thể chọn lựa cách thức, họ sẽ chớp lấy bất cứ thứ gì gần họ, và bằng sức mạnh và ý chí biến chúng thành vũ khí khi chính bản thân chúng không có gì nguy hiểm. Gần đây ở một trường đấu, một trong những đấu sĩ người Đức vào nhà cầu khi đang chuẩn bị cho trận đấu buổi sáng - khoảng thời gian duy nhất anh ta không bị canh gác - đã lấy một cái gậy gắn miếng thấm vẫn dùng để lau dọn nhà xí, và nhét nó vào mồm đến tận cuống họng, để có thể chặn khí quản, và từ đó làm nghẹt hơi thở. Đó thực sự là một sự sỉ nhục cái chết. Đúng, đó không phải là một cách thức thanh lịch gì, nhưng cũng là một cách thức, và có lẽ thật ngu ngốc hay điên rồ khi cầu kỳ về cách chết!
Thật là một người dũng cảm! Anh ta xứng đáng có được quyền tự định đoạt số phận của mình. Sẽ còn hùng dũng thế nào nếu anh ta có thể dùng đến kiếm; hay dũng cảm thế nào nếu anh ta nhảy xuống từ những vách núi dựng đứng, hay xuống đáy biển sâu. Với không một mảnh dụng cụ, anh ta tự tìm thấy cách để giải thoát. Từ đó bạn có thể hiểu rằng chỉ có một thứ duy nhất có thể khiến ta trì hoãn cái chết: ý muốn của ta. Hãy để mỗi người có thể tự mình đánh giá hành động của con người sốt sắng đó, chỉ cần chúng ta đồng ý với nhau ở một điểm - rằng cái chết, dù trong cách thức đáng ghê tởm nhất, cũng vẫn hơn nô lệ, ngay cả sự nô lệ sạch sẽ nhất.
Vì tôi đã sử dụng một ví dụ từ những người mang thân phận thấp hèn, tôi sẽ tiếp tục với họ: mỗi người sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở chính bản thân mình nếu biết rằng những kẻ tầm thường nhất cũng có thể coi nhẹ cái chết. Ta cứ nghĩ rằng chỉ những Cato, Scipio, hay những người mà ta kính phục và cảm giác như người bình thường khó có thể học theo, mới có thể dũng cảm đến vậy; nhưng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy lòng dũng cảm đó hoàn toàn có thể được bộc lộ thường xuyên trong những trường đấu (với toàn nô lệ) giống như trong những người chỉ huy trận chiến (với toàn anh hùng). Không lâu trước đây, một chiến binh được sắp xếp cho trận đấu buổi sáng được đưa đến trên một chiếc xe ngựa vây quanh bởi lính gác. Gục đầu như thể đang ngủ say, cậu ta để đầu mình thấp dần thấp dần đến khi có thể kẹt nó trong những nan bánh xe, và gồng giữ cơ thể đủ lâu để bánh lăn đủ sức bẻ gãy cổ mình. Cậu ta đã dùng chính cái xe chở mình đi đến với sự trừng phạt để làm lối thoát cho mình.
Nếu thứ một người muốn là phá bỏ rào cản để đến với tự do thực sự, không gì có thể cản trở anh ta. Tự nhiên giữ chúng ta trong tù với không một bức tường ngăn cách. Nếu hoàn cảnh cho phép, ta có thể tìm cách nhẹ nhàng; nếu có nhiều dụng cụ trong tay để giúp ta hoàn thành công việc, ta có thể cân nhắc và chọn thứ nào ta cho là tốt nhất để giải thoát bản thân. Nhưng nếu một người trong tình huống gian nan, hãy để anh ta nắm lấy bất cứ thứ gì gần nhất và dễ có nhất, ngay cả nếu nó kỳ quặc hoặc chưa bao giờ được biết đến. Nếu bạn không thiếu dũng cảm, bạn sẽ không thiếu sáng tạo để tìm ra cách thức cho mình. Chẳng lẽ bạn không thấy ngay cả những kẻ nô lệ thấp kém nhất, khi phải chịu đựng sự đày đọa, đã tìm kiếm cách để qua mặt những người canh gác như thế nào! Một con người thực sự vĩ đại khi không những có thể tự ra lệnh cho mình phải chết, mà còn tìm ra cách thức thực hiện nó.
Nhưng tôi cũng đã hứa với bạn một vài ví dụ khác cùng loại. Trong giai đoạn hai của cuộc thủy chiến, một trong những kẻ hoang dã đã cắm mũi giáo được phát cho mình để giết kẻ thù vào cổ họng anh ta. "Tại sao ta không thể tự giải thoát cho mình", anh ta vừa nói vừa khóc, "khỏi những tra tấn, sỉ nhục này? Tại sao? Tại sao ta phải đợi chờ cái chết, khi trong tay ta là vũ khí?". Sự giãi bày ấy càng đáng kinh ngạc, vì người ta có thể học được rằng việc tự giết mình còn cao quý thiêng liêng hơn giết người.
Nếu những kẻ tầm thường và tội phạm còn có thể có tinh thần ấy, chẳng lẽ những người đã luôn chuẩn bị để đối mặt với vận mệnh, với những rủi ro bằng những bài luyện tập, bằng lý trí - thứ quyết định tất cả - lại không thể có nó? Lý trí dạy ta rằng có rất nhiều cách để thực hiện điều đó, nhưng kết quả đều giống nhau, và vì nó đằng nào cũng sẽ đến, việc kết thúc thời điểm nào đâu thực quan trọng. Lý trí cũng khuyên ta nên chết như cách ta muốn nếu ta có cơ hội, nhưng nếu không, hãy tìm bất cứ cách nào có thể, tận dụng bất cứ thứ gì ta có thể nghĩ ra, dù là bạo lực với bản thân mình. Việc lấy cắp thứ gì để phục vụ cuộc sống là sai trái, nhưng lấy cắp thứ gì để tự giải thoát thì không.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 After a long interval, I have seen Pompeii, your hometown. It took
me back within sight of my youth. I felt as if I could still do the
things I did there as a young man, and in fact as if it were only a short
while since I did them. 2 Lucilius, we have skirted the shores of life.
When one is at sea, as our poet Virgil says, “lands and cities drop
away”;* and it is just the same with us on this voyage of speeding
time. First we lose sight of our childhood, then of our youth, then
of the entire interval between youth and age, and then of the best
years of old age as well. Finally there comes into view that ending
shared by the entire human race. 3 We think it is a rock—but that’s
insane: it is the harbor. Sometimes we need to steer for it, but never
away from it. One who has been carried there early in life should not
complain any more than a sailor whose voyage has gone quickly. For
as you know, one traveler is held back by lazy winds that play games
with him and weary him with the boredom of a completely fl at calm;
another is driven swiftly on by an ungovernable gale. 4 Imagine the
same thing happening to us. Life rushes some people toward where
we are all headed, no matter how we try to delay; others it leaves to
steep and simmer.
As you know, life is not always something to hang on to. Our
good does not consist merely in living but in living well. Hence the
wise person lives as long as he ought to, not as long as he can. He
considers where he will be living, and how, and with whom, and
what he will be doing. He is always thinking about the quality of his
life, not the quantity. 5 If he encounters many hardships that banish
tranquility, he releases himself.* Nor does he do so only in the
extremity of need; rather, as soon as he begins to have doubts about
his fortunes, he makes a careful assessment to determine whether
it is time to quit. It is a matter of indiff erence to him whether he
brings things to an end himself or only accepts the end that comes, and whether it happens later or sooner. He does not fear that end as
if it were some terrible loss: no one can lose much when what he has
is only a driblet. 6 Whether one dies sooner or later is not the issue;
the issue is whether one dies well or badly. And dying well means
that one escapes the risk of living badly.
For that reason I think it was quite unmanly what that fellow
from Rhodes said, the one who had been thrown into a cage by a tyrant
and was being fed like some wild animal.* When someone urged
him to stop eating, he replied, “While life endures, all hopes remain.”
7 Even if that is true, life is not worth buying at every price. Some
things may be important—may even be certain of attainment—and
yet I would not attain them through a base admission of weakness.
Am I to think that fortune can do everything to a person as long as
he remains alive? Rather, fortune can do nothing to a person as long
as he knows how to die.
8 And yet there are times when even if certain death awaits and he
knows that his sentence has been predetermined, he still will not lend
a hand in his own execution. Only if it were in his interests would
he do so. It is foolish to die merely through fear of death. Someone
is coming to kill you? Wait for him. Why the rush? Why are you the
stand-in for someone else’s cruelty? Do you begrudge your executioner
his task? Are you sparing him the trouble? 9 Socrates could
have starved himself to death, choosing lack of food over the poison.
Yet he spent thirty days in prison waiting for death, not because he
thought that anything might still happen (as if such a long time had
room for many possible outcomes), but so that he might submit to
the laws and give his friends the benefi t of Socrates’ last days.* To
despise death but fear poison: what could be more foolish?
10 Scribonia, a serious woman, was the aunt of Drusus Libo, a
young man who was as stupid as he was wellborn.* He was very ambitious,
more so than anyone could be in that period, and more than
he should have been in any period. He was sick, and had been carried
from the Senate in his litter. (Mind you, he was not well attended!
All his relatives had shamelessly deserted him, for by that point he
was the deceased rather than the defendant.) He then began to take
counsel whether he should commit suicide or whether he should
wait. Scribonia said to him, “Why does it please you to do another’s business?” She did not persuade him; he laid hands on himself, and
not without reason. For when one is bound to die in three or four
days at an enemy’s behest, then remaining alive is doing another’s
business. 11 Th erefore you may not be able to make any overall pronouncement
about what to do when death is predetermined by an
external power, whether to go ahead with it or wait. For there are
many considerations that could draw you in one direction or the
other.
If one is a death with torture and the other easy and uncomplicated,
why not put out your hand and take the latter? If I were
getting ready to sail, I’d pick out a ship; if I were getting ready to
move in somewhere, I’d pick out a house; just so, if I were about to
die, I would choose my manner of death. 12 Besides, in the same way
as long duration does not of itself make life better, so long duration
does make death worse. In death, even more than in other things, we
ought to make allowances for temperament. Let a person make his
exit according to his own inclination. Whether he prefers the sword
or the noose or some poison that spreads through the bloodstream,
let him go forward with it and break the bonds of servitude.
A person’s life should be pleasing not only to himself but also to
others; his death need only please himself. Th e best death is the one
he prefers. 13 It is foolish to think, “One person will say I did not act
courageously enough; a second will say I was too rash; a third will say
another kind of death was braver.” Remember, if you will, that reputation
has no bearing on the decision you now have in hand. Th ere
is only one consideration: to escape fortune’s grasp as quickly as you
can. Otherwise you will have people showing up to raise objections
to your action.
14 You will fi nd some people, even some committed philosophers,
who say that one should never take violent measures against one’s
own life, feeling that it is wrong to become one’s own murderer. Th ey
say one should wait for the end that nature has decreed.* Th ose who
say this do not realize that they are blocking the road to freedom.
Of all the things the eternal law has done for us, this is the best: we
have one way into life, but many ways out. 15 Am I to wait for the
cruel action of disease, or of a person, when I could pass through the
midst of my torments, shake off my adversities, and depart? Th is is the one reason why we cannot complain about life: life does not hold
anyone by force. Th e human condition is well situated in that no one
is miserable except by his own fault. If it suits you, live; if not, you are
allowed to return to where you came from.
16 You have often endured bloodletting in order to relieve a headache;
people sometimes sever a vein as a way of losing weight. Th ere
is no need of a huge wound that splits open the chest. A lancet opens
the way to that great freedom; a nick buys your tranquility. What is
it, then, that makes us idle and reluctant? Th ere is not one of us who
thinks of the time when he must leave this apartment. We are like
aging tenants, who even when mistreated still allow themselves to
be detained by habit and by their fondness for the place. 17 Do you
want to be free as concerns your body? Dwell in it as one who will
move on. Keep in mind that you must someday be deprived of this
habitation; you will then face your eviction more courageously.
But how can people take thought for their own end if they desire
all things without end? 18 We need rehearsal for this more than
anything else. With other things, we will perhaps turn out to have
practiced them in vain. We have prepared our minds against poverty,
and our wealth has remained. We have steeled ourselves to disregard
pain and have been lucky enough to have sound and healthy bodies
that never demanded any proof of our courage. We have taught
ourselves to be brave in facing the loss of those we love, and fortune
has kept our loved ones alive. Yet for this, and this alone, the day that
will put our preparations into eff ect cannot fail to come.
19 You need not suppose that only great men have been strong
enough to break the bonds of our human slavery. You need not think
that it can only be done by Cato, who extracted with his hand the
breath that his dagger had not released.* People of the lowest rank
have managed by extreme eff ort to escape to safety. When they were
not accorded any convenient way of dying, and could not choose
the means of death to suit them, they seized whatever was at hand,
and by forcible endeavor made things into weapons that were not
dangerous by nature. 20 Recently at the wild-animal games, one of
the Germans went off to the latrine during the preparations for the
morning show*—it was the only private moment he had without a
guard—and there took the stick with a sponge attached that is put
there for cleaning the unmentionables and stuff ed the entire thing down his throat, closing off his airway. Th at was indeed off ering
insult to death. He went right ahead, unsanitary and indecent as it
was: how stupid to be fussy about one’s way of dying!
21 What a brave man! He was worthy to be granted a choice in
his fate. How boldly he would have used a sword; how courageously
he would have thrown himself over some jagged cliff , or into the
depths of the sea! With no resources from anywhere, he still found
a way to provide his own death, his own weapon. From this you
may know that there is but one thing that can delay our dying: the
willingness. Each of us may decide for himself as to the merits of
this ferocious man’s deed—so long as we all agree that death, even
the most disgusting, is preferable to slavery, even the cleanest slavery.
22 Since I have started using unsavory examples, I’ll keep on with
it: each person will demand more of himself if he sees that even the
most contemptible people could hold this thing in contempt. We
think that the Catos, the Scipios, and the others whose deeds we
habitually admire have been elevated beyond imitation; yet I will
now demonstrate that such courage is exemplifi ed just as often in the
wild-animal games as in leaders of the Civil War.* 23 Not long ago,
a man consigned to the morning spectacle was being conveyed there
in a wagon surrounded by guards. Feigning sleepiness, he let his head
sink lower and lower until he could get it between the spokes of the
wheel, and then held himself down against his seat long enough for
the wheel to come around and break his neck. Th us he used the very
wagon that was carrying him to punishment as his means of escape.
24 If what one wants is to break free and get away, there is nothing
to prevent that. Nature keeps us in a prison without walls. If
circumstances permit, we may look about for a gentle way out; if
there are many instruments at hand with which to assert our claim
to ourselves, we may ponder the matter and choose the best means
of liberation. But if a person is in a diffi cult situation, let him seize
on whatever is nearest and think that best, even if it is strange and
unheard of. Ingenuity will not fail him if only determination does
not. 25 Don’t you see how even very watchful guards can be deceived
by the meanest of chattel slaves, once pain goads them into action?
Th e great man is not the one who merely commands his own death
but the one who actually fi nds a death for himself.
But I promised you some more examples from the same off ering. 26 During the second staged naval battle, one of the barbarians took
the lance he had been given to use against his opponent and sank the
whole of it into his own throat. “Why did I not escape long ago,” he
cried, “from every torment, every ridicule? Why? Why am I waiting
for death when I have a weapon?” It made the show more worth
watching, since from it people learn that dying is more honorable
than killing.
27 Well, then. If desperate characters and criminals have such
spirit, won’t people also have it who have been prepared against misfortune
by long practice and by reason, the ruler of all things? Reason
teaches us that there are many ways of getting to our fate, but that
the end is the same, and that since it is coming, it does not matter
when it begins. 28 Th at same reasoning advises you to die in the way
you prefer if you have that opportunity, but if not, to do so in whatever
way you can, grasping any available means of doing violence to
yourself. It is wrong to steal the means of living, but very fi ne to steal
the means of dying.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: