Thêm một lần nữa nghĩ về sự trong sáng của Tiếng Việt…
Cả ngày nay 29/6/2017, từ khóa thuộc dạng hot trend bậc nhất tại Việt Nam chính là “ Mở lon Việt Nam”. Thực chất bạn phải nghe một cách đầy đủ và chính xác là “Mở lon Co ca- co la Việt Nam để trúng thưởng” và được gọi tắt nhằm biến nó thành một câu slogan dễ nhớ và ấn tượng hơn là “Mở lon Việt Nam”.
Ngay lập tức, đại diện Cục Văn hóa Cơ sở đã lên tiếng tuýt còi và ra văn bản cấm Cocacola sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam” trên với lý do sử dụng ngôn từ chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục nước nhà, từ ngữ dễ dẫn đến các liên tưởng, suy diễn mang tính chất thiếu đứng đắn, đặc biệt lại đi cùng với tên của một quốc gia là điều không chấp nhận được.
Sau đó, Cocacola đã có hành động sử sai bằng cách thay câu slogan trên thành “ Cơ hội trúng vàng hàng  ngày” – một mô típ quen thuộc đến cả mấy chục năm trong ngành quảng cáo. Bạn bè tôi và nhiều người khác (phản ứng trên facebook, trên các diễn đàn báo chí, mạng xã hội nói chung…) đa phần đều coi đều coi đây như một câu chuyện cười vào ngày cuối tuần vậy. Vì sao ư? Vì gần như rất ít ai có thể nghĩ đến việc một câu “Mở lon Việt Nam” lại có thể có ý nghĩa gì tồi tệ chưa chưa bàn đến gây ra hậu quả ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục theo một cách khá nặng nề mà đại diện Cục Văn hóa cơ sở đưa ra với báo giới. Thậm chí đến lúc người viết gõ những dòng này, vẫn chưa có một nhà ngôn ngữ học hay diễn giả nào phát biểu ý kiến về vụ việc này.
“Mở lon Việt Nam” nghe khá lạ, và người viết đồng ý với phát biểu của phía Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch rằng việc ghi như vậy, có sử dụng tên quốc gia đi cùng mà không có phần bổ nghĩa chính xác hơn trong câu như “Mở lon ở Việt Nam”, “Mở lon Cocacola Việt Nam”, vân vân nhiều ví dụ khác. Bạn hãy nhớ lại nhé việc một câu tiếng Việt được truyền thông, quảng cáo nhiều mà không có ý nghĩa, dù đọc lạ tai, dễ nói vẫn sẽ khiến cho nhiều người trở nên dễ dãi trong việc suy nghĩ và sử dụng câu từ - điều mà Tiếng Việt coi là hết sức cấm kỵ (theo quan điểm của người viết). Sẽ có ý kiến cho rằng co gì đâu mà làm to chuyện thì xin thưa rằng, khi bạn nói tên đất nước của mình trong một câu vốn khó hiểu và không đầy đủ nghĩa, và nhiều người xung quanh bạn cũng nói nói như vậy thì tinh thần yêu nước, sự trân trọng với cái tên của dân tộc sẽ bị nhạt nhòa dần và về sau sẽ có nhiều hãng, đơn vị coi việc đặt những câu slogan tương tự như Cocacola từng làm là bình thường. Hãy nhờ rằng bên cạnh nhiều người cười nhạo chuyện này thì vẫn có những cá nhân phản đối rất thẳng thắng bằng các ý kiến comment của mình. Văn hóa hay thuần phong mỹ tục là một phạm trù khó để định hình nhưng không phải như vậy mà cái gì ta cũng cho là tiếp nhận được, tên quốc gia, tên tổ quốc của mình thì việc trân trọng, mỗi lẩn gọi tên là một sự thiêng liêng của mỗi người, nhất là đối với hình ảnh truyền thông.
Nói đi cũng phải nói lại, việc Cục Văn hóa cơ sở ban đầu cho ý kiến rằng “Mở lon Việt Nam” mà viết thành “Mo lon Viet Nam” thì rất dễ bị suy diễn tiêu cực thì người viết thấy cũng là nguyên nhân khiến cộng đồng mạng phản ứng cười chê. Điều đó cho thấy dù với quyết định về một sự việc là đúng (người viết một lần nữa ủng hộ việc phạt về câu slogan trên) song nếu phía chính quyền không đưa ra những luận giải xác đáng, dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật (vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo về sử dụng ngôn từ) và xét về mặt tinh thần tự tôn dân tộc là sử dụng hai tiếng Việt Nam như Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch làm sau này thì rất có thể việc sử phạt sẽ bị sư luận lèo lái sang một hướng phê phán các hoạt động của cơ quan quản lý về văn hóa.
Dư luận rất dễ bị dẫn dắt và người viết nghĩ đây cũng là một kinh nghiệm, bài học cho công tác truyền thông về việc chấn chỉnh hoạt động văn hóa, quảng cáo của nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Trong đó, là doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam, đã vào nhà thì tốt nhất nên “nhập gia tùy tục”, tôn trọng văn hóa, con người, đặc biệt là TÊN của đất nước mà họ đến.