Bạn đúng không có nghĩa là tôi sai , chỉ là bạn chưa nhìn cuộc sống từ vị trí của tôi thôi.


Khái niệm đúng hoặc sai vốn dĩ đã là một khái niệm tương đối trìu tượng. Một sự việc có thể là đúng với một người tại một thời điểm song vẫn có thể là sai với một người khác tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi người . Lấy ví dụ nhé , việc ăn trộm đối với phần đa số người là một hiện tượng sai trái , là vi phạm các chuẩn mực đạo đức . Nhưng trong trường hợp của tên trộm khi mà anh ta không có trình độ học vấn , gia cảnh bần hàn , lại có mẹ già bệnh nặng ốm yếu thì đi ăn trộm là giải pháp đúng đắn nhất mà tên trộm có thể nghĩ ra .Trong trường hợp đó , tên trộm đã cho rằng việc đi ăn trộm của mình là đúng đắn . Qua đó ta có thể thấy đúng hay sai tùy thuộc vào trình độ nhận thức , tư duy và hoàn cảnh của mỗi người . Mỗi người đều có nững quan điểm riêng , chúng ta không có quyền phán xét những quan điểm nhận thức ấy của người khác khi bản thân những  điều mà chúng ta cho là đúng vẫn chỉ là những quan điểm của cá nhân chúng ta. Đến đây , chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến " pháp luật " - thứ vẫn luôn quyết định hành động của mỗi cá nhân là sai hay đúng . Để trả lời thắc mắc của các bạn , chúng ta phải hiểu :
Vậy luật pháp là gì ?
Luật pháp có thể coi là một loạt những quan điểm được đa số mọi người đông tình và ủng hộ qua nhiều quá trình xem xét và sửa đổi . Như tôi đã nói, khái niệm đúng hay sai tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người , nhưng nếu ai cũng cho là bản thân mình đúng , ai cũng làm việc dựa trên suy nghĩ của riêng mình thì mọi thứ sẽ không còn sự liên kết , không còn có thể tồn tại những cộng đồng - thứ con người chúng ta đã tiến hóa để có được .Luật pháp cũng có thể được coi là một khái niệm tương đối khi nó hình thành dựa trên những tiền đề mang tính chất tương đối.  Vậy nên , pháp luật được dựng lên đơn giản để gìn giữ trật tự trong xã hội. Những người không theo pháp luật được coi là không phối hợp với quan điểm đúng đắn của một tổ chức, xã hội và cần được cải tổ , giáo dục lại hoặc "đào thải". Có thể họ không sai theo quan điểm của họ , nhưng họ sai so với quan điểm chung được mọi người thừa nhân. Điều này lại dẫn đến một sự vô lý khi rất nhiều người thương quan niệm : " Sống hãy là chính mình ". Được rồi , vậy trước hết ta cần hiểu
Chính mình là gì ?
Chính mình , một lần nữa , lại là một quan điểm không rõ ràng . Theo cách hiểu của tôi , là sống theo quan điểm mà ta tin tưởng . ta góp nhặt được qua những cuốn sách self-help , qua những trải nghiệm của riêng mình . Nói thật thì ta lớn lên và học tập qua từng ngày, từng ngày ta học được cho mình những kiến thức đã được các nhà khoa học tiền nhiệm  minh chứng , ta học được những bài học đã được những người khác trải nghiệm và đúc kết lại . Vậy , chính mình chẳng phải cũng chỉ là một bản tổng hợp lại và tự đúc kết thêm cho mình những quan điểm thôi sao ? Tất nhiên , ai cũng có quyền sống theo những triết lí , ý nghĩ mình cho là đúng dắn, những để có thể hòa nhập với một cộng đồng ,ta phải học cách kiềm chế lại những quan điểm của mình và thu nhận thêm những quan điểm chung. Bởi không một loài động vật nào có thể sống mà thiếu những cá thể cùng loài khác . Con người chúng ta cũng vậy khi trong cái tập hợp mang tên xã hội này thì mọi người đều có nhiệm vụ riêng , chức vụ riếng để cùng nhau duy trì và phát triển nó. Ai cũng cần phải thay đổi , nhưng chúng ta cũng không nên quá để ý đến những quan điểm mang tính tiêu cực hướng vào mình mà hãy cố gắng chỉ nhận những quan điểm tích cực để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Tóm cái váy lại
Bài viết này được viết xong vào lúc 00:08 bởi một con bé lớp 8 miệng còn hôi sữa muốn chia sẻ một quan điểm của mình . Vì đây chỉ là một quan điểm của mình và mình không có ý định áp đặt quan điểm này lên bất kỳ ai cả nên làm ơn đừng ném đá mình nhé . Mình rất tôn trọng các ý kiến đóng góp một cách văn minh nên đừng ngại góp ý cho mình nhéeeeee . 
                                                                              7/4/21 Hn
                                                                            concakhongbietboi